Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 93 - 101)

3.3.1.1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy ma túy

Chính quyền huyện đang tƣ vấn cho các cấp và các ngành hoàn thiện thể chế nhà nƣớc về cai nghiện ma túy chuyển đổi hình thức từ cai nghiện bắt buộc nhƣ trƣớc đây nay chủ yếu chuyển sang hình thức cai nghiện tự nguyện. Trong đó, thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tối thiểu là 6 tháng gồm điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe; giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, tƣ vấn hƣớng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập động đồng; phòng, chống tái nghiện.

Thời gian điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần và phục hồi sức khỏe tối thiểu là 20 ngày. Ngân sách nhà nƣớc bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho ngƣời cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập.

Ban hành chính sách hỗ trợ đối với các đối tƣợng tham gia vào chƣơng trình cai nghiện tự nguyện nhƣ: Ngân sách huyện sẽ hỗ trợ 100% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ; điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thƣờng đối với các đối tƣợng sau: Thƣơng binh; Ngƣời bị nhiễm chất độc hóa

học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; ngƣời thuộc hộ nghèo; ngƣời cao tuổi cô đơn không nơi nƣơng tựa; trẻ em mồ côi; ngƣời khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt ít nhất bằng 75% định mức đối với ngƣời nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…

3.3.1.2. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy tại địa phương

Trên cơ sở những nguyên lý về nội dung, hình thức, phƣơng pháp quản lý và thực trạng tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc về cai nghiện ma túy ở Việt Nam trong tình hình mới, luận văn đề xuấtmột số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túytrên địa bàn huyện Gia Lâm nhƣ sau:

- Đề nghị phân công lại việc tổ chức cai nghiện ma túy. Trƣớc mắt theo qui định của Luật phòng, chống ma túy, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội vẫn theo dõi công tác quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, do nghiện ma túy là một bệnh y học nên biện pháp chủ yếu của cai nghiện ma túy là chữa bệnh, cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện ma túy do ngành Y tế quản lý và đầu tƣ xây dựng thành các bệnh viện chữa trị cho ngƣời nghiện ma túy, có đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn. Các cơ quan Công an, Giáo dục và Đào tạo, Quân đội, các đoàn thể xã hội phối hợp tham gia. Ngành Công an chủ trì quản lý sau cai nghiện ở cơ sở. Đối với việc cai nghiện ma túy cho những ngƣời nghiện ma túy lâu năm, có tiền án, tiền sự với tƣ cách là những ngƣời vi phạm pháp luật và tội phạm, đề nghị giao cho ngành Công an chủ trì quản lý. Việc phân công này phù hợp với qui định của 3 Công ƣớc kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nghề nghiệp và bộ máy cán bộ hiện có ở nƣớc ta hiện nay. Hiện nay hầu hết các nƣớc trên thế giới đều phân công nhƣ vây. Các Bộ, ngành, các tổ chức phi chính phủ,

các đoàn thể xã hội, tƣ nhân có thể thành lập trung tâm, bệnh viện cai nghiện ma túy cho những ngƣời nghiện ma túy nhẹ nhƣng phải đặt dƣới sự giám sát, quản lý của ngành Y tế và Công an. Vì vậy, đề nghị chuyển giao hệ thống theo dõi cai nghiện ma túy thuộc cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội sang Bộ Y tế nhƣ các nƣớc để phù hợp với các nƣớc và theo qui định của các Công ƣớc kiểm soát ma túy của Liên Hợp quốc.

Thành lập Phòng Kiểm soát ma túy tại Cục Quản lý dƣợc Bộ Y tế có chân rết tại địa phƣơng và thành lập Phòng Quản lý tiền chất thuộc Bộ Công nghiệp. Mô hình này là phù hợp với qui định của Luật phòng, chống ma túy. Có ƣu điểm là tổ chức mạnh, xuyên suốt từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, sẽ giúp việc chỉ huy điều hành quản lý nhà nƣớc về phòng, chống ma túy thống nhất, gắn chỉ đạo đấu tranh chống tội phạm ma túy và giải quyết tệ nghiện ma túy và công tác cai nghiện ma túy khác nâng cao vai trò thƣờng trực cai nghiện ma túy của ngành Công an. Tổ chức bộ máy cai nghiện ma túy này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả đấu tranh cai nghiện ma túy trong tình hình mới, phù hợp với bộ máy chính quyền và nội lực của nƣớc ta hiện nay, tƣơng đồng với các nƣớc và thuận tiện cho quan hệ quốc tế về cai nghiện ma túy đối với nƣớc ta.

3.3.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực tham gia vào công tác cai nghiện ma túy

Để từng bƣớc làm giảm tỷ lệ tái nghiện và ngƣời nghiện mới, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp tại huyện Gia Lâm đã quan tâm xây dựng lực lƣợng tham gia vào công tác cai nghiện ma túy. Bên cạnh việc huy động sức mạnh của toàn dân tham gia công tác cai nghiện ma túy, chính quyền các cấp đã quan tâm xây dựng lực lƣợng chuyên trách công tác cai nghiện ma túy. Chính quyền các cấp đã chỉ đạo thành lập, củng cố lực lƣợng chuyên trách công tác cai nghiện ma túy thuộc lực lƣợng CSND, phòng LĐ -

TB và XH. Hiện nay, số cán bộ đƣợc đào tạo chuyên sâu về công tác cai nghiện ma túy chƣa có, hầu hết vừa làm vừa học, làm theo kinh nghiệm. Trƣớc tình hình tệ nạn ma túy phức tạp, nhu cầu đào tạo cán bộ lớn nhƣ vậy, hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy hiện nay còn chƣa đáp ứng đƣợc hết đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trƣờng Đại học Lao động Xã hội và các trƣờng thuộc ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội chƣa có chuyên khoa đào tạo cán bộ cai nghiện ma túy và quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy. Các trƣờng Đại học Y và Trung cấp Y chƣa có chuyên khoa đào tạo chuyên sâu về cai nghiện ma túy.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện phục hồi quản lý sau cai nghiện. Xây dựng, hoàn thiện các chƣơng trình, giáo trình đào tạo về công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện ở gia đình và cộng đồng. Xây dựng kế hoạch đào tạo chính qui nguồn nhân lực làm về công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai; Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở ý tế tuyến xã và tại cộng đồng.

3.3.1.4. Tổ chức công tác cai nghiện ma túy tự nguyện có hiệu quả

Tổ chức tốt các hoạt động cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng .Vận động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, cai bắt buộc và tổ chức cai cắt cơn, giáo dục, tƣ vấn, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm và giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng. Coi trọng việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện và liên tục cho ngƣời điều trị, cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cai nghiện tại gia đình và cộng đồng bao gồm các chế độ hỗ trợ ngƣời cai nghiện, chế độ cho cán bộ tham gia làm công tác cai nghiện; Hỗ trợ địa phƣơng nâng cấp, cải tạo, xây dựng các cơ sở cắt cơn tại

cộng đồng, đặc biệt với các xã, thị trấn có nhiều ngƣời nghiện ma túy, hoặc theo cụm xã, thị trấn; Xây dựng, thí điểm mô hình cai nghiện ma túy tại cộng đồng, theo cụm xã phù hợp vơi đặc thù của các xã khác nhau.

Tăng cƣờng biện pháp quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng thành lập và tổ chức hoạt động của cơ sở quản lý sau cai; khu vực sau cai trong Cơ sở chữa bệnh; các chế độ quản lý, giáo dục, học tập, lao động sản xuất của ngƣời sau cai nghiện tại cơ sở quản lý sau cai, tại nơi cƣ trú, các chế độ liên quan cho ngƣời sau cai và cán bộ quản lý sau cai tại nơi cƣ trú, đảm bảo thực hiện các quyền lợi của ngƣời sau cai theo qui định của pháp luật. Phát triển các biện pháp liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa Cơ sở quản lý sau cai với các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện cho ngƣời sau cai nghiện thuận lợi trong học nghề và lao động sản xuất, giải quyết việc làm sau cai. Tổ chức tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện dƣới nhiều hình thức nhƣ giúp ngƣời sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất, tạo thu nhập ổn định cuộc sống tại các cơ sở quản lý sau cai nghiện, tại gia đình và các doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ nhân của địa phƣơng; Hoàn thiện các qui định và hƣớng dẫn về quản lý sau cai.

Tăng cƣờng nghiên cứu các bài thuốc cai nghiện và các phƣơng pháp cai nghiện hiệu quả. Tiếp tục triển khai công tác nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc y học dân tộc và các biện pháp y học khác trong điều trị, cai nghiện ma túy và phục hồi chức năng cho ngƣời nghiện ma túy; thời gian tới, Bộ Y tế tập trung nghiên cứu một số loại thuốc trong điều trị hỗ trợ cai nghiện các loại ma túy tổng hợp. Đánh giá tác dụng, hiệu quả hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy của một số loại thuốc đã đƣợc Bộ Y tế cấp phép; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nghiên cứu, triển khai ứng dụng thuốc và phƣơng pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho ngƣời nghiện ma túy”. Mở rộng việc điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Phối

hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn y tế trong việc khám chữa bệnh cho ngƣời nghiện ma túy tại các cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng dân cƣ có sự quản lý của ngành y tế. Xây dựng các mô hình điều trị cắt cơn nghiện tại cộng đồng có hiệu quả, Phối hợp với các cơ quan quản lý chỉ đạo triển khai hƣớng dẫn việc áp dụng các thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu và các phƣơng pháp y học khác đã đƣợc phép của Bộ Y tế vào điều trị hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy và phục hồi chức năng cho ngƣời nghiện. Chú ý việc tuyên truyền hƣớng dẫn việc áp dụng phƣơng pháp châm cứu điện châm trong hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy; Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về các thuốc và phƣơng pháp điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy, chuẩn đoán xác định ngƣời nghiện ma túy cho cán bộ y tế đang làm công tác cai nghiện, đặc biệt là cán bộ y tế đang làm công tác tại xã, phƣờng, thị trấn.

3.3.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về cai nghiện ma túy

Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới có nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cai nghiện ma túy trong Đảng, cơ quan nhà nƣớc và nhân dân với nhiều hình thức thích hợp, phong phú để mọi ngƣời nhận thức rõ mối hiểm họa từ ma túy, tính cấp bách của công tác cai nghiện ma túy ở nƣớc ta hiện nay. Từ đó, tự giác, tích cực tham gia tích cực công tác cai nghiện ma túy; hỗ trợ giúp đỡ ngƣời sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình và bản thân ngƣời nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện. Phát động toàn dân tham gia cào công tác cai nghiện ma túy; vận động, khuyến khích ngƣời nghiện ma túy tham gia các chƣơng trình cai

nghiện phù hợp; hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện.

Với mục đích nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác cai nghiện ma túy và nhiệm vụ trong công tác cai nghiện ma túy của mỗi cơ quan, đoàn thể, của các phòng ban và mỗi ngƣời dân. Vì vậy, phải vận động toàn dân có ý thức cảnh giác và nhiệt tình tham gia hoạt động cai nghiện ma túy, kiên quyết đấu tranh với tệ nạn xã hội, xây dựng môi trƣờng sống lành mạnh, phải tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền về công tác cai nghiện ma túy.

Nội dung tuyên truyền phải phong phú, cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại đối tƣợng. Tùy từng loại đối tƣợng mà đi sâu tuyên truyền tác hại của nghiện ma túy, phƣơng pháp phát hiện ngƣời nghiện ma túy và phƣơng pháp cai nghiện ma túy. Kết hợp giữa “xây và chống” trong truyền thông công tác cai nghiện ma túy thông qua lồng ghép với phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tạo ra nếp sống lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân chính là môi trƣờng xã hội vững để cai nghiện ma túy. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền miệng, các hình thức văn hóa nghệ thuật nhằm nâng cao trách nhiệm của các gia đình, nhà trƣờng, cơ quan, xí nghiệp, các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở trong công tác cai nghiện ma túy. Phấn đấu tăng cƣờng hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục tại địa bàn dân cƣ. Cần có nhiều biện pháp để tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền công tác cai nghiện ma túy, tạo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ nhƣ phối hợp, lồng ghép hoạt động, nâng cao chất lƣợng, đổi mới hình thức dựng chƣơng trình, mục tiêu, kế hoạch thực hiện. Thành lập đội tuyên truyền xung kích, tăng cƣờng công tác tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các đội thông tin lƣu động, xây dựng các cụm thông tin cổ động ở những nơi tập trung đông dân để kịp thời thông tin về tác hại của ma túy và kết quả công tác cai nghiện ma túy ở địa phƣơng, pháp luật qui định về xử lý đối với

ngƣời nghiện ma túy. Tiếp tục thực hiện các hoạt động đã có kết quả nhằm chỉ đạo, hỗ trợ địa phƣơng tuyên truyền công tác cai nghiện ma túy trong từng lĩnh vực nhƣ thông tin, cổ động, điện ảnh, thƣ viện…tổ chức triển lãm về chủ đề cai nghiện ma túy.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình và bản thân ngƣời nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện. Phát động toàn dân tham gia cào công tác cai nghiện ma túy; vận động, khuyến khích ngƣời nghiện ma túy tham gia các chƣơng trình cai nghiện phù hợp; hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện.

3.3.1.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện

Đề nghị tổ chức các đoàn kiểm tra chuyên sâu về công tác cai nghiện ma túy cấp huyện, gồm kiểm tra công tác đấu tranh, công tác cai nghiện, công tác tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền đối với nhân dân trong toàn huyện, kiểm tra thực tế tại các cơ sở cai nghiện và các địa phƣơng điển hình cai nghiện ma túy, qua đó có kết quả cụ thể và chuyên sâu các công tác cai nghiện ma túy. Việc tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra tình hình và kết quả công tác cai nghiện ma túy cần đầy đủ tất cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy gồm: lực lƣợng công (cơ quan quản lý hoạt động cai nghiện ma túy và cơ quan xây dựng chiến lƣợc cai nghiện ma túy), Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)