Thực hiện lập ngân sách, chấp hành ngân sách, hạch toán và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 83 - 87)

toán thu - chi

Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán và quyết toán thu - chi NSNN đối với các Bệnh viện thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2.5.1. Lập ngân sách

“Ngân sách nhà nước là là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Ngân sách là kết quả của quá trình lập ngân sách. Lập ngân sách là một công cụ quản lý nhằm phân bổ nguồn lực ngân sách có hạn và bảo đảm việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.

“Lập ngân sách thực chất là quá trình đưa ra kế hoạch (dự toán) ngân sách cho năm tài khóa và xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu đề ra” .

“Vai trò của ngân sách được thể hiện qua việc ngân sách tác động như thế nào đến: kinh tế vĩ mô, phân bổ nguồn, hiệu quả và hiệu lực sử dụng các nguồn lực. Cách thức lập ngân sách: Lập ngân sách theo khoản mục, theo công việc thực hiện, theo chương trình và lập ngân sách theo kết quả đầu ra”.

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và nhiệm vụ của cấp thẩm quyền giao của năm kế hoạch, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu - chi tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu - chi năm kế hoạch; cụ thể:

Dự toán thu - chi thường xuyên

Dự toán thu: các khoản thu học phí, lệ phí: căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các khoản thu sự nghiệp: căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đơn vị đã ký kết.

Dự toán chi: đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chi hoạt động dịch vụ theo quy định của Nhà nước.

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Dự toán thu - chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từng nội dung thu - chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp theo quy định hiện hành.

2.2.5.2. Giao dự toán thu - chi

Sau khi nhận được dự toán thu – chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bổ và giao dự toán thu – chi cho từng đơn vị trực thuộc.

Căn cứ vào dự toán thu - chi của các bệnh viện công lập, đơn vị chủ quản quyết định giao dự toán thu - chi ngân sách, trong đó kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm hoặc giảm theo quy định của cấp có thẩm quyền. Cụ thể:

Dự toán thu - chi hoạt động thường xuyên

Giao dự toán thu: Tổng số thu học phí, lệ phí; số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí; số phí, lệ phí phải nộp NSNN.

Giao dự toán chi: Giao dự toán chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí; giao dự toán chi hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp được giao và phân bổ theo từng loại của mục lục NSNN, theo các nhóm mục: chi thanh toán cho cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác. Đối với hoạt động dịch vụ, cơ quan chủ quản không giao dự toán thu - chi; đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán thu - chi để điều hành trong năm.

Dự toán chi không thường xuyên

Cơ quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành. Dự toán chi không thường xuyên được giao và phân bổ vào 4 nhóm mục chi của mục lục NSNN.

2.2.5.3. Thực hiện dự toán thu - chi

Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, Bệnh viện công lập được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết thì đơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Đối với dự toán chi không thường xuyên, việc điều chỉnh nội dung chi, nhóm mục chi phải gửi cơ quan chủ quản phê duyệt; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thì không được chuyển sang năm sau, nếu được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện thì phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

2.2.5.4. Hạch toán, quyết toán thu - chi

Để đảm bảo cho việc chi tiêu công từ các nguồn lực của Nhà nước được thực hiện một cách có hiệu quả, bên cạnh việc lập một dự toán chi tiêu đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực thi dự toán đó một cách nghiêm túc và linh hoạt, cần theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chi tiêu một cách chặt chẽ để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu ngân sách đã đặt ra. Các công cụ để theo dõi giám sát và kiểm tra chi tiêu cơ bản và có hiệu lực là: kế toán và báo cáo tài chính (hạch toán, quyết toán thu – chi), kiểm tra tài chính và kiểm toán.

Hạch toán, quyết toán thu – chi là một trong các công cụ để theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước, thông qua đó giúp cho việc quản lý tài chính, tiền vốn của Nhà nước một cách có hiệu quả.

Các bệnh viện công lập hạch toán, quyết toán thu - chi theo quy định của mục lục NSNN và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính và bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài Chính).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)