7. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở thủ
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đối tác trong, ngoài nước.
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa
Kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nhằm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các
doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thời gian qua trong việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp thực hiện không đúng các quy định của pháp luật như: chậm nộp ngân sách nhà nước, kê khai thuế, đóng thuế,…Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Trong giai đoạn 2011 - 2015, thủ đô Viêng Chăn xác định công tác thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của Thủ đô hàng năm. Sở thuế Viêng Chăn là Sở thuế lớn trong toàn quốc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cả về số thu ngân sách, phạm vi, quy mô cũng như đầu mối quản lý người nộp thuế.
Thủ đô Viêng Chăn thường xuyên thực hiện công tác điều tra, rà soát các nguồn thu trên địa bàn, tập trung quản lý thuế các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ; điều tra, rà soát, đối chiếu số lượng doanh nghiệp đã cấp mã số thuế, doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp ngừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế, bảo đảm số liệu chính xác và từ đó có phương pháp thu phù hợp, sát, đúng với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó là các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế dưới nhiều hình thức, đa dạng về nội dung, nhất là phổ biến, hướng dẫn các chính sách, pháp luật thuế mới được bổ sung, sửa đổi; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tác động tích cực tới công tác thu. Cơ quan thuế các cấp cũng đã thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa tình hình thực tế với hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế đảm bảo kiểm soát, nắm bắt, theo dõi và quản lý thuế kịp thời. Chú trọng việc rà soát thông tin người
nộp thuế trên ứng dụng, kịp thời đôn đốc người nộp thuế bổ sung thông tin thay đổi gửi cơ quan thuế để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế. Bên cạnh đó, ngành phối hợp với công an, các sở ngành liên quan đẩy mạnh công tác chống thất thu ngân sách, tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, doanh nghiệp có hoạt động liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, trò chơi điện tử hay có phát sinh thuế nhà thầu;…
- Về công tác hải quan: trên tinh thần quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu của chiến lược cải cách, cơ quan hải quan thủ đô Viêng Chăn đã tích cực triển khai các hoạt động cụ thể của kế hoạch từng giai đoạn. Đến nay, công tác cải cách, hiện đại hóa được triển khai ứng dụng toàn diện từ quản lý điều hành hoạt động của đơn vị, cho đến tất cả các khâu của nghiệp vụ quản lý hải quan, cũng như hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật...Các mục tiêu về thủ tục hải quan và kiểm tra giám sát hải quan đều hoàn thành và đạt chỉ tiêu đề ra, theo đó thủ tục hải quan đến nay thực hiện bằng phương thức điện tử trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý rủi ro kết hợp với thực hiện giám sát bằng các trang thiết bị kỹ thuật, thời gian thông quan được rút ngắn. Đến cuối năm 2015 việc làm thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương pháp điện tử tại hầu hết các chi cục hải quan với tỷ lệ tờ khai chiếm tỷ lệ 89% so với tổng số tờ khai phát sinh; kim ngạch chiếm 89,4% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; tổng số doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan trên Hệ thống LACCS: 6.403 doanh nghiệp đạt 86,3% so với tổng số doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan. Có thể nói đây là bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu.Thủ tục hải quan tiếp cận với chuẩn mực của các nước tiên tiến, phù hợp với cam kết quốc tế.
- Tăng cường hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân đối với doanh nghiệp. Để tăng cơ chế kiểm soát, giám sát phân cấp, phân quyền, thủ đô Viêng Chăn đã tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là phát huy quyền giám sát, làm chủ của nhân dân, thực hiện thường xuyên và rộng rãi qui chế dân chủ cơ sở, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thanh tra, hậu kiểm, phản biện xã hội đối với các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Thủ đô trước khi công bố cũng như đối với các dự án, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, đặc biệt đối với một số lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh quan liêu, tiêu cực. Đặc biệt, việc giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cụ thể là giám sát việc doanh nghiệp không tuân thủ các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường,…Trong thời gian qua, nhờ việc làm tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn pháp luật tới người dân, thương nhân, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng; tuyên truyền tác hại của hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng...đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Riêng năm 2015, thủ đô Viêng Chăn đã làm tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thủ đô với kết quả cao, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Các lực lượng chức năng đã kiểm tra: 3144 vụ; xử lý: 2002 vụ (tăng 401 vụ (126%) so với năm 2014 và đạt 195% so với bình quân cả nước); đã khởi tố hình sự21 vụ đối với 54 bị can (đạt 114% so với bình quân cả nước). Tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách, trị giá hàng hoá tịch thu, tiêu hủy: 224,2 tỷ kíp (tăng 62 tỷ so với năm 2014).