Nâng cao nhận thức của công chức về tầm quan trọng của công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC của ủy BAN NHÂN dân HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 87 - 89)

Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong

Nhằm hạn chế những hạn chế, bất cập trên đây, thông qua kết quả khảo sát và thực tế tình hình triển khai công tác đánh giá công chức của UBND huyện Triệu Phong, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức của công chức về tầm quan trọng của công tác đánh giá công chức đánh giá công chức

Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Như vậy, nhận thức của con người có nguồn gốc từ thực tiễn, là sự phản ánh biện chứng hiện thực khách quan. Đó là cơ sở cho các hoạt động của họ. Trong mọi tình huống, muốn thay đổi hành động của một người trước hết ta phải làm chuyển biến nhận thức của người đó. Và khi một hành động được bắt nguồn từ chính nhận thức của mình họ sẽ làm một cách tự nguyện và nhiệt tình.

Vấn đề lý luận này từ xa xưa đã được các nhà quản lý, lãnh đạo nắm bắt và sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị đất nước. Chẳng hạn như: thực hiện chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình,… nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan chính quyền các cấp tiến hành tuyên truyền, vận động người dân

thông qua hình thức treo băng rôn, tranh cổ động, tổ chức các chương trình văn nghệ mang tính giáo dục,…

Đối với công tác đánh giá công chức cũng vậy. Là một nội dung trong công tác quản lý công chức, muốn làm tốt công tác này trước hết phải đi từ chỗ nâng cao nhận thức của công chức. Đó là việc làm sao để họ hiểu được vai trò và tầm quan trọng của công tác đánh giá công chức trong quản lý công chức và sự nghiệp phát triển chung. Mặt khác, điều này cũng đem lại lợi ích thiết thực cho chính bản thân công chức.

Mặc dù nội dung tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức đã được đổi mới nhằm nâng cao tính khách quan trong đánh giá công chức, nhưng nhìn chung tính chủ quan vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, còn cảm tính trong đánh giá công chức. Do đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá để đảm bảo tính trung thực, khách quan, công tâm. Trước hết, cần làm cho công chức hiểu được ý nghĩa của công tác đánh giá kết quả thực thi công vụ đới với cơ quan, đơn vị và đối với cá nhân mình, từ đó có trách nhiệm hơn khi tham gia vào quy trình đánh giá; xây dựng văn hóa khách quan trong đÁnh giá công chức, từng bước thay đổi cách thức làm việc từ chủ yếu dựa trên quan hệ tình cảm sang lối làm việc một cách khách quan, vì việc chứ không vì người.

Trong các chủ thể tham gia đánh giá công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò rất quan trọng. Là người trực tiếp sử dụng, quản lý đội ngũ công chức. Người đứng đầu là người hiểu rõ nhất trình độ, năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Để nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng thẩm quyền cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá công chức, Chính phủ đã quy định cụ thể, chi tiết tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015. Theo Nghị định này, các ý kiến đóng góp của tập thể, cấp ủy Đảng, công đoàn,… chỉ mang tính chất tham

khảo; quyền quyết định đánh giá và phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp dưới, kể cả cấp phó sẽ do chính người đứng đầu quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định đánh giá, phân loại.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về công tác đánh giá công chức tại UBND huyện Triệu Phong, tác giả càng có cơ sở để vun đắp cho lý luận trên. Áp dụng phương pháp này, ta có thể nâng cao nhận thức của công chức thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến trong các cuộc họp cơ quan, bảng tin đơn vị. Tuyên truyền không những rộng mà còn phải sâu, cốt lõi để làm sáng tỏ tầm quan trọng của công tác đánh giá công chức và vai trò mỗi cá nhân công chức trong công tác ấy. Bên cạnh đó, UBND huyện có thể nghiên cứu tổ chức các lớp bồi dưỡng về công tác đánh giá công chức, qua đó cung cấp các văn bản pháp lý có liên quan và cập nhật những nội dung mới nhất theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Huyện cũng cần nghiên cứu, sắp xếp sao cho các lớp học này diễn ra vào những khung giờ phù hợp để đông đảo công chức có thể tham gia, đảm bảo tất cả công chức trên địa bàn quận đều được tập huấn đủ về cả số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC của ủy BAN NHÂN dân HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)