Kết quả đánh giá – xếp loại công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC của ủy BAN NHÂN dân HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 65 - 69)

Kết quả đánh giá xếp loại công chức được đưa ra trên cơ sở những quy định tại Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của UBND huyện Triệu Phong ngày 29/11/2016 về quy định đánh giá và bộ tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức, nhân viên và người lao động. Quyết định này là văn bản chỉ đạo mới nhất của huyện Triệu Phong căn cứ vào các văn bản của cấp trên có thẩm quyền, quy định về công tác đánh giá công chức, được áp dụng cho tất cả các cơ quan, đơn vị trong huyện.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về công tác đánh giá công chức tại UBND huyện Triệu Phong, tác giả tổng hợp số liệu đánh giá công chức trọng ba năm: năm 2015, năm 2016 và năm 2017. Số liệu được biểu thị như sau:

Biểu đồ 2.8: Kết quả đánh giá xếp loại công chức các cơ quan chuyên môn tại UBND huyện Triệu Phong qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức huyện Triệu Phong qua các năm

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy tỉ lệ công chức đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các năm có những biến chuyển đáng kể. Cụ thể: năm 2015 đạt mức 28% so với các mức còn lại. Đến năm 2016, tỉ lệ này có mức tăng đáng kể so với năm trước là 28% (đạt 56%). Đặc biệt, đến cuối năm 2017, tỉ lệ này chạm mốc: 63% trong tổng thể. Ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ có tỉ lệ giảm: năm 2015 là 72%, trong khi năm 2016 chỉ đạt 43% và hiện tại đang ở mức 37% theo số liệu thống kê năm 2017. Năm 2015, tỉ lệ công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm 0%, năm 2016 là 1% và năm 2017 là 0%. Ở mức không hoàn thành nhiệm vụ cả ba năm liên tiếp đều là 0%. Nhìn chung, đây có thể xem là con số đáng mừng nếu nó thực sự sát với thực tế, cho thấy chất lượng công chức tại UBND huyện Triệu Phong ngày càng được nâng cao, có những tiến bộ rõ rệt qua các năm. Đó là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng thực thi công vụ trên địa bàn

huyện. Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả để có thể đánh giá hết toàn diện chất lượng công chức một cách chính xác nhất, đặc biệt là việc biểu thị được hay chưa được chất lượng thực thi công vụ của mỗi cá nhân công chức, tinh thần phê và tự phê, công bằng hay cào bằng….

2.3.6. Phương pháp đánh giá

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, có nhiều phương pháp có thể áp dụng trong đánh giá người lao động làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc lựa chọn các phương pháp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng cơ quan. Tất cả các phương pháp được lựa chọn đều nhằm mục tiêu tạo ra được những kết quả đánh giá mong muốn.

Tại UBND huyện Triệu Phong, căn cứ hướng dẫn của cơ quan cấp trên và UBND huyện Triệu Phong, hàng năm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban tiến hành công tác đánh giá công chức vào cuối năm theo quy định của pháp luật. Hiện nay, UBND huyện Triệu Phong đang đánh giá công chức theo biểu mẫu số 01a và 01b ban hành kèm theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của UBND huyện Triệu Phong ngày 29/11/2016 về quy định đánh giá và bộ tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức, nhân viên và người lao động.

Theo đó, kết quả đánh giá công chức được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như:

Cá nhân tự nhận xét, đánh giá;

Tập thể công chức trong cơ quan nhận xét; Cấp trên trực tiếp đánh giá xếp loại.

Như vậy, về cơ bản, UBND huyện Triệu Phong đã sử dụng phương pháp đánh giá 360 độ để thu thập thông tin trong đánh giá. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này còn hạn chế, lượng thông tin mà UBND huyện Triệu Phong thu thập được nhằm phục vụ cho công tác đánh giá công chức còn hạn

chế do bị bó hẹp trong phạm vi nội bộ cơ quan, chưa khai thác ở các kênh quan trọng khác như: người dân, các đơn vị liên quan,…

Bên cạnh đó, UBND huyện Triệu Phong còn sử dụng phương pháp cá nhân tự nhận xét, đánh giá. Đây là việc đầu tiên mỗi công chức có trách nhiệm phải làm khi tiến hành đánh giá công chức hàng năm. Cũng như các cơ quan hành chính nhà nước khác, việc đánh giá công chức ở UBND huyện Triệu Phong khi triển khai về các cơ quan chuyên môn sẽ cho công chức tự nhận xét, đánh giá về mình bằng văn bản. Các ý kiến này được đưa ra thông qua 6 tiêu chí có sẵn trong biểu mẫu đánh giá. Sau đó, công chức sẽ tự đánh giá xếp loại mình ở một trong bốn mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ ở cuối phần tự nhận xét, đánh giá. Điều này phụ thuộc phần lớn vào tinh thần tự phê của mỗi cá nhân, nhận xét về những ưu điểm đạt được cũng như các hạn chế còn tồn đọng.

Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí cũng được kết hợp áp dụng. Trong biểu mẫu 01b (Phụ lục) sẽ có ba cột để chấm điểm, dựa vào các tiêu chí cơ bản để đánh giá, công chức sẽ tự chấm điểm, xếp loại mình, tiếp đó, tập thể đơn vị góp ý, chấm điểm cho công chức đó. Sau cùng, thủ trưởng cơ quan sẽ xem xét phần cá nhân tự chấm điểm, tham khảo ý kiến của tập thể và chấm điểm. Các thang điểm sẽ theo mỗi tiêu chí tương ứng đã đề ra.

Các nhóm tiêu chí cơ bản có thể liệt kê đó là:

Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

Giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc;

Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sang kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả trong cơ quan, đơn vị, được cấp có thẩm quyền công nhận;

Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.

Tóm lại, nhằm phục vụ công tác đánh giá công chức, UBND huyện Triệu Phong đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để mang lại hiệu quả đánh giá cao và hướng đến phù hợp với tình hình của đơn vị mình. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả đánh giá công chức đem lại chưa cao. Như vậy, việc thay đổi phương pháp đánh giá cũng như cách thức áp dụng các phương pháp này là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC của ủy BAN NHÂN dân HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)