Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Thứ nhất, định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước và từng địa phương.

Đây là nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích, trợ giúp phát triển doanh nghiệp được công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh. Công tác xúc tiến, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để vạch ra các chính sách quản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý.Việc hoạch định chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng điểm.

- Thứ hai, ban hành pháp luật về doanh nghiệp.

Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Với tư cách là chủ thể hoạt động sản xuất kinh

doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động vì lợi ích kinh tế, vì vậy rất cần có khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, rõ ràng để yên tâm, hăng hái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ bằng cách thể chế hóa thành pháp luật, xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, có hiệu lực cao đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa so với các chủ thể kinh tế khác.

- Thứ ba, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Việc nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện, phổ biến, tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của trung ương đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, đa số doanh nghiệp không có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư khiến cho môi trường pháp lý trong kinh doanh chưa đồng đều.Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn thấp, việc tổ chức phổ biến luật, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý. Đó là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp không ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Thứ tư, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đây là nội dung quan chủ yếu của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Căn cứ vào việc ban hành các văn bản và chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nước lập kế hoạch xây dựng và thực thi các chính sách đó nhằm thực hiện tốt nhất công tác phát triển và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các quy định phải hướng tới không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính trước hết để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp đó, cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là nội dung quan trọng nhằm theo dõi hoạt động sản xuất

kinh doanh và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể không chỉ đóng vai trò là người tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp, mà thông qua việc tiêu dùng có thể giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Một mặt, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình mà còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

- Thứ sáu, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở cấp

địa phương đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để có thể kiểm soát tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp.

Về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước bao gồm ba nội dung chính là cơ cấu bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc đào

tạo và quản lý con người liên quan đến đời sống doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, nhà nước. Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp. Cần loại trừ ngay những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất đã làm biến dạng, làm sai lệch những chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)