7. Cấu trúc của Luận văn
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối vớ
3.2.4. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
nghiệp nhỏ và vừa
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn chưa được quan tâm sâu sắc. Đây là một trong những giải pháp rất cần thiết để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng bộ máyquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô một cách hợp lý, tránh tình trạng dồn việc quản lý tập trung vào một nơi làm cho hiệu quả quản lý không cao. Ngoài ra, phải phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để tránh chồng chéo.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải phối hợp với các tổ chức hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô như: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Văn phòng xúc tiến và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa... để nghiên cứu, hoạch
định chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tham mưu cho Chính phủ và chính quyền thủ đô Viêng Chăn về các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như tài chính, tín dụng, thị trường...
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động bằng các hình thức như: định kỳ báo cáo tài chính, tình hình nộp thuế và việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đề nắm bắt được doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tồn tại hay đã rút lui khỏi thị trường nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, để xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đạt được hiệu quả cao phải xây dựng đồng bộ các cán bộ nhà nước được trang bị đầy đủ các kiến thức, đạo đức và nhân cách. Đây là một yêu cầu bức thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn. Để hình thành được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần phải có các biện pháp cụ thể trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn, cụ thể:
+ Có chương trình đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực từ bậc mầm non bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên có kiến thức vững chắc nhằm tạo ra một thế hệ tương lai có đầy đủ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và nhân cách đạo đức tốt, tạo nguồn nhân lực cho Thủ đô.
+ Thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ công chức hàng năm cho bộ máy quản lý nhà nước một cách công khai minh bạch, lựa chọn những người
có tài, nắm chắc kiến thức về quản lý nhà nước và kiến thức chuyên môn và có nhân cách, đạo đức tốt vào các vị trí phù hợp để công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đạt kết quả tốt nhất.
+ Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức cho
cán bộ công chức nhà nước đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước như chương trình hợp tác đào tạo với các nước Nhật Bản, Anh… nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ và ứng dụng những mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới.