Nội dung QLNN về hoạt động cai nghiệnma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35)

Để đạt mục tiêu cai nghiện ma túy ở mỗi quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đều phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực hoạt động bao gồm: Xây dựng thể chế, chính sách về cai nghiện ma túy; Tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy; Hợp tác giữa các địa phƣơng, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể và nhân dân. Trên cơ sở đó, những nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện đƣợc cụ thể nhƣ sau[10]:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma tuý; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

- Ban hành các khung pháp luật, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm dƣới luật về quản lý cai nghiện ma tuý và sau cai nghiện.

- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

- Xây dựng, hƣớng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý; dạy nghề, đào tạo tƣ vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ ngƣời đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện.

- Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý để hỗ trợ cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý.

- Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hƣớng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó. - Quy định việc nghiên cứu thuốc và phƣơng pháp cai nghiện ma tuý; cấp, thu hồi giấy phép lƣu hành thuốc, phƣơng pháp cai nghiện ma tuý, hƣớng dẫn thủ tục xác định ngƣời nghiện ma tuý, hỗ trợ về ngƣời và chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma tuý.

- Kiểm tra, kiểm soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về cai nghiện ma tuý và sau cai nghiện.

- Đối với những ngƣời nghiện ma tuý, áp dụng chế độ cai nghiện cho họ và khuyến khích họ cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cũng nhƣ tại các cơ sở cai nghiện.

- Nhà nƣớc tổ chức các cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những ngƣời nghiện ma tuý đã đƣợc cho cai nghiện, giáo dục mà vẫn nghiện. Việc cai nghiện này là bắt buộc và là xử phạt hành chính đối với ngƣời vi phạm sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và phòng chống tái nghiện ma tuý.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội dung quy đinh của pháp luật, các chủ trƣơng, chính sách về cai nghiện ma tuý và sau cai nghiện.

- Tổ chức, cá nhân trong nƣớc; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài hỗ trợ, đầu tƣ vào hoạt động cai nghiện ma tuý đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Các hình thức quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy

1.2.2.1. Các hình thức Đối với công tác cai nghiện ma tuý

Thứ nhất, cai nghiện tại gia đình: ngƣời nghiện ma tuý đang cƣ trú tại cộng đồng chủ động đến đăng ký với chính quyền địa phƣơng (UBND cấp xã)

về kế hoạch cai nghiện cá nhân, sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, ra quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình. Đây là hình thức tự nguyện cai nghiện, có sự giám sát của cảnh sát khu vực hoặc công an phụ trách xã, các đoàn thể ở địa phƣơng và sự hƣớng dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng đối với ngƣời nghiện nhẹ, ngƣời mới nghiện, ngƣời có quyết tâm cao, tự giác cai nghiện. Ngƣời cai nghiện đƣợc gia đình chủ động chăm sóc, nuôi dƣỡng theo điều kiện của từng gia đình. Hiện nay thành phố Hà Nội đang tổ chức nhân rộng mô hình tổ chức cai nghiện gia đình.

Thứ hai, cai nghiện tại cộng đồng dân cƣ : là hình thức cai nghiện ma tuý do UBND cấp xã tổ chức thực hiện bằng hai biện pháp cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc. Sau khi lập đầy đủ hồ sơ theo quy định, xác định, phân loại ngƣời nghiện, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ quyết định biện pháp cai nghiện. Hình thức cai nghiện này đƣợc thực hiện dƣới sự phối hợp của Y tế, Công an, các đoàn thể phối hợp với gia đình tập hợp một số đối tƣợng nghiện ma tuý để tiến hành cắt cơn cai nghiện và quản lý tại cơ sở địa bàn dân cƣ. Hình thức này có thuận lợi là ngƣời cai nghiện luôn gần gũi và nhận đƣợc sự giúp đỡ của gia đình. Những ngƣời nghiện quen biết nhau, họ có thể giám sát và thi đua với nhau trong việc cai nghiện. Họ đƣợc gia đình, ngƣời thân và chính quyền địa phƣơng động viên, cổ vũ để quyết tâm cai nghiện. Hình thức này tạo khả năng có thể huy động đƣợc nguồn lực tại chỗ của các gia đình, nhân dân và đoàn thể địa phƣơng, giúp cho việc tổ chứ cai nghiện có hiệu quả.

Thứ ba, cai nghiện tập trung tại các trung tâm cai nghiện: đối tƣợng nghiện là những ngƣời bị xử phạt hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và buộc phải vào các trung tâm cai nghiện có sự quản lý của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, các trung tâm cai nghiện còn tiếp nhận những ngƣời tự nguyện vào cai nghiện do gia đình gửi vào.

Hình thức này giúp ngƣời nghiện ma tuý tách khỏi môi trƣờng ma tuý. Ngƣời nghiện ở tập trung có điều kiện thực hiện theo đúng phát đồ điều trị. Ngƣời nghiện sẽ đƣợc các thầy thuốc có kinh nghiệm chuyên môn cao điều trị và giúp cho việc ổn định tâm lý sau cai nghiện. Các trung tâm cũng có cơ sở luyện tập để giúp cho việc phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, có điều kiện áp dụng kinh nghiệm cai nghiện tiên tiến trên thế giới để ngƣời nghiện nhanh chóng cắt cơn. Đồng thời giúp họ có điều kiện đƣợc học nghề, tham gia lao động sản xuất để phục hồi chức năng và tái hoà nhập cộng đồng.

1.2.2.2.Các hình thức đối với quản lý sau cai nghiện

Quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú : đối với những đối tƣợng đã chấp hành xong thời gian cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm cai nghiện, phải chịu sự quản lý sau cai nghiện ở cộng đồng trong thời gian từ 1-2 năm. Sau khi đối tƣợng chấp hành xong quyết định cai nghiện bắt buộc, giám đốc trung tâm cai nghiện có trách nhiệm phân loại và lập hồ sơ đề nghị đƣa đối tƣợng đã chấp hành xong thời hạn cai nghiện bắt buộc vào quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú. Hồ sơ này đƣợc chuyển cho Chủ tịch UBND cấp huyện nơi đối tƣợng đang cƣ trú để xem xét và ra quyết định đƣa vào quản lý sau cai nghiện nơi cƣ trú. Đối tƣợng đƣợc bàn giao cho UBND cấp xã nơi ngƣời đó cƣ trú. Ngƣời sau cai nghiện đƣợc theo dõi, giám sát và hƣớng dẫn để giúp họ cách ly với môi trƣờng ma tuý. Đồng thời, ngƣời sau cai nghiện cũng đƣợc hỗ trợ, tƣ vấn, giúp đỡ, hỗ trợ để học nghề, vay vốn tạo việc làm để ổn định cuộc sống. Ở tại địa phƣơng ngƣời sau cai nghiện tham gia các hoạt động nhƣ: sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Hàng tháng, địa phƣơng họp kiểm điểm, đánh giá quá trình phấn đấu, rèn luyện của ngƣời sau cai nghiện.Hình thức quản lý sau cai nghiện tại nơi cƣ trú, đối tƣợng đƣợc chính quyền và các đoàn thể địa phƣơng theo dõi, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ từng bƣớc có đƣợc những điều kiện cần thiết để không tái nghiện.

Quản lý sau cai nghiện tại các trung tâm quản lý sau cai nghiện: đối vởi những ngƣời đã chấp hành xong quyết định cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà có nguy cơ tái nghiện cao sẽ phải chịu sự quản lý sau cai nghiện tại trung tâm quản lý sau cai nghiện, thời gian từ 12-24 tháng. Các đối tƣợng có nguy cơ tái nghiện cao sẽ đƣợc lập hồ sơ và chuyển đến cơ quan giúp việc của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi đối tƣợng đang cƣ trú ( Phòng lao động Thƣơng binh và Xã hội) để xem xét và đề nghị Chủ tịch Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định đƣa ngƣời có nguy cơ tái nghiện cao vào cơ sở quản lý sau cai nghiện. Tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối tƣợng sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ hơn so với tại cộng đồng, họ đƣợc phân ở tập trung trong các khu ở, chấp hành chế độ sinh hoạt, học tập, lao động và nội quy của cơ sở quản lý sau cai nghiện. Trong quá trình chấp hành nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định, nếu bỏ trốn sẽ bị truy tìm để đƣa lại cơ sở tiếp tục chấp hành quyết định. Trong thời gian ở tại cơ sở quản lý sau cai nghiện, đối tƣợng sẽ tiếp tục đƣợc học văn hoá, học nghề theo nhu cầu của đối tƣợng và điều kiện đáp ứng của cơ sở, đƣợc tổ chức hoạt động lao động sản xuất để tạo thu nhập ổn định cuộc sống và có thể tích luỹ.

Hình thức này phù hợp với những ngƣời có nguy cơ tái nghiện cao, họ cần phải đƣợc quản lý trong chế độ chặt chẽ, cách ly với môi trƣờng xã hội, tiếp tục các biện pháp rèn luyện, thử thách với mục tiêu từng bƣớc giúp họ tạo đƣợc nghề nghiệp, công việc và xác định tốt tƣ tƣởng khi trở về cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ đối tƣợng này có nguy cơ tái nghiện.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới QLNN về cai nghiện ma túy

1.3.1 Yếu tố quốc tế

Trong những năm gần đây tội phạm ma túy và tình trạng ngƣời nghiện ma túy vi phạm pháp luậtcó tính chất mức độ phạm tội ngàycàng nghiêm trọng; phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm về matúy ngày càng

tinh vi, xảo quyệt, manh động, táo bạo, liều lĩnh. Số ngƣời nghiện ma túy có xu hƣớng dùng chất ma túy tổng hợp ngày càng cao nên tình hình buôn bán chất ma túy tổng hợp tăng lên. Hoạt động xuyên quốc gia của các tổ chức tội phạm ma túy quốc tế gia tăng có sự liên kết giữa các đối tƣợng có quốc tịch khác nhau và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động phạm tội… Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á chịu sự tác động, ảnh hƣởng trực tiếp từ khu vực “Tam giác vàng” nên phức tạp diễn ra trên nhiều mặt. Thuốc phiện giảm nhƣng heroin và các loại ma túy tổng hợp tăng. Vì vậy, lƣợng ma túy tổng hợp có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á bị thu giữ tới 56% tổng lƣợng ma túy tổng hợp bị thu giữ trên thế giới[10].Tình hình buôn bán chất ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp ở các nƣớc trên thế giới, các nƣớc xung quanh Việt Nam sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình mua bán, sử dụng chất ma túy ở Việt Nam trong những năm tới điều đó ảnh hƣởng nghiêm trọng đến công tác cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy. Nghiên cứu tình hình ma túy trên thế giới giúp ta có định hƣớng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy nhằm từng bƣớc làm giảm ngƣời nghiện góp phần quan trọng trong việc giảm tội phạm về ma túy trong khu vực và trên thế giới.

1.3.2. Yếu tố trong nước

1.3.2.1.Yếu tố kinh tế

Tội phạm ma túy là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, mang yếu tố kinh tế vì nó đã trở thành thị trƣờng ma túy có cung - cầu và các hoạt động phục vụ cho quy luật cung - cầu. Lợi nhuận do sản xuất và buôn bán ma túy ngày càng cao là nguyên nhân, động lực thúc đẩy gia tăng tội phạm về ma túy tăng dẫn đến số ngƣời nghiện và tái nghiện có chiều hƣớng tăng nhanh. Có thể nói Việt Nam đang là thị trƣờng tiêu thụ ma túy đầy hấp dẫn của bọn buôn lậu ma túy. Điều này nói lên lợi nhuận kinh tế cao có sức mạnh ghê gớm, là động lực thúc đẩy ngƣời ta lao vào con đƣờng phạm tội, coi thƣờng pháp luật..

1.3.2.2.Yếu tố vị trí địa lý

Địa hình và vị trí địa lý có ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy. Ở Việt Nam, nhiều vùng đât thích hợp với việc trồng cây thuốc phiện có địa hình và vị trí rất thuận tiện cho việc trồng cây thuốc phiện. Với địa hình phức tạp gồm các vùng thành thị, vùng nông thôn và miền núi nên khó kiểm soát hoạt động cai nghiện ma túy đặc biệt nhất tại khu vức miền núi. Việc phát hiện ngƣời nghiện và cho đi cai nghiện bằng các biện pháp đƣợc pháp luật cho phép gặp nhiều khó khăn vì đó là những nơi địa hình hiểm trở. Những điều kiện đó làm cho cơ quan chức năng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy gặp khó khăn trong điều phối nguồn nhân lực phục vụ tại các vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

1.3.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội

Việc sản xuất cây trồng có chứa chất gây nghiện đã thành tập quán lâu đời của ngƣời dân ở các vùng sâu vùng xa. Một khi nhu cầu tiêu dùng trở thành tập quán thì nó ăn sâu vào tiềm thức con ngƣời và trở thành văn hóa trong đời sống dân cƣ. Thuốc phiện trong một số trƣờng hợp dân gian còn sử dụng nhƣ một loại dƣợc liệu quý để chữa các bệnh nhƣ bệnh đau bụng, rắn cắn… trong y học hiện đại ngày nay thuôc phiện cũng đƣợc sử dung kê đơn đối với một số bệnh lý nhƣ bệnh nhân ung thƣ, trong điều trị bệnh trầm cảm và tâm thần…do nhiều nguyên nhân khác nhau không ít ngƣời sử dụng ma túy một cách bất hợp pháp và không biết rằng mình trở thành ngƣời lệ thuộc vào thuốc đó từ bao giờ ( nghiện thuốc).

1.4. Kinh nghiệm QLNN về cai nghiện ma túy ở một số địa phƣơng và giá trị tham khảo đối với huyện Gia Lâm và giá trị tham khảo đối với huyện Gia Lâm

1.4.1 Mô hình tổ chức cai nghiện 3 giai đoạn ở Tuyên Quang

Giai đoạn I: thời gian thực hiện trong 2 tháng

Ngƣời nghiện đƣợc tổ chức cắt cơn tại cộng đồng, do xã, phƣờng quản lý. Giai đoạn này chủ yếu dùng biện pháp y tế để cắt cơn nghiện, sau đó kết

hợp luyện tập và lao động để nâng dần thể lực. Sau 2 tháng, nếu ngƣời nghiện không còn phản ứng dƣơng tính với chất ma túy và chấp nhận nội quy, quy chế cai nghiện. sức khỏe phục hồi sẽ tiếp tục đƣợc chuyển đến công trƣờng 6 để thực hiện giai đoạn II. Mọi chi phi ăn uống, chăm sóc ngƣời nghiện ở giai đoạn I do ngƣời nghiện và gia đình chịu trách nhiệm.

Giai đoạn II : thời gian thực hiện từ 1-2năm

Ngƣời nghiện ma túy lao động (chủ yếu tại công trƣờng 6 để phục hồi sức, đồng thời đƣợc học tập để giáo dục nhân cách, sửa đổi hành vi và đƣợc giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao. Sau 1-2 năm, nêu đủ điều kiện sẽ đƣợc xét sang Giai đoạn III. Nếu chƣa đủ điều kiện cóthể kéo dài thời gian giai đoạn 2 đến khi sức khỏe ổn định,hồi phục hoàn toàn mới đƣợc chuyển

Giai đoạn III: thời gian thực hiện từ 02 năm trở lên

Ngƣời nghiện sau cai tiếp tục tự giác lao động tại gia đình, có sự phối hợp quản lý của đoàn thể nơi họ cƣ trú. Ngƣời nghiện sau cai đƣợc học tập, lao động sản xuất cùng với gia đình chấp hành nghiêm túc Quy chế cai nghiện của tỉnh, đƣợc cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú họp xét, xác nhận tiến bộ, các lần xét nghiệm chất ma túy đều âm tính, thì đƣợc Ban chỉ đạo cấp huyện xem xét công nhận hoàn thành cai nghiện ma túy.

Căn cứ vào nhiệm vụ của từng ngành,UBND tỉnh phân công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)