7. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở thủ
2.2.4. Ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và
nghiệp nhỏ và vừa
Để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng tồn tại và phát triển, vấn đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như việc ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi là vô cùng cần thiết. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua các chính sách của thủ đô Viêng Chăn thời gian qua như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng hoàn thiện thủ tục hành chính và các chính sách, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Thực hiện Quyết định số 42/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để công khai và đơn giản hóa thủ tục trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp gia nhập thị trường trong bối cảnh nước Lào đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Triển khai thực hiện “Cơ chế một cửa liên thông” giữa ba cơ quan: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài chính, theo đó, doanh nghiệp chỉ phải đến một nơi (Sở Công thương) để nộp hồ sơ và nhận kết quả cho 03 thủ tục nói trên, nhờ đó đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với loại hình công ty xuống còn 3 ngày (quy định là 15 ngày), đối với doanh nghiệp tư nhân và chi nhánh, văn phòng đại diện là 11 ngày.
Sở Công thương đã khai trương “Hệ thống thông tin doanh nghiệp” từ năm 2005 để phục vụ tốt hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cho doanh nghiệp nắm được thông tin liên quan đến phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô, cung cấp dịch vụ tư vấn tốt hơn cho doanh nghiệp. Thủ đô Viêng Chăn đã xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự,
thủ tục triển khai dự án đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư. Sở Tài nguyên và Môi trường chú trọng cải tiến thủ tục và trình tự giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư và thực hiện đảm bảo môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Hai là, về chính sách đất đai, thủ đô Viêng Chăn đã ban hành và thực hiện cơ chế giao đất và cho thuê đất thuộc sở hữu nhà nước do Thủ đô quản lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp dễ dàng có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở quy định của Luật đất đai, Thủ đô Viêng Chăn đã ban hành và thực thi cơ chế miễn, giảm khoản thu từ đất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi sự kinh doanh sẽ được sử dụng đất miễn phí trong thời hạn 3 năm đầu.Các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa được miễn tiền sử dụng hoặc thuê đất trong thời hạn 7 năm đầu hoạt động. Kết quả thực hiện chính sách này là trong năm 2014 có 240 doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm 180 doanh nghiệp mới thành lập và 60 doanh nghiệp ở vùng khó khăn) được miễn tiền thu từ đất với tổng số tiền là 33,1 tỷ kíp; năm 2015 có 395 doanh nghiệp (312 doanh nghiệp mới thành lập và 83 doanh nghiệp vùng sâu vùng xa) được miễn tiền thu từ đất với tổng số tiền là 163,7 tỷ kíp.
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất mà chưa được giao đất, thì được xem xét và giao đất thông qua cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm có mặt bằng sản xuất, kinh doanh, Thủ đô Viêng Chăn đã tích cực triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Ba là, về chính sách tài chính. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước về tài chính, thủ đô Viêng Chăn đã ban hành và thực thi chính sách thuế đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp bán lẻ với mức thuế khoán là 1 triệu kíp/năm; đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, mức thu là 5% của tổng doanh thu. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hình thức khoán thuế trong năm 2013 là 462 doanh nghiệp; năm 2014 là 648 doanh; năm 2015 là 838 doanh nghiệp. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp đã chấp nhận và thực hiện tốt chính sách này, song vẫn có một số doanh nghiệp chưa hài lòng và vẫn kiến nghị với Thủ đô giảm thuế xuống mức thấp hơn.
Bốn là, về chính sách tín dụng. Trên cơ sở quy định của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thủ đô Viêng Chăn đã ban hành quy chế cho vay ưu đãi với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hoạt động cho vay của các chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lào và Ngân hàng Công thương Lào trên địa bàn Thủ đô. Mức lãi suất ưu đãi là 8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thương mại hiện hành (từ 14%/năm đến 18%/năm). Điều kiện vay ưu đãi đối với doanh nghiệp là phải có tài sản thế chấp, là khách hàng thường xuyên của ngân hàng từ 3 năm trở lên, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn vốn và trả lãi suất cho ngân hàng đúng hạn. Chính sách tín dụng ưu đãi góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả hoạt động.
Năm là, về chính sách hỗ trợ đào tạo, thủ đô Viêng Chăn chủ trương hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm với mức kinh phí từ 60 đến 70 triệu kíp/năm. Chương trình đào tạo được Thủ đô thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thức đào tạo chủ yếu được thực hiện thông qua các khóa đào tạo ngắn ngày (từ 1 tuần đến 10 ngày) nhằm trang bị cho các chủ doanh nghiệp và các chức danh như thành viên Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, cán bộ nghiệp vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa những hiểu biết và kiến thức cần thiết về Luật Doanh nghiệp, các quy định về chế độ kế toán, kinh nghiệm
quản trị doanh nghiệp và những kỹ năng hoạt động trong kinh tế thị trường và hoạt động xuất, nhập khẩu. Đội ngũ giảng viên và báo cáo viên được mời là những chuyên gia có hiểu biết sâu và có kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp. Thủ đô Viêng Chăn tập trung hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho các doanh nghiệp mới thành lập. Đối với các doanh nghiệp khác, chi phí đào tạo thực hiện theo cơ chế chia sẻ: Thủ đô tài trợ 50% và doanh nghiệp 50%. Quy mô đào tạo hàng năm đối với các doanh nghiệp mới thành lập từ 2 đến 3 khóa, mỗi khóa từ 90 đến 100 người. Hầu hết các học viên sau khi tham gia khóa học đều khẳng định rằng những kiến thức thu được là cần thiết, giúp ích nhiều cho việc tuân thủ pháp luật và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả thực tế cho thấy số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi tăng lên. Tuy nhiên, vẫn không ít chủ doanh nghiệp còn bàng quan với vấn đề này.
Do nguồn kinh phí có hạn nên cho đến nay, Thủ đô với chỉ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng là chủ doanh nghiệp, còn về đào tạo nguồn nhân lực cho từng doanh nghiệp thì vẫn để cho doanh nghiệp tự lo liệu về kinh phí. Chính quyền Thủ đô trợ giúp kinh phí tư vấn về đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề để góp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân lực doanh nghiệp.
Sáu là, về chính sách thị trường, thủ đô Viêng Chăn đã thường xuyên hàng năm tổ chức các hội chợ, triển lãm với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các địa phương khác nhau của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và các doanh nghiệp nước ngoài như Việt Nam, Thái Lan… nhằm tăng cường giao