Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên.
Diện tích: 114,79 km2.
Dân số: khoảng 243.957 ngƣời (năm 2011)[13]
Gia Lâm đƣợc xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lƣợc ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đƣờng ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đƣờng Hà Nội - Hƣng Yên; đƣờng 181...; đƣờng thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đƣờng sắt ngƣợc lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng. Trên địa bàn huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thƣơng mại đƣợc hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phƣơng trong và ngoài nƣớc nhƣ làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thƣơng mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lƣu hàng hoá hiện nay và và trong tƣơng lai. Gia Lâm từ 2012 đến nay các ngành kinh tế của huyện Gia lâm đã có sự chuyển biến tích cực. Ngành nông nghiệp
đã có nhiều tiến bộ theo hƣớng thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ cao, ngành dịch vụ đã có bƣớc phát triển toàn diện và ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Trong mấy năm gần đây, Gia lâm đã chú ý đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển có hiệu quả kinh tế của từng ngành.Bên cạnh những bƣớc phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm đối mặt với những thách thức nhƣ: thất nghiệp, mất cân đối về phát triển kinh tế, tệ nạn xã hội đặc biệt làtội phạm về ma túy và hoạt động cai nghiện ma túy.
Thực trạng nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm có diễn ra hết sức phức tạp. Mặc dù các lực lƣợng chức năng đã đấu tranh, tấn công quyết liệt nhƣng tại các tuyến, các địa bàn trọng điểm, hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy từ bên ngoài vào địa phƣơng vẫn rất đang lo ngại. Đặc biệt là tại các địa bàn thuộc các vùng giáp ranh nhƣ Long biên và tỉnh Hƣng Yên, tỉnh Bắc Ninh. Phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt và sử dụng vũ khí chống đối quyết liệt hơn.
Trong năm 2018, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm đƣợc kiềm chế và giữ ổn định, không phát sinh các điểm, tụ điểm phức tạp mới. Tính đến tháng 06/2018 toàn huyện có 298 ngƣời nghiện trong đó số ngƣời nghiện có mặt tại cộng đồng là 211 ngƣời, vắng mặt tại cộng đồng 7 ngƣời, số ngƣời đang chấp hành cai nghiện tại các trung tâm là 51 ngƣời, số ngƣời nghiện đang ở các trƣờng trại là 29 ngƣời.
Độ tuổi ngƣời nghiện ma túy rất trẻ, từ 18-25 tuổi chiếm 69,37%. Dự báo trong thời gian tới, nếu không có biện pháp quyết liệt thì số ngƣời nghiện ma túy sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt trong thanh thiếu niên, công nhân, viên chức và ngƣời lao động. Số ngƣời nghiện ma túy tổng hợp, số ngƣời nghiện ma túy bị nhiễm HIV, số ngƣời phạm tội về mua bán trái phép chất ma túy với số
lƣợng lớn, quy mô lớn ngày càng tăng và mang tính phức tạp. Tệ nạn ma túy sẽ là một gánh nặng lớn cho xã hội và không chỉ là vấn đề tệ nạn, trật tự an toàn xã hội mà nó trực tiếp ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia.
Theo thống kê của phòng LĐ – TB và XH huyện Gia Lâm thì số ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phƣơng trong giai đoạn từ năm 2012 đến 6/2018 nhƣ sau:
Bảng 2.1: Số lượng người nghiện và tỉ lệ tăng người nghiện trong giai đoạn 2012– 2017
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số ngƣời
nghiện 433 221 228 194 199 298 Tỉ lệ (%) 100 51 53 45 46 69
(Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)
Biểu đồ 2.1: Thực trạng số người nghiên trên địa bàn từ 2012 – 2017
(Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)
Trong giai đoạn 2012-2015 tình hình đối tƣợng nghiện có xu hƣớng giảm dần tuy nhiên đến năm 2017 lại có biểu hiện tăng lên, theo đánh giá do công tác quản lý địa bàn huyện về cơ bản đã đảm bảo sự chặt chẽ, việc tổ chức lập hồ sơ đƣa đối tƣợng nghiện đi cai nghiện bắt buộc đạt tỉ lệ tƣơng đối cao, đối tƣợng nghiện còn ở tại cộng đồng đã đƣợc hạn chế và tình trạng lôi
kéo thêm nhiều đối tƣợng nghiện mới không xảy ra phổ biến. Trong giai đoạn2016- 2017, đƣợc sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền huyện, việc lập hồ sơ đƣa đối tƣợng nghiện đi cai nghiện bắt buộc tiếp tục thực hiện tốt hơn, hạn chế đối tƣợng nghiện ở tại cộng đồng làm giảm phát sinh ngƣời nghiện mới tuy nhiên tỷ lệ ngƣời nghiện lại có chiều hƣớng đi lên. Đây là một cảnh báo về hiệu quả của công tác phòng chống ma túy đang có những diễn biến mới cần có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Nguyên nhân có thể do chấm dứt thực hiện Đề án sau cai nghiện, các đối tƣợng này trở về cộng đồng tái nghiện và lôi kéo thêm nhiều đối tƣợng nghiện mới.
Bảng 2.2: Đặc điểm của người nghiện trong giai đoạn 2012-2017
Độ tuổi Trình độ văn
hóa Nghề nghiệp Giới tính
Dƣới 18 0.62% Mù chữ 2.75% Không nghề nghiệp 81.25% Nam 97,2% 18-25 68.75% Cấp I 15% 26-35 30% Cấp II 59.75% Có nghề nghiệp 18.75% Nữ 2,8% Trên 35 0.63% Cấp III 22.5%
(Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)
Về độ tuổi phần lớn là độ tuổi trẻ (18-25), trình độ học vấn thấp, hơn nửa chỉ học cấp II, đặc biệt có đến 2,75% mù chữ và phần lớn đều không có nghề nghiệp[24]. Những đối tƣợng này nếu không đƣợc quan tâm giáo dục kết hợp với sự lôi kéo của môi trƣờng xã hội không tốt sẽ dẫn đến tham gia vào tệ nạn xã hội là hút chích ma túy.
Tệ nạn nghiện ma túy do các nguyên nhân
+ Huyện Gia lâm là một huyện nằm trong trục đƣờng giao thông chính nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, sự phát triển kinh tế thu hút lƣợng lớn lao động nhập cƣ đến địa phƣơng làm ăn và sinh sống và học tập, điều này cũng kéo theo các tệ nạn xã hội phát triển theo, trong đó tệ nạn nghiện ma túy là một trong những vấn đề nổi trội.
+ Nguồn cung cấp ma túy vẫn còn nhiều do lợi nhuận cao nên giới tội phạm ma túy bất chấp mọi hình phạt để thực hiện việc buôn bán ma túy.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác quản lý địa bàn, tổ chức theo dõi, giúp đỡ ngƣời nghiện cai nghiện tại cộng đồng còn hạn chế, chƣa thực hiện đƣợc đúng các quy định của pháp luật.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại ma túy còn hạn chế nên ý thức pháp luật của nhân dân còn môt số hạn chế, một số đối tƣợng thiếu sự giáo dục của gia đình, bỏ học, thất học, đua đòi, bị lôi kéo vào con đƣờng sử dụng ma túy.
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách QLNN về cai nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm