Giải pháp về ban hành và thực thi các chính sách, chương trình hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 111 - 115)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối vớ

3.2.2. Giải pháp về ban hành và thực thi các chính sách, chương trình hỗ trợ

trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất. Thực tế cho thấy, trong quá trình các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do quỹ đất không nhiều. Đó là chưa kể đến thực trạng chính quyền một số địa phương có tâm lý “sính ngoại” trong việc phê duyệt địa điểm giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với doanh nghiệp

nhỏ và vừa nước ngoài. Đây chính là mối bận tâm lo lắng của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn Thủ đô. Vì vậy, chính sách đất đai của Thủ đô cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận đất đai và có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Nhà nước và chính quyền Thủ đô phải có chính sách rất cụ thể như:

Hoàn thiện pháp lý và nâng cao năng lực quản lý của hệ thống cơ quan đăng ký đất đai trong cả nước, nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký giao dịch về đất. Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng và công khai các quy hoạch này làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu thầu quyền sử dụng đất.

Xây dựng các cụm khu công nghiệp, thương mại có hạ tầng tốt nhất, đồng thời điều chỉnh các hình thức cho thuê đất. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.

+ Thống kê và thu hồi đất đang hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê và có những quy định về bồi hoàn và trả lại quyền sử dụng để quá trình chuyển giao đất công khai thuận lợi hơn. Ví dụ như các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua lại quyền sử dụng thỏa thuận thanh toán nếu không sẽ chuyển sang đấu thầu nhằm chống đầu cơ, mua bán chuyển nhượng dự án trái phép.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tiếp cận các mặt bằng kinh doanh thông qua nhiều hình thức như thuê, mượn, trả tiền thuê... Ngoài ra, còn đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép hoạt động, có các chính sách ưu đãi về thuế và xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh lành mạnh...

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị tăng cao. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để khởi sự doanh nghiệp và mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó thủ đô Viêng Chăncần nghiên cứu áp dụng những chính sách và giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn dễ hàng hơn.

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp đã được nhà nước xây dựng và ban hành một số quy định về tổ chức và hoạt động của nó. Tuy nhiên, triển khai hoạt động bảo lãnh tín dụng còn ở mức độ khá hạn chế.Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nói rằng họ không biết gì về bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp. Để thủ tục vay vốn dễ dàng hơn, Thủ đô Viêng Chăn cần có các biện pháp cụ thể như sau:

+ Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Cải tiến thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừatheo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay.

+ Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức đảm bảo tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mở rộng diện cho vay bằng

tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư nhân. Đơn giản hóa thủ tục thế chấp tài sản, giảm thời gian định giá tài sản.

+ Hoàn thiện khung pháp cho hoạt động của thị trường cho thuê tài chính theo hướng: mở rộng đối tượng tham gia hoạt động cho thuê tài chính, tài sản cho thuê, đa dạng hóa các pháp thức cho thuê, đối tượng bảo hiểm tài sản dùng để cho thuê tài chính...

+ Hoàn thiện chính sách đối với các quỹ bảo lãnh tín dụng theo hướng: không quy định mức vốn điều lệ chung cho mọi quỹ bảo lãnh, nên chia ra

nhiều mức khác nhau theo từng khu vực, cụ thể hóa quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức góp vốn thành lập qua các điều kiện được bảo lãnh và mức vốn được bảo lãnh, chế độ giám sát thanh tra hoạt động của quỹ...

- Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn

Kinh tế suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng hoạt động cầm chừng, thậm chí không ít đơn vị dừng hoạt động. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cấp chính quyền Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một là, chú trọng phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh.Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tham gia vào chuỗi các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho Thái Lan, Nhật Bản. Sở công nghiệp và thương mại Viêng Chăn đã tham mưu chính quyền Thủ đô thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Thủ đô với đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuất ban hành nhiều chính sách tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực có thương hiệu trên thị trường trong nước và khu vực.

Hai là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn, thủ đô Viêng Chăn mở rộng giao lưu thương mại, đầu tư - văn hóa - khoa học - công nghệ... với Thủ đô và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp và có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp mới thành lập.Việc phát triển vườn ươm doanh nghiệp không chỉ là sự hỗ trợ phát triển trước mắt mà còn là một giải pháp lâu dài nhằm thúc đẩy và mở rộng khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi được hỗ trợ, được “ươm tạo” sẽ tham gia vào hệ thống kinh doanh thực sự.Không gian và dịch vụ sẽ được tiếp tục sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới khác.Như vậy, giống như một “vườn ươm” cây trồng, các thế hệ doanh nghiệp sẽ lần lượt được hình thành và được hỗ trợ phát triển tốt hơn. Vườn ươm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được phát triển trong một điều kiện an toàn hơn, tức là giảm thiểu rủi ro trong quá trình khởi sự kinh doanh, giảm bớt tỷ lệ thất bại và phá sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt các chi phí, tổn thất của xã hội.

Bốn là, các cơ quan chức năng của Thủ đô cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa và hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động trong việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình như rà soát lại và điều chỉnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy tối đa công suất, tiết kiệm chi phí, đổi mới thiết bị, tăng năng suất, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, đa dạng thị trường xuất khẩu, sử dụng các công cụ chống rủi ro, thương lượng với đối tác để điều chính tăng giá bán đối với các hợp đồng đã và hợp đồng mới, tìm nguồn cung cấp mới, nguyên liệu thay thế rẻ hơn, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)