Ban hành pháp luật về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 71 - 73)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaở thủ

2.2.2. Ban hành pháp luật về doanh nghiệp

Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế nói chung, pháp luật về doanh nghiệp nói riêng, góp

phần tạo ra những chuyển biến quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh.

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IV và lần thứ V, Nhà nước Lào tập trung vào công tác xây dựng pháp luật, trong đó chủ yếu là xây dựng về pháp về kinh tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong tình hình mới, ngày 18-7-1994, Quốc hội Lào đã thông qua hai đạo luật là Luật kinh doanh và Luật Phá sản của doanh nghiệp. Đây là các đạo luật đầu tiên tại Lào qui định vấn đề thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. So với các qui định trước, chế định về đăng ký kinh doanh trong các luật trên có sự tiến bộ và hoàn thiện hơn. Luật kinh doanh năm 1994 qui định rõ ràng, đầy đủ về vấn đề tổ chức quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, về điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Sau năm 2000, Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị định, qui định nhằm tổ chức lại công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, chống gian lận thương mại. Pháp luật Nhà nước Lào đã thể hiện chính sách tự do lưu thông của các thành phần kinh tế. Lào đã ban hành và thực thi các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại như sau:

+ Nghị định số 205/TT ngày 10-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu”.

+ Nghị định số 206/TT ngày 11-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Kinh doanh thương mại trong nước”.

+ Qui định số 0834/BTM ngày 13-7-2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về “Hiệp hội kinh doanh thương mại”.

Đối với thị trường nội địa, Chính phủ Lào thực hiện chính sách thương mại nhất quán: một thị trường thống nhất và ổn định trong cả nước, các chủ thể kinh doanh chủ động và tự do kinh doanh lưu thông trên thị trường. Nhà

nước xóa bỏ chế độ quản lý thị trường theo đơn vị hành chính, chấm dứt tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” làm cho hàng hóa thông suốt và thuận lợi.

Những thiếu sót và hạn chế trong Luật Kinh doanh, chủ yếu là những hạn chế trong chế định thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh đã làm giảm tính linh hoạt của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn hình thức và cơ hội đầu tư phù hợp, đồng thời làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Để khắc phục những vấn đề trên, ngày 9-11-2005 Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhằm thay thế cho Luật Kinh doanh năm 1994.

So với trước đó, vấn đề đăng ký kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản trong nội dung, thể hiện sự đổi mới mới trong tư duy và phương pháp quản lý của Nhà nước, trong đó ghi nhận việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp hoàn toàn là quyền của nhà đầu tư. Thủ tục và hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa tối đa, các hình thức tổ chức kinh doanh được mở rộng, có nhiều loại hình doanh nghiệp đẻ các nhà đầu tư lựa chọn. Phương pháp quản lý chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” giúp Nhà nước giám sát, quản lý được hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)