Thực hiện cơ chế quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 81 - 83)

2.2.4.1. Nguồn tài sản cố định của nhà nước

Thực tiễn công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Từ đó Nhà nước xây dựng tiêu chuẩn, định mức: nhà làm việc, phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước; Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn thực hiện trong việc quản lý, sử dụng các tài sản là nhà làm việc, ô tô con và chế độ điều chuyển, thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được.

Nhằm triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư hướng dẫn số 112/2006/TT-BTC ngày 27/12/2006 của Bộ Tài chính, nhằm tạo quyền tự chủ và chủ động trong việc quản lý và sử dụng tài sản, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp huy động các nguồn lực hiện có để đầu tư trang bị, đổi mới tài sản, đồng thời sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ Y tế đã thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, sửa chữa lớn tài sản từ kinh phí thường xuyên và các quỹ các các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế tại Quyết định số 1232/QĐ-BYT ngày 08/4/2008 của

Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo đó, các đơn vị được quyết định mua sắm, sửa chữa lớn các tài sản có giá trị dưới 01 tỷ đồng, riêng việc quyết định mua sắm đối với xe ô tô phục vụ công tác từ 16 chỗ ngồi trở xuống và xe ô tô chuyên dùng do Bộ Y tế quyết định theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Khi tổ chức thực hiện, các đơn vị phải đấu thầu theo đúng quy định của Nhà nước

- Nguồn trích từ khấu hao tài sản cố định:

Số trích khấu hao từ tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phát triển của Bệnh viện thì trích vào quỹ phát triển hoạt động của Bệnh viện. Số trích khấu hao của tài sản được hình thành từ nguồn vốn liên doanh, liên kết chi trả cho bên liên doanh, liên kết, số còn lại để lại tái đầu tư cho Bệnh viện và bổ sung vào nguồn vốn của Bệnh viện.

- Nguồn trích từ chênh lệch thu chi:

Sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý, có chênh lệch thu > chi, nộp nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Bệnh viện trích lập các quỹ còn lại của Bệnh viện (trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 30%).

- Nguồn từ các hoạt động khác: Nguồn tài trợ, biếu tặng…

2.2.4.1. Nguồn tài sản cố định hình thành từ xã hội hóa

Xã hội hóa dịch vụ y tế, không phải là giảm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước mà huy động được mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển y tế, góp phần quan trọng cho phát triển, ứng dụng các tiến bộ, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nền y học của thế giới vào phát triển nền y học Việt Nam.

Tính đến 31/12/2018, Bệnh viện Phổi Trung ương đã liên doanh liên kết với 15 công ty trong và ngoài nước, lắp đặt 21 máy. Nguồn tài chính thu từ liên doanh liên kết giai đoạn 2016-2018 thể hiện qua Bảng 2.11

Bảng 2.11. Nguồn tài chính liên doanh liên kết giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm Thu I Năm 2016 36,152 1 CT 64 dãy 11,255 2 CT 16 dãy 16,913

5 Phòng khám đa khoa TYC 955

7 Siêu âm màu 2,248

9 XQ KTS 4,781

II Năm 2017 103,070

1 CT 64 dãy 10,696

2 CT 16 dãy 20,395

4 MRI 6,704

6 Phòng khám đa khoa TYC 60,836

7 Siêu âm màu 2,758

9 XQ KTS 1,681

III Năm 2018 134,577

1 CT 64 dãy 8,433

2 CT 16 dãy 23,860

4 MRI 8,319

6 Phòng khám đa khoa TYC 41,141

8 Siêu âm màu 2,442

10 XQ KTS 2,289

11 Trung tâm điều trị TYC CNC 48,093

Tổng 413,021

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, Bệnh viện Phổi Trung ương)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 81 - 83)