Cơ chế tự chủ ở Bệnh viện K, bệnh viện Quân y 175 và Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 47 - 51)

Bạch Mai.

- Bệnh viện K

Bệnh viện K là bệnh viện hạng I, tuyến Trung ương, chuyên khoa đầu ngành Ung bướu và từ năm 2016 trở về trước là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP. Từ năm 2017, bệnh viện được Bộ Y tế giao tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên.

Từ khi thực hiện tự chủ, mỗi năm, bệnh viện tiếp đón hơn 400.000 lượt khám bệnh (tăng gần 50% so với thời điểm trước năm 2016), điều trị nội trú cho hơn 45.000 người bệnh (tăng hơn 20% so với thời điểm trước năm 2016). Những năm gần đây, bệnh viện đã áp dụng triển khai rất nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao. Báo cáo kết quả về tài chính cho thấy doanh thu của bệnh viện có mức tăng trưởng tốt, năm 2017 tăng hơn 40% và năm 2018 tăng gần 20%.

Đạt được kết quả trên là do bệnh viện có những bước đi đúng đắn khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cơ chế tự chủ đã phát huy tính năng động, bệnh viện đã không trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước, mà chủ động trong việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở, mua sắm trang thiết bị nhằm phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, phát triển các hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến hiện đại, đồng thời tăng nguồn thu cho bệnh viện.

Tuy nhiên, thực hiện tự chủ không có nghĩa là chạy theo lợi ích kinh doanh, tìm mọi cách tăng nguồn thu, điều quan trọng nhất là tạo uy tín để thu hút người bệnh đến với bệnh viện, xem người bệnh là trung tâm. Do vậy, ngoài công tác chuyên môn, triển khai dịch vụ kỹ thuật mới, trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, thì việc đổi mới tinh thần thái độ phục vụ tiến đến sự hài lòng người bệnh, môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, an ninh đều hết sức quan trọng. Chính vì thế, bệnh viện luôn chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ y, bác sĩ, người lao động về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, để nâng cao chất lượng phục vụ, sánh ngang với các bệnh viện trong khu vực và quốc tế, làm sao để người Việt Nam không mất hàng tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh.

- Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện Quân y 175 là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối, trung tâm y học quân sự phía Nam, có đội ngũ thầy thuốc giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, với nhiều kinh nghiệm trong khám, chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Những năm qua, Bệnh viện không những hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng phục vụ chiến đấu, tổ chức khám, thu dung, điều trị cho bệnh nhân là quân nhân khu vực phía Nam, bảo đảm quân y cho quần đảo Trường Sa, nòng cốt trong xây dựng Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc,... mà còn tham gia tích cực vào công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Bệnh viện 175 đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ về cơ chế tự chủ tài chính. Yêu cầu đặt ra là phải làm cho mọi quân nhân, người lao động trong Bệnh viện, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì hiểu đúng mục đích, yêu cầu, nội dung của cơ chế tự chủ tài chính; nắm vững mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp mà Quân ủy Trung

ương, Bộ Quốc phòng đã xác định. Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, ở Bệnh viện 175 nói riêng là vấn đề mới, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực,… nên việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp là vấn đề rất quan trọng. Trên cơ sở nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Bệnh viện về “tự chủ tài chính”, cấp ủy, chỉ huy các cấp quán triệt cụ thể hóa thành chỉ tiêu, biện pháp trong nghị quyết lãnh đạo cấp mình; xác định đây là vấn đề mới để thực hiện theo lộ trình phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thời gian qua, trên cơ sở triển khai cơ chế tự chủ tài chính, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện luôn chú trọng giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ y, bác sĩ về nghĩa vụ cao quý của ngành y, ý thức, trách nhiệm của người thầy thuốc Quân đội. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Bệnh viện tập trung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế; đổi mới quy trình tiếp đón, hướng dẫn người bệnh; triển khai hệ thống phòng tiếp dân, hộp thư góp ý, đường dây nóng. Đồng thời, thành lập tổ công tác xã hội nhằm kịp thời giải quyết vướng mắc cho người bệnh trong quá trình khám, điều trị; công khai minh bạch thông tin về quy trình khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế. Theo đó, bệnh nhân được giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp và thời gian dự kiến điều trị; tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm, thăm dò, kỹ thuật cao; cập nhật về giá cả các loại thuốc và chi phí điều trị, v.v. Bệnh viện cũng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, dựa trên công nghệ thông tin, nhất là trong giám sát việc sử dụng thuốc, kỹ thuật y tế theo quy chuẩn, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho người bệnh; phấn đấu có trên 90% số bệnh nhân hài lòng với các dịch vụ của Bệnh viện. Bên cạnh đó

Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đây là vấn đề có

tính then chốt trong vận hành, nâng cao hiệu quả cơ chế tự chủ về tài chính của Bệnh viện. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, Bệnh viện đã dành một khoản kinh phí thỏa đáng để triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả việc đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Đồng thời, vận dụng linh hoạt nhiều hình thức bồi dưỡng khác, như: tập huấn chuyên môn, sinh hoạt khoa học kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, cũng như đầu tư bảo đảm trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả trong thực hiện cơ chế này, cùng với chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quân y với các nước đối tác: Australia, Hoa Kỳ, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… nhằm chia sẻ, cập nhật kiến thức, kỹ thuật công nghệ mới, chuyên sâu trong y học.

- Bệnh viện Bạch Mai:

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%). Bệnh viện tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học – kỹ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế. Cùng với đó là sự nỗ lực của toàn thể bác sĩ, người lao động và ban lãnh đạo bệnh viện, với phương châm lấy bệnh nhân làm trung tâm, luôn luôn chú ý đến nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh để thu hút người bệnh, tiết kiệm chi phí, trên tinh thần thu đúng, thu đủ giá các dịch vụ y tế.

Đối với Bệnh viện Bạch Mai, nguồn kinh phí hàng năm do Nhà nước cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu kỹ thuật cao phục vụ người bệnh. Được sự cho phép của Bộ Y

tế, bệnh viện mạnh dạn kêu gọi xã hội hóa, thông qua cơ chế xã hội hóa, trong 10 năm trở lại đây, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất của bệnh viện đã được đầu tư hiện đại, đưa dịch vụ kỹ thuật y tế phát triển vượt bậc, tiếp cận được với thế giới, từ đó trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ ngày càng phát triển, đẩy mạnh được nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Người bệnh được lợi nhất khi họ không phải ra nước ngoài điều trị, được thụ hưởng các kỹ thuật cao ngay trong nước. Uy tín và thương hiệu của bệnh viện, cũng như ngành Y tế được nâng lên. Có thể nói, cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP thể hiện hướng đi đúng, chính sách đã có nhiều thay đổi, như cho phép bệnh viện tự thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhờ đó, giúp tăng nguồn thu, đảm bảo được nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện; thu nhập của người lao động ngày càng cao so với chưa tự chủ tài chính, người lao động chỉ được hưởng 1 lần lương cơ bản, nhưng từ khi chuyển sang tự chủ tài chính, người lao động bệnh viện ngoài hưởng lương cơ bản, còn được hưởng gần 2 lần lương thu nhập tăng thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)