Giải pháp đối với huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 101 - 110)

Thư nhất, huyện đẩy mạnh việc chuyển đổi các cơ sở cai nghiện bắt buộc sang cơ sở cai nghiện tự nguyện đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ và có chính sách hỗ trợ để thu hút ngƣời nghiện vào cai nghiện tự nguyện; Đẩy mạnh công tác cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng làm cơ sở cho việc lập hồ sơ đƣa ngƣời nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chỉ đạo việc thành lập các điểm tƣ vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng gắn với việc cấp phát Methadone cho ngƣời điều trị nghiện.

Thứ hai, để công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao hơn nữa, thời gian tới, huyện Gia Lâm kiến nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu thực trạng và dự báo diễn biến của tệ nạn ma túy tại địa phƣơng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, chú trọng các loại ma túy mới, trên cơ sở đó sắp xếp lại các Trung tâm cai nghiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế cai nghiện tại địa phƣơng để phù hợp với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thứ ba, để động viên, khích lệ kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác cai nghiện ma túy, huyện Gia Lâm luôn có sự động viên, khen thƣởng kịp thời. Theo đó, định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, UBND huyện đề xuất cấp trên khen thƣởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và quản lý đối tƣợng nghiện ma túy. Đồng thời, thực hiện xử lý vi phạm đối với những cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy.

Thứ tư, huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền bề rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tăng cƣờng tuyên truyền bằng hình ảnh trên đài truyền hình, sử dụng có hiệu quả loa, đài truyền thanh, bảng tin, trạm tin xã, phƣờng, thị trấn... Đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu và tuyên truyền trực tiếp thông

qua các hoạt động của các Ban ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức nhƣ tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt Câu lạc bộ...Tập trung tuyên truyền tại địa bàn dân cƣ, trong các trƣờng học, cơ quan, danh nghiệp, trong các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai...Chú trọng vào những ngƣời có nguy cơ cao, ngƣời nghiện ma tuý ở cộng đồng, học sinh, sinh viên trong các trƣờng học, cán bộ, ngƣời lao động trong doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Phối hợp với các đoàn thể vận động ngƣời nghiện tự nguyện đi cai nghiện, giúp đỡ quản lý ngƣời sau cai nghiện ma tuý, giảm tỷ lệ tái nghiện.

Thứ năm, huyện cần tăng cƣờng phối hợp giữa trung tâm quản lý sau cai với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện để tạo điều kiện cho ngƣời sau cai nghiện ma tuý thuận lợi trong học nghề và lao động sản xuất, giải quyết việc làm sau cai; hỗ trợ công tác dạy nghề cho ngƣời sau cai nghiện tại cơ sở quản lý sau cai và tại nơi cƣ trú. Mô hình tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện giúp họ tham gia lao động sản xuất, tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

Thứ sáu, duy trì và phát triển các mô hình quản lý sau cai nghiện thông qua hình thức sinh hoạt của các Câu lạc bộ. Hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả và xếp loại của từng Câu lạc bộ, nâng cao chất lƣợng hoạt động các Câu lạc bộ hiện có. Tổng kết, nhân rộng các mô hình quản lý sau cai nghiện có hiệu quả tại cộng đồng.Xây dựng kế hoạch tiếp tục mở các lớp đào tạo cán bộ làm công tác quản lý, điều trị cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại Trung tâm và cộng đồng.Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội; Đội hoạt động xã hội tình nguyện xã, phƣờng, thị trấn và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại các Trung tâm và cộng đồng.

Thứ bảy,tranh thủ sự tài trợ về tài chính, giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ huy động đƣợc của các tổ chức quốc tế. Tiếp tục triển khai các dự án đƣợc các tổ chức hỗ trợ, phát triển các dự án mới trong lĩnh vực cai nghiện và hỗ trợ quản lý sau cai tại cộng đồng, điều trị cai nghiện giảm hại lây nhiễm HIV/AIDS.

Tiểu kết chƣơng 3

Do tác động nhiều chiều của các yếu tố kinh tế, xã hội trong điều kiện hiện nay, công tác cai nghiện ma tuý trên địa bàn huyện Gia Lâm sẽ còn diễn biến phức tạp. Bởi vậy, nếu không có những giải pháp quản lý đồng bộ, phù hợp theo hƣớng nâng cao hiệu lực, hiệu quả cai nghiện ma tuý thì có thể làm cho tình hình này để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng.

Việc nghiên cứu có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trong điều kiện hiện nay làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có ý nghĩa quan trọng để giải quyết những vấn đề cấp bách đối với công tác cai nghiện và sau cai nghiện ma túy. Các giải pháp tập trung vào nâng cao năng quản lý đối với công tác cai nghiện ma túy của cơ quan nhà nƣớc nói chung, lực lƣợng công an nhân dân nói riêng góp phần giảm tỷ lệ ngƣời nghiện và tái nghiện. Trong đó việc đề xuất hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan cai nghiện ma túy tại cấp thị trấn, xã trên địa bàn. Tác giả đƣa ra hai nhóm giải pháp trong đó có nhóm giải pháp chung cho toàn thành phố Hà Nội và nhóm giải pháp riêng phụ thuốc vào đặc thù trên địa bàn huyện Gia Lâm.

KẾT LUẬN

Mục tiêu cơ bản của công tác cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm là tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp, phát huy vai trò nòng cốt của lực lƣợng Công an nhân dân, trách nhiệm của các phòng ban, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia công tác cai nghiện ma túy. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng đã chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động kiềm chế sự gia tăng của ngƣời nghiện mới và tái nghiện; đã xây dựng thêm nhiều trung tâm tâm cai nghiện và quản lý sau cai, hoạt động cai nghiện đạt nhiều kết quả tốt; công tác triệt phá cây có chứa chất ma túy và hoạt động thay thế cây có chứa chất ma túy đã đƣợc triển khai và đẩy mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố, đạt kết quả tích cực; công tác tuyên truyền công tác cai nghiện ma túy đã mở rộng đến tận nhiều tầng lớp trong xã hội; hợp tác về công tác cai nghiện ma túy đã đƣợc mở rộng, nâng cao vị thế của địa phƣơng. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hƣởng đến kết quả quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy. Bên cạnh đó, chƣa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm một cách có hệ thống, toàn diện. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt

động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” có

ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đánh giá trên những nội dung sau:

Một là, luận văn đã khái quát và đƣa ra hệ thống lý luận về quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy gồm: khái niệm, đặc điểm, đối tƣợng, mục tiêu,

nội dung của quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy. Những nội dung này đã xây dựng hệ thống những vấn đề lý luận về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy. Do đó, nội dung luận văn đã có những đóng góp nhất định, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm.

Hai là, luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm, trong đó đánh giá kết quả của việc ban hành thể chế hành chính và thực hiện pháp luật hoạt động cai nghiện ma túy; tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực hoạt động cai nghiện ma túy; hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy trên các mặt: cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. Những kết quả trên là cơ sở để luận văn đƣa ra các dự báo và xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đƣa ra những dự báo tình hình hoạt động cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm. Đồng thời, luận văn đã xây dựng hệ thống các giải pháp tƣơng đối toàn diện nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (1996), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 về tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy 2. Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục

tăn cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới

3. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Báo cáo công tác cai nghiện và quản lý sau cai từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2015

4. Nguyễn Thành Công (2003), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

5. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, 2007: “Giới thiệu và hƣớng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả”

6. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia .

7. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Học viện Hành chính quốc gia (2007), “Giáo trình Hành chính công”, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

9. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), “Giáo trình Lý luận Hành chính Nhà nước” NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), “Giáo trình Quản lý công” NXB Bách Khoa, Hà Nội.

11. Học viện CSND (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12. Học viện cảnh sát Nhân dân (2002), Giáo trình hoạt động phòng ngừa và điều tra các tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy, NXB CAND, Hà Nội

13. Học viện cảnh sát Nhân dân (1997), Giáo trình công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy của lực lượng Cảnh sát Nhân dân, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội

14. Liên hợp quốc (2000), Ba công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy, NXB CAND, Hà Nội

15. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính (2013), Lịch sử Đảng bộ quận Long Biên (2003 – 2013)

16. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2002), Luật phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống ma túy, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Quyết định số 19/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/01/2012 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lƣợc Quốc gia phòng chống Ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 - 2015

20. Thủ tƣớng Chính phủ (1993), Nghị quyết số 06/CP ngày 29/1/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

21. Thủ tƣớng Chính phủ (2000), Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma túy 2001- 2005.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2004), Nghị định số 135/2004 qui định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh

23. Thủ tƣớng Chính Phủ (2018), Nghị định 73/2018/NĐ -CP ngày 15/05/2018 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất

24. Ngô Đức Tuấn ( 2006), hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma túy của lực lượng Công an cấp huyện. Luận án Tiến sỹ Luật học. 25. Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM (2012), Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, NXB Thanh Niên

26. Ủy ban Nhân dân (2017), Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 05/01/2017 về việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy huyện Gia Lâm

27. Văn phòng Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy (1998), Tài liệu khóa họp lần thứ 20 Đại hội đồng Liên hợp quốc, New York ( Hoa Kỳ)

Tiếng Anh

28. Anne W. Patterson (2006), Efforts to control the production and international trade of Methamphetamine.

29. Chris Brummitt (2013), Why Canadian marijuana is finding a booming market in Asia, after years of East – to – West trade.

30. United Nation office on Drugs and Crime in Asia – Pacific (2004),

Detection of Secret laboratories producing illicit drugs and illicit sustances.

31. United Nations Office on Drugs and Crime in East Asia – Pacific (2004),

The role of the chemical industry in the fight against drug production. 32. Interpol, Cẩm nang điều tra tội phạm về ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 101 - 110)