Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 115 - 118)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối vớ

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh

kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nhằm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các

doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Mục đích kiểm tra doanh nghiệp nhỏ và vừa để nắm các thông tin phản ánh nội dung, kết quả hoạt động doanh nghiệp, xác định thực trạng doanh nghiệp trong các thời kỳ hoạt động nhằm:

Đánh giá tình hình thực hiện, chấp hành các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong từng thời kỳ, điều chỉnh các nội dung quản lý trong trường hợp cần thiết.

Dự báo, khuyến cáo doanh nghiệp về những xu hướng hoạt động doanh nghiệp có thể xảy ra để có những giải pháp chủ động đón nhận, xử lý.

Cảnh báo doanh nghiệp về dấu hiệu phạm luật, phạm qui, thông báo về những triển vọng trong hoạt động doanh nghiệp.

Với mục đích trên, nội dung kiểm tra, tư vấn giám sát doanh nghiệp nhỏ và vừa là toàn diện ở cả hai giai đoạn: thành lập và hoạt động.

Trong giai đoạn thành lập, nội dung kiểm tra tập trung vào các điều kiện thành lập doanh nghiệp: pháp nhân, vốn, tài sản, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái từ hoạt động doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình thực hiện các chức năng sản xuất, thương mại dịch vụ, khoa học công nghệ, thị trường tài chính, các văn bản quản lý hiện hành, kiểm tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng kỳ.

Hình thức tổ chức kiểm tra hoạt động nhỏ và vừa có thể thực hiện: + Kiểm tra qua hình thức báo cáo tài chính, thống kê định kỳ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Kiểm tra qua thực hiện các thủ tục, quy định cần thiết đối với hoạt động doanh nghiệp.

+ Kiểm tra qua mạng.

Đối với thủ tục hành chính hỗ trợ, tư vấn giám sát kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải:

+ Chuẩn hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, phân định rạch ròi chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

+ Tiếp tục cải tiến và thực hiện rộng khắp mô hình “một cửa liên thông” trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thực hiện quyết liệt và triệt để hơn nữa các quy định về công khai hóa và minh bạch hóa các thủ tục hành chính đối với kinh doanh.

Để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao hơn thì trong thời gian tới Thủ đô Viêng Chăn cần phải tập trung thực hiện tốt nội dung sau:

- Một là, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ thanh tra nhằm nâng cao

hiệu quả và rút ngắn thời gian thanh tra. Ngoài ra có chế độ đãi ngộ cao đối với cán bộ thanh tra để họ yên tâm công tác và hạn chế những tiêu cực, gắn chế độ đãi ngộ cao với những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật. Cán bộ thanh tra làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Hai là, khắc phục tình trạng kiểm tra, giám sát chồng chéo. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của rất nhiều cơ quan nhà nước như: cảnh sát kinh tế, kiểm toán, hải quan, thuế, quản lý vốn, quản lý thị trường, bảo hiểm... từ Trung ương đến địa phương; cùng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp trên, cấp dưới của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan với những lĩnh vực

và nội dung khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và thời gian gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc kiểm tra

giám sát của các cơ quan nhà nước nên tổ chức định kỳ mỗi năm không nên có quá 2 đoàn kiểm tra đối với một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

- Ba là, các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm. Bên cạnh đó, các cơ quan cần hiệp thương, rà soát thời gian, đối tượng thanh, kiểm tra, quản lý chặt chẽ kế

hoạch thanh, kiểm tra doanh nghiệp hằng năm, tránh chồng chéo về nội dung thanh tra. Thanh tra, kiểm tra phải dựa trên kế hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần nhìn nhận đúng đắn và thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thông qua đó hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân lào (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)