Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 90 - 101)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Kinh tế phát triển chưa toàn diện, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với Thủ đô các nước trong khu vực và thế giới. Nền kinh tế vẫn phát triển theo chiều rộng, vẫn dựa nhiều vào các yếu tố tài nguyên, lao động, đầu tư; kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám trong sản phẩm, hàng hóa còn ít nên giá trị gia tăng thấp,.. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch triển khai chậm, chất lượng quy hoạch còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ, tổng thể và tầm nhìn dài hạn; quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển đô thị, nhiều quy hoạch bị phá vỡ. Quy hoạch các vùng dân cư nông thôn còn thiếu và yếu cả về xây dựng và quản lý quy hoạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như các điều kiện kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Việc thực thi pháp luật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, là lực cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ

thống pháp luật kinh doanh đang được xây dựng và trong giai đoạn hoàn thiện còn nhiều vấn đề chưa thống nhất giữa Trung ương và Thủ đô, gây khó khăn cho doanh nghiệp vận dụng. Ngoài ra, việc chứng minh năng lực tài chính cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm thủ tục cấp phép đầu tư dự án, mặc dù tại thời điểm nộp hồ sơ cấp phép đầu tư, số dư tài khoản của Công ty con đã đảm bảo số vốn đầu tư theo quy định và được ngân hàng xác nhận số dư tài khoản nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư không chấp nhận và yêu cầu phải có báo cáo tài chính công ty con đã được kiểm toán. Mặt khác, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hiện hành đang gặp không ít phiền toái. Theo quy định, việc ghi tên ngành nghề trong đăng ký kinh doanh phải theo Hệ thống ngành kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong khi nhiều ngành nghề doanh nghiệp muốn đăng ký lại không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế của Lào và pháp luật chuyên ngành cũng không có quy định cụ thể, hoặc có quy định, nhưng tên ngành không được đăng ký theo như mong muốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình hoạt động, đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn vi phạm các quy định quản lý của nhà nước. Phần lớn các vi phạm này thuộc loại vi phạm hành chính và diễn ra rất đa dạng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như sau: Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh; Vi phạm các quy định về thuế; Vi phạm các quy định về sử dụng người lao động; Vi phạm điều kiện kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh. Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan nhà nước tăng cường công tác quản lý nhưng phần lớn các vi phạm thuộc nhóm này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.

- Công tác cải cách hành chính vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ. Mặc dù có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của Bộ Nội vụ về cải cách hành chính nhưng

thủ đô Viêng Chăn vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như năng lực tham mưu xây dựng kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn yếu, tình

trạng nợ văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ngành, tỷ lệ cán bộ cấp xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ đạt thấp.Đây chính là rào cản khiến công tác cải cách hành chính của thủ đô Viêng Chăn chưa đạt được kết quả mong muốn.

- Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Chính phủ và Thủ đô còn nhiều bất cập, hạn chế thể hiện:

Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước Lào rất thấp. Theo kết quả điều tra 620 doanh nghiệp do Tổng cục thống kê tiến hành vào tháng 4/2013, khoảng 90% doanh nghiệp không thể tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, hơn 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa không có thông tin về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới công nghệ, kỹ thuật, 35.5% có nghe nói nhưng không biết chi tiết,cũng hơn 60% chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ về đổi mới công nghệ.

Một số chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có nội dung chồng chéo, trùng lặp dẫn đến hiệu quả chưa cao, lãng phí nguồn lực. Các chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phức tạp, thời gian để tuân thủ các quy định về thuế vẫn còn khá nhiều so với các tiêu chuẩn trong khu vực. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, bởi nguồn lực khan hiếm. Các thủ tục về quyền sử dụng đất vẫn là một vướng mắc của doanh nghiệp, điều này gây cản trở doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng.

Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một mục tiêu dài hạn phải có thời gian để đạt được quy mô đề ra. Trong khi chính sách trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế do cách thức tổ chức, triển khai, nội dung đào tạo vẫn chủ yếu là lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, nhiều chương trình đào tạo chưa chú trọng đến quản trị doanh nghiệp chuyên sâu, quản trị sản xuất, các tiêu chuẩn quản lý trong sản xuất. Mặc dù, nhu cầu nâng cao chất lượng của doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn nhưng do thiếu thông

tin nên doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ này của Nhà nước.

Mặc dù, những năm qua thủ đô Viêng Chăn đã có nhiều chủ trương chính sách đổi mới trong điều hành kinh tế cũng như đổi mới phong cách lãnh đạo, tạo ra tính năng động và tiên phong hơn trong lãnh đạo kinh tế- xã hội, nhưng trong điều hành của một sốsở, ngành, địa phương trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng như đền bù giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu, giá đền bù chưa phù hợp với thực tế; Tỷ lệ giải quyết tiếp cận đất đai vẫn còn nhiều khó khăn, hầu hết cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng từ những năm trước đến nay vẫn chưa giải quyết được, nhiều dự án đã khởi công được một phần đã phải dừng lại…

- Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra của rất nhiều cơ quan thanh tra nhà nước như công an, kiểm toán, hải quan, thuế, quản lý vốn, quản lý thị trường, bảo hiểm,…từ Trung ương đến địa phương; cùng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp trên, cấp dưới của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan với những lĩnh vực và nội dung khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và thời gian. Bên cạnh đó, cơ chế “tiền đăng, hậu kiểm” đã giúp các doanh nghiệp rút ngắn đáng kể thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp, nhanh chóng gia nhập thị trường, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và ngăn chặn tình trạng sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Nhưng cho đến nay, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có bất kỳ quy định nào về hậu kiểm, do vậy việc hậu kiểm chỉ dựa vào khả năng vận dụng sáng tạo của từng địa phương. Lực lượng làm công tác hậu kiểm không ổn định và kiêm nhiệm do thiếu người lại không được tập huấn, tổ chức một cách bài bản, dẫn đến làm chất lượng làm việc của cán bộ không đều.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều ngành có chức năng thanh tra quản lý nhà nước, tuy nhiên, giữa các ngành không có sự phối hợp dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây áp lực và mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Đặc biệt, có nhiều ý kiến từ doanh nghiệp phản ánh, trong thời gian chưa đầy 3 tháng mà có tới gần 10 lần thanh tra và có những đợt thanh tra kéo dài đến 2 tháng, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô thời gian qua thường không đồng bộ về mặt nội dung, có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra nhưng không có kết luận bằng văn bản hoặc chỉ có biên bản xử lý vi phạm theo mẫu in sẵn. Nội dung thanh tra, kiểm tra mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp nên chưa có cái nhìn đầy đủ về doanh nghiệp dưới góc độ quản lý, từ đó chưa có những quyết định đúng đắn, đầy đủ nhằm động viên, khuyến

khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển trong hành lang pháp lý đã được xác lập.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn là:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đã và đang được xây dựng để phù hợp với hoàn cảnh mới, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa ổn định, chồng chéo, thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành.

Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - công cụ quản lý quan trọng nhất - hiện đã được đổi mới nhưng còn tồn tại nhiều yếu kém. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên địa bàn chưa phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó cơ bản là chưa đảm bảo tính minh bạch, tính nhất quán, tính đồng bộ, tính ổn định, tính khả thi và tính tiên liệu. Điều này

thể hiện ở:

i) Tính nhất quán của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp không cao; thiếu đồng bộ giữa các quy định pháp luật, giữa pháp luật và tồ chức thực hiện pháp luật. Khung khổ pháp luật cho hoạt động của doanh nghiệp không chỉ do cơ quan lập pháp thực hiện và thường chỉ mang tính nguyên tắc, do đó, không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn, dẫn tới sự tham gia của cơ quan hành pháp các cấp vào quá trình này bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Trên thực tế, đây mới chính là các văn bản có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh

nghiệp, vì vậy, chức năng tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp đã bị phân tán và đôi khi thiếu sự thống nhất, thậm chí mâu thuẫn về nội dung giữa các quy định pháp luật của các cấp quản lý khác nhau. Trong khi các quy phạm pháp luật về tổ chức quản lý, thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh... có nhiều cải cách và tiến bộ đáng ghi nhận theo đòi hỏi của kinh tế thị trường, thì hàng loạt các quy phạm pháp luật về giải thể doanh nghiệp; sở hữu và hợp đồng; về điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh; huy động và sử dụng các nguồn lực (đất đai, vốn, tín dụng, tài nguyên, lao động); cạnh tranh; xuất nhập khẩu, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; phá sản doanh nghiệp... lại không có sự thay đổi tương xứng. Vì vậy, thực tế là có rất nhiều quy định được ban hành nhưng không có đủ điều kiện thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả do thiếu sự đồng bộ giữa các quy đinh khác nhau. Nói cách khác, quy định pháp luật chưa có đủ điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả.

ii) Pháp luật về doanh nghiệp còn hay thay đổi, tính tiên liệu và độ tin cậy không cao. Nguyên nhân là do quá trình soạn thảo chưa có sự chuẩn bị đúng mức và lúng túng trong nhận thức về các quy luật vận động của đối tượng và phạm vi điều chỉnh theo kinh tế thị trường. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp luôn bị động, chắp vá, nhằm giải quyết nhu cầu ngắn hạn trước các hiện tượng thực tế đang diễn ra, chưa gắn kết vói

công tác dự báo (vốn dĩ còn nhiều yếu kém và hạn chế) và thiếu hẳn một chương trình tổng thể xây dựng pháp luật doanh nghiệp một cách dài hạn và đồng bộ. Vì vậy, nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí không có hiệu lực thi hành hoặc không áp dụng được trong thực tế do bị văn bản khác mới hơn phủ nhận v.v...

iii) Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu công khai và minh bạch của kinh tế thị trường. Thời gian gần đây, các đối tượng ngoài bộ máy hành chính nhà nước đã được tham gia vào quá trình ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, nhưng nhìn chung việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp còn khép kín, chưa tạo điều kiện và quan tâm thoả đáng đến sự tham gia của chính các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và các bên có lợi ích liên quan ngoài xã hội nên chưa có sự đồng thuận xã hội, mang nặng tính chủ quan, kể cả hiện tượng sử dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cơ quan soạn thảo.Hệ quả là, mặc dù chiếm đến hơn 90% số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động những loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự trở thành đối tượng thụ hưởng chính sách của nhà nước khi hệ thống pháp luật kinh doanh hiện chưa có quy định cụ thể ở bất kỳ điều khoản luật nào hoặc nếu có ở tầm Nghị định, Thông tư và Chỉ thị thì cũng chưa đúng trọng tâm, trọng điểm khiến cho nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phân tán, dàn trải và không phát huy được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều song manh mún, thiếu tính đồng bộ, các ưu đãi được thực hiện nhỏ lẻ, không tạo được đột phá. Các chính sách hỗ trợ chưa chú ý tới đặc tính về quy mô nhỏ và cực nhỏ của phần lớn các doanh nghiệp tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như suy giảm kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng khó khăn hơn. Khủng khoảng kinh tế

thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, trong đó thủ đô Viêng Chăn không nằm ngoài sự suy giảm mà ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thống các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng hóa công nghiệp. Giá cả các loại hàng hóa biến động khó lường, vốn vay ngân hàng giảm, lãi suất ngân hàng tăng quá cao làm cho các doanh nghiệp không có khả năng vay và thanh toán, dẫn đến sản phẩm đầu vào tăng, làm cho giá thành sản phẩm đầu ra rất khó tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thị trường ở ngoài nước bị cắt giảm sản lượng đáng kể, giá rẻ, phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh những khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước, không thể nói đến nguyên nhân xuất phát từ nội tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đó chính là quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, thiếu mặt bằng kinh doanh, kinh doanh manh mún, trình độ quản lý còn hạn chế, chất lượng lao động thấp, máy móc trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, chưa có tính cạnh tranh cao, nhất là thị trường ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)