Về tổ chức và bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 60)

Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội huyệnlà cơ đơn vị trực thuộc UBND huyện Gia Lâm có chức năng tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện quản lý, chỉ đạo công tác cai nghiện phục hồi cho các đối tƣợng nghiện ma túy trên địa bàn huyện. Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đƣợc thành lập năm 2004 trên cơ sở phòng chống tệ nạn xã hội, lúc đầu có 11 cán bộ, với bộ máy lãnh đạo gồm 01 Trƣởng phòng và 02 Phó trƣởng phòng với những nhiệm vụ nhƣ sau

-Thƣờng xuyên nắm tính hình, đề ra biện pháp, chƣơng trình kế hoạch (hàng năm và dài hạn) và các dự án về phòng chống tệ nạn nghiện ma túy trên

địa bàn huyện để tham mƣu cho Trƣởng phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội trình UBND huyện phê duyệt.

-Tổ chức và phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan trong việc thực hiện các chƣơng trình, dự án , kế hoạch đã đƣợc duyệt.

-Hƣớng dẫn về nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá tình hình phòng chống tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn huyện; thực hiện kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất cho các cơ quan quản lý cấp trên.

-Phối hợp các cơ quan, đoàn thể liên quan đến tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tệ nạn nghiện ma túy. -Tổ chức, phối hợp với các ngành chức năng nắm bắt tình hình, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, triệt phá các ổ nhóm tệ nạn ma túy.

-Tham mƣu Trƣởng phòng Lao động Thƣơng binh và XH quản lý công tác giáo dục, chữa trị, cai nghiện, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và tạo việc làm phù hợp cho các đối tƣợng tại trung tâm cai nghiện.

-Thống nhất quản lý các nguồn kinh phí sự nghiệp phòng chống tệ nạn xã hội đƣợc giao; quản lý và chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ phòng chống tệ nạn xã hội theo đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc.

Hội đồng Tư vấn xét duyệt đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Theo quy định của đó Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Luật xử lý vi phạm hành chính(2013) và chế độ áp dụng với ngƣời chƣa thành niên, ngƣời tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Các huyện, quận trong thành phố đều thành lập hội đồng tƣ vấn về việc đƣa vào cơ sở chữa bệnh do chủ tịch UBND cấp huyện/ quận thành lập gồm: Phó chủ tịch UBND phụ trách văn

hóa xã hội làm chủ tịch hội đồng, trƣởng phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội làm thƣờng trực hội đồng, Trƣởng phòng Tƣ pháp, Trƣởng Công an và Chủ tịch Hội phụ nữ cấp huyện là thành viên hội đồng. Thƣờng trực hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức phiên họp và làm văn bản trình chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký ban hành.

Trình tự, thủ tục đƣa ngƣời vào trung tâm cai nghiện

-Công an xã, phƣờng, thị trấn trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp UBND cấp xã trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ về ngƣời nghiện ma túy gửi Chủ tịch UBND cấp huyện.

-Chủ tịch UBND cáp huyện giao cho Thủ trƣởng cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội cùng cấp.

-Thủ trƣởng cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội cùng cấp phối hợp với Thủ trƣởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng tƣ vấn. Thƣờng trực Hội đồng tƣ vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

Sơ đồ 2.1 Trình tự, thủ tục ra quyết định đưa người vào Trung tâm cai nghiện Chủ tịch UBND huyện Hội đồng tƣ vấn cấp huyện, bao gồm : Phó chủ tịch UBND huyện làm chủ tịch HĐ, Thủ trƣởng cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội là thƣờng trực HĐ, thủ trƣởng các cơ quan Tƣ pháp, Công an và Chủ tịch Hội phụ nữ cấp Chủ tịch UBND xã/phƣờng/ thị trấn Cán sự xã hội, công an xã phƣờng và các tổ chức xã hội tên địa bàn xã phƣờng, thị trán

Tổ công tác cai nghiện ma tuý

Hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo Nghị Định 94/2010/ NĐ – CP của Chính phủ đã quy định về việc thành lập Tổ công tác cai nghiện ma tuý bao gồm

- Tổ công tác cai nghiện ma tuý (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, giải thể; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng.

- Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn cụ thể về thành lập, giải thể, xây dựng quy chế làm việc của Tổ công tác.

- Thành phần Tổ công tác gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trƣởng. Các thành viên gồm: cán bộ phụ trách Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, công an, cán bộ y tế cấp xã; đại diện khu dân cƣ (tổ dân phố, trƣởng thôn, xóm, ấp, bản), đại diện Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận; ngƣời có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, ngƣời tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.Căn cứ vào số lƣợng ngƣời nghiện ma túy, tình hình thực tiễn của địa phƣơng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lƣợng thành viên Tổ công tác và chỉ định Thƣờng trực Tổ công tác theo hƣớng dẫn của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

- Tổ trƣởng Tổ công tác chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ trƣớc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Tổ trƣởng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan mà họ là thành viên để phân công công việc cho phù hợp.

- Thành viên Tổ công tác đƣợc hƣởng chế độ hỗ trợ kinh phí khi tham gia công tác quản lý, bảo vệ, tƣ vấn, hỗ trợ ngƣời cai nghiện ma túy. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định cụ

thể về mức chi hỗ trợ kinh phí cho cán bộ Tổ công tác khi tham gia công tác quản lý, bảo vệ, tƣ vấn, hỗ trợ ngƣời cai nghiện ma túy.

Nhiệm vụ của Tổ công tác

a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận khai báo và đăng ký cai nghiện; xây dựng kế hoạch cai nghiện; lập hồ sơ, tổ chức các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

b) Phối hợp với Tổ dân cƣ nơi ngƣời nghiện ma túy cƣ trú xem xét, đánh giá về tình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của ngƣời nghiện ma túy để lập kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp.

c) Hƣớng dẫn ngƣời nghiện ma túy và gia đình hoặc ngƣời giám hộ thực hiện kế hoạch cai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lƣu hồ sơ của ngƣời cai nghiện.

d) Hƣớng dẫn gia đình có ngƣời nghiện ma túy hoặc ngƣời giám hộ theo dõi, quản lý, chăm sóc, giúp đỡ ngƣời cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội để thay đổi hành vi, nhân cách và nâng cao năng lực tái hoà nhập cộng đồng.

đ) Tƣ vấn giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện; tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, sức khoẻ, khả năng học tập và lao động sản xuất.

Về chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào công tác cai nghiện được thể hiện thông qua bảng sau

Bảng 2.3: Tỷ lệ cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện ma túy

Biến số 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số cán bộ quản lý trực

tiếp đƣợc tập huấn và đào tạo

160 160 160 160 160 160

Tổng số cán bộ chuyên trách đƣợc tập huấn và đào tạo

22 22 22 22 22 22

Tổng số cán bộ trực tiếp tham gia đƣợc huấn luyện, đào tạo

160 160 160 160 160 160

(Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)

Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực trong hoạt động cai nghiên ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm đƣợc thiết lập ổn định và không có sự thay đổi. Những cán bộ tham gia công tác này 100% là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách về cai nghiện ma túy.Chất lƣợng nguồn nhân lực trong thực tế đã không ngừng đƣợc cải thiện. Các buổi tập huấn dành cho các cán bộ chuyên trách của huyện về công tác cai nghiện ma túy đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và liên tục. Theo thống kê của phòng LĐ - TB và XH hàng năm đều tổ chức trung bình từ 4 - 6 đợt tập huấn. Tuy nhiên, các chƣơng trình tập huấn này chủ yếu vào công tác tuyên truyền và quy định pháp luật về hoạt động cai nghiện ma túy còn thiếu các buổi tập huấn chuyên sâu về mảng y tế và tâm lý. Đây là một lý do tác động giảm đi hiệu quả của hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

Đánh giá thực trạng của tổ chức bộ máy Mặt được

-Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo việc lập hồ sơ, thủ tục họp xét để đề nghị đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện tập trung, Hội đồng Tƣ vấn các xã, thị trấn làm việc có tinh thần trách nhiệm cao.

-Đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và sau cai nghiện đều nhiệt tình, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-Khi triển khai thí điểm Đề án sau cai nghiện tại huyện Gia Lâm thì không mở rộng thêm tổ chức bộ máy tại trạm y tế xã mà chỉ bổ sung chức năng nhiệm vụ và phân công cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý sau cai nghiện (từ 5/2007 đến 8/2008). Điều này đã giảm đi chi phí rất nhiều về mặt đầu tƣ cơ sở vật chất và con ngƣời.

Mặt hạn chế

Tình hình thực hiện việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo quy định của Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng không thực hiện đƣợc do một số nguyên nhân sau

-Về phía bản thân ngƣời nghiện không tự khai báo về tình trạng nghiên ma túy của mình và tự đăng ký về hình thức cai nghiện với chính quyền địa phƣơng tại nơi cƣ trú. Gia đình của ngƣời nghiện còn bao che, giấu diếm, không hợp tác với Chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý, giáo dục, cai nghiện.

-Một phần lớn đối tƣợng nghiện là ngƣời lao động nhập cƣ và tạm trú, không ổn định nơi ở, vì vậy công tác quản lý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng thực sự gặp khó khăn.

-Sự phối hợp của các ngành chức năng chƣa đồng bộ trong hoạt động chỉ đạo, điều tra phân loại đối tƣợng, lập hồ sơ đề nghị đƣa vào quản lý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, sự tham gia của các đoàn thể và nhân dân còn hạn chế.

-Cơ sở vật chất không đảm bảo, lực lƣợng tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng không đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn về ký năng, nghiệp vụ,...

Đối với gia đình thì thƣờng không quản lý đƣợc ngƣời nghiện và ngƣời nghiện thƣờng lang thang, ít khi ở gia đình.

-Những nguyên nhân nêu trên đã hạn chế việc triển khai các mô hình cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho nhiều loại đối tƣợng với mức độ nghiện khác nhau không có điều kiện để cai nghiện.

-Đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và sau cai nghiện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu so với quy định và thực tế nhƣ sau

+ Cấp huyện: Tại huyện có 2 cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội kiêm nhiệm. Về trình độ đều có bằng đại học tuy nhiên không thuộc chuyên ngành quản lý nhà nƣớc và công tác xã hội. Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ở tại các địa phƣơng tronghuyện có trình độ chuyên môn ở bậc trung bình.

+ Cấp xã/ thị trấn : Có 22 cán bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội kiêm nhiệm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, hầu hết chƣa qua đào tạo chính quy về công tác này. Trong khi đó đội ngũ này chính là lực lƣợng lập hồ sơ, thủ tục để quản lý và thực hiện công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Điều đó cho thấy công tác này ở huyện trong những năm qua chƣa thực hiện đƣợc.

Nhìn chung, thực trạng của tổ chức bộ máy làm công tác cai nghiện tại huyện Gia Lâm còn yếu và thiếu. Ngành Lao động thƣơng binh và Xã hội đƣợc giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện công tác này, nhƣng khi thực hiện thì lực lƣợng ít mà công việc phải kiêm nhiệm thì nhiều. Hơn nữa, trong công tác theo dõi, quản lý đối tƣợng để lập hồ sơ đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành Công an là lực lƣợng có đủ phƣơng tiện và khả năng để theo dõi và quản lý đối tƣợng nghiện. Đối với tổ công tác cai nghiện tại cộng đồng nếu xét về mặt nào đó thì cũng đã đạt đƣợc một số hiệu quả nhất định nhƣ số lƣợng lớn ngƣời nghiện đƣợc cai

nghiện tại cộng cồng ngày càng tăng lên, tạo nên những hiệu quả về kinh tế và xã hội cho cộng đồng.

Theo thống kê cho thấy hơn 90% ngƣời nghiện sau thời gian cai nghiện và trở về cộng đồng đều tái nghiện. Trong khi đó các xét nghiệm và khám tổng quát tình trạng sức khỏe của ngƣời đã cai nghiện là hoàn toàn tốt, qua khảo sát cho thấy số ngƣời bị tái nghiện cao là do môi trƣờng ở cộng đồng chƣa trong sạch, còn nhiều ngƣời nghiện và nhiều tự điểm ma túy, sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp ở địa phƣơng chƣa đƣợc tốt, từ đó họ có mặc cảm và dễ quay trở lại con đƣờng tiêm chích ma túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)