7. Cấu trúc của Luận văn
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ
nghiệp nhỏ và vừa
- Quan điểm của nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quan điểm của nhà nước về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.Sở dĩ như vậy là vì nhân tố này sẽ quyết định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? Nội dung các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải như thế nào? Trình độ của cán bộ quản lý? Chẳng hạn: nếu một nhà nước quan niệm nên tạo sự chủ động cao cho doanh nghiệp thì việc xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý cũng được thực hiện theo hướng tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, bộ máy quản lý gọn nhẹ, chấm dứt sự can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...
- Trình độ của bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý được tổ chức tốt, bố trí hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật. Ngược lại, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý sẽ làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là một trong những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi vì, bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý doanh nghiệp. Do đó, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không?
- Sự phù hợp của hệ thống luật pháp và khung khổ pháp lý. Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các quy luật của thị trường còn có “bàn tay hữu hình”- sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nước trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách. Hiện nay, cơ chế được hiểu là cách thức, theo đó một quá trình được thực hiện còn phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp được thực hiện trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật. Tóm lại, có thể hiểu “cơ chế phối hợp” chính là “phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện
mục tiêu chung”. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể: i) Thứ nhất, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế. ii) Thứ hai, cơ chế phối góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền doanh nghiệp. iii) Thứ ba, cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý đăng ký doanh nghiệp mà đối với một người, một cơ quan, tổ chức không thể giải quyết được
- Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa như thiếu hụt vốn; chất lượng lao động thấp, lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ít được đào tạo; công nghệ lạc hậu, năng suất thấp; trình độ am hiểu luật pháp, hệ thống thị trường còn yếu... đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi các quy định của luật pháp, của các cơ quan quản lý nhà nước như trốn thuế, vi phạm các quy định về sử dụng người lao động, gian lận thương mại,v.v... Bên cạnh đó, còn có một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có tâm lý trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, không kịp thích nghi và thay đổi với sự biến động của thị trường nên số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản ngày càng nhiều. Trước bối cảnh này, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải thay đổi để phù hợp và thích ứng với từng thời kỳ và hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa ở một số địa phƣơng