Đối với công tác sau cai nghiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 83)

Triển khai thực hiện Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Ngị định

111/2013/NĐ-CP; Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010 về công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, công tác cai nghiện ma túy tại gia định, UBND huyện Gia Lâm đã giao cho phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành Quy chế quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm và quyết định thành lập Hội đồng tƣ vấn về xét duyệt đƣa những ngƣời đã hoàn thành thời gian cai nghiện bắt buộc chuyển sang quản lý giai đoạn sau cai nghiện tại trung tâm. Hội đồng do phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng, Trƣởng phòng LĐ – TB và XH làm thƣờng trực, các thành viên gồm lãnh đạo Công an huyện, Phòng Tƣ pháp, Phòng Y tế, Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện.

Thực hiện xong công tác tuyên truyền, giáo dục, các cấp, ngành tiến hành các thủ tục pháp lý để họp xét đƣa đối tƣơng sang quản lý giai đoạn sau cai nghiện. Những ngƣời sắp hết thời gian cai nghiện bắt buộc trung tâm cử cán bộ đến từng địa phƣơng để xác minh hoàn cảnh gia đình đối tƣợng để xác định xem nếu đối tƣợng này tái hòa nhập cộng đồng thì có thể tìm đƣợc công ăn việc làm, có sự giúp đỡ của các ngành, các cấp không để từ đó củng cố hồ sơ đề nghị đƣa vào quản lý sau cai nghiện tại địa phƣơng. Trong quá trình thực hiện đề án địa phƣơng đã lập hồ sơ đề nghị đƣa 41 ngƣời đã cai nghiện chuyển sang giai đoạn sau cai nghiện tại trung tâm theo đúng trình tự và thủ tục quy định

Bảng 2.9: Tình hình sau cai nghiện trên địa bàn huyện Gia Lâm

2014 2015 2016 2017

Số ngƣời sau cai nghiện 63 80 56 78 Hoàn thành quản lý sau cai

nghiện tại nơi cƣ trú

22 19 18 28

Tái nghiện, đƣa đi cai nghiện 31 26 34 29 Số hoàn thành chƣơng trình cai

nghiện đƣợc 2 năm

Năm 2014, số ngƣời sau cai nghiện đạt là 63 ngƣời trong đó hoàn thành quản lý sau cai nghiện chỉ đƣợc 22 ngƣời và đối tƣợng tái nghiện và đƣa đi cai nghiện bắt buộc lên đến 31 ngƣời. Năm 2015 số ngƣời sau cai nghiện tăng đột biến tạo ra những thách thƣc không nhỏ trong công tác hòa nhập cộng đồng và phòng chống tái nghiện. Giải quyết các vấn đề phát sinh huyện Gia Lâm đã có những giải pháp điều chính kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy bằng việc giảm số ngƣời sau cai nghiện nhƣng tăng tỷ lệ thanh công đối với ngƣời cai nghiện ma túy. Năm 2017 đã đạt đc số ngƣời hoàn thành chƣơng trình cai nghiện sau 2 năm là 41 ngƣời. Đây là thành công bƣớc đầu của huyện trong công tác cai nghiện ma túy và là tiền đề cho công tác này trong những năm tới. Bƣớc đầu đã tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức trong những ngƣời đã cai nghiện sắp chuyển sang giai đoạn sau cai nghiện cũng nhƣ sự đồng thuận trong các cấp, các ngành khi triển khai và thực hiện công tác sau cai nghiện.

Bảng 2.10: Tình hình hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội đối với người cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm

Tiêu chí 2014 2015 2016 2017

Số ngƣời đƣợc dạy nghề 0 0 0 0 Số ngƣời đƣợc tạo việc làm 4 3 1 1 Tổng số tiền đƣợc hỗ trợ tái

hòa nhập cộng đồng/ triệu đồng

70 55 20 20

(Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)

Huyện Gia Lâm trong khoảng thời gian từ 2014 - 2017 cho thấy không có chuyển biến về công tác dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy. Số ngƣời đƣợc hỗ trợ tài chính trong tạo việc làm cũng không duy trì nhƣ năm 2014 có đến 4 ngƣời đƣợc hỗ trợ đến 70 triệu đồng nhƣng đến 2017 chỉ có 1 trƣờng

hợp với mức vỗn là 20 triệu đồng. Việc tạo việc làm và hỗ trợ tạo việc làm chƣa đƣợc thực hiện. Lý do xuất phát từ chính thực tế tại địa phƣơng chƣa có một cơ sở đào tạo nghề cho các đối tƣợng xã hội. Huyện chƣa có một cơ chế phối hợp với các cơ sở kinh doanh trong hoạt động cai nghiện ma túy dẫn đến nguồn lực địa phƣơng hạn chế.

Bên cạnh những kết quả ban đầu còn có những hạn chế như

-Công tác chuẩn bị chƣa đƣợc tốt về cả công tác xây dựng ban hành văn bản cũng nhƣ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức, quản lý ngƣời sau cai nghiện.

-Mô hình lao động sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời sau cai nghiện chƣa đƣợc tổ chức, chƣa có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác sau cai nghiện cũng nhƣ chế độ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào địa phƣơng để sử dụng nguồn lao động này.

-Công tác tuyên truyền, vận dộng để các ngành, các cấp cũng nhƣ các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng về sự cần thiết và tác dụng của việc thực hiện Đề án sau cai nghiện chƣa đƣợc tốt nên khi thực hiện còn một số xã chƣa nắm rõ dẫn đến một số trƣờng hợp thắc mắc, khiếu nại của gia đình của ngƣời chuyển sang quản lý sau cai nghiện khi triển khai thực hiện.

Công tác quản lý sau cai nghiện theo mô hình phân công tổ chức, đoàn thể, cá nhân quản lý, giúp đỡ

Số cán bộ đƣợc phân công, quản lý, giúp đỡ đối tƣợng: 158 ngƣời. Trong đó: thành viên đội thuộc các ban, ngành là: Công an xã 52 ngƣời, Hội phụ nữ 7 ngƣời, Hội cựu chiến binh 17 ngƣời, các ban ngành đoàn thể khác và quẩn chúng nhân dân 82 ngƣời.

100% đối tƣợng quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú đều có quyết định phân công quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú. Ngƣời đƣợc phân công là tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện tại các xã, thị trấn, Cán sự

phòng, chống tệ nạn xã hội các xã, thị trấn và các Hội, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ ngƣời sau cai nghiện, có trách nhiệm nắm bắt, theo dõi, đánh giá quá trình sau cai nghiện của đối tƣợng tại địa phƣơng. Thƣờng xuyên báo cáo kết quả phân công quản lý, giúp đỡ ngƣời sau cai nghiện ma túy tại nơi cƣ trú về Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy và mại dâm của xã, thị trấn.

Ngƣời sau cai nghiện ma túy tại nơi cƣ trú đều đƣợc gia đình, địa phƣơng tạo điều kiện hỗ trợ việc làm để có thu nhập nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình. Trên địa bàn huyện đa số đối tƣợng sau cai nghiện về các nghề làm ruộng và có thêm nghề phụ là thợ xây, thợ điện…

Ban chỉ đạo phòng chống ma túy, phòng chống AIDS và tệ nạn mại dâm các xã, thị trấn thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình trên địa bàn. Đối với những ngƣời đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú không tái nghiện đều đƣợc cấp giấy chứng nhận hoàn thành sau cai nghiện theo đúng quy định.

Phòng LĐ-TB và XH phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên với các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động - Xã hội, Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý ngƣời nghiện.

 Đội hoạt động xã hội tình nguyện năm 2017

- Số ngƣời đƣợc tuyên truyền vận động :150 ngƣời

- Số ngƣời đƣợc tƣ vấn trực tiếp: 150 ngƣời

- Số ngƣời đƣợc tình nguyện viên quản lý, giúp đỡ: 158 ngƣời

- Số ngƣời ký cam kết không vi phạm tệ nạn ma túy:140 ngƣời

- Số tin thƣ cung cấp cho lực lƣợng công an: 28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 83)