7. Cấu trúc của Luận văn
1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thủ đô Viêng Chăn
Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm thành công của tỉnh Bình Dương của Việt Nam và tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thủ đô Viêng Chăn như sau:
- Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có doanh nghiệp lớn mà phải quan tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi hệ thống doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển là cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ phát triển mạnh khi Chính quyền đảm bảo sự bình đẳng thực sự với các doanh nghiệp lớn.
- Hai là, cơ chế quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thông thoáng hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt phải thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn hay chu kỳ phát triển kinh tế. Hằng năm, cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa cần rà soát các văn bản pháp quy còn phù hợp với tình hình thực tế hay không để kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn bản lạc hậu, không còn lạc hậu, không còn tác dụng tạo động lực cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện việc đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để thích ứng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế bằng cách gặp gỡ, lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, từ đó có thể đề xuất những chính sách thiết thực hơn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ba là, thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm … theo hướng khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa.
- Bốn là, tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng những chương trình cụ thể theo kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương như đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc lập kế hoạch kinh doanh, marketing và tìm kiếm thị trường,…
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, trong đó có Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp có những chuyển biến sâu sắc thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng được chú trọng. Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển đúng hướng và phát huy tác dụng thì cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay tập trung vào một số nội dung cơ bản: Thứ nhất, định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước và từng địa phương; Thứ hai, ban hành, phổ biến pháp luật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp; Thứ ba, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thứ năm, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở cấp địa phương đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để có thể kiểm soát tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp.
cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng trong chương 2 cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn trong chương 3 của Luận văn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn ảnhhưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa