Đổi mới công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực người lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 113 - 127)

Mặc dù hiện tại Bệnh viện vẫn đang từng bước hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, tức là đơn vị vẫn được Nhà nước cấp Ngân sách chi thường xuyên. Tuy nhiên theo lộ trình tính giá dịch vụ y tế (theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP) thì đến năm 2016, giá dịch vụ y tế đã tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính đủ chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định). Điều này có nghĩa là đến thời điểm này, Nghị định 43 sẽ không còn phù hợp nữa. Bệnh viện cần phải có sự thay đổi đồng bộ trong tổ chức, quản lý, đổi mới về cơ chế quản lý tài chính.

Đi đôi với đổi mới công tác quản lý tài chính, Bệnh viện cần tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính hơn nữa. Trước hết đó là

công khai dự toán, quyết toán tài chính hàng năm cho cán bộ nhân viên trong Bệnh viện để biết, Công khai các tiêu chuẩn định mức, công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ, công khai phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ. Khi các vấn đề này được công khai,minh bạch, quản lý tài chính sẽ nhận được phản hồi tốt, mọi người nhận thức được tầm quan trọng công việc của mình và lợi ích mình sẽ nhận được.

Bên cạnh đó để công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đạt hiệu quả cao thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.

Kiểm tra, kiểm soát tài chính từ bên trong tức là Bệnh viện phải luôn tự kiểm tra công tác tài chính kế toán của Bệnh viện như: việc chấp hành dự toán của năm, chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ, tình hình tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành cơ chế, chính sách về tài chính, tình hình thực hiện thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng các quỹ của Bệnh viện. Thông qua công tác tự kiểm tra, kiểm soát tài chính, Bệnh viện sẽ sớm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm để kịp thời xử lý và đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện ngày càng hiệu quả hơn.

Kiểm tra, kiểm soát tài chính từ bên ngoài tức là việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính Bệnh viện còn được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như: Bộ Y tế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, điều này thể hiện sự kiểm soát chi chặt chẽ. Trong thời gian tới, Bệnh viện cần chuyển tất cả các khoản chi qua kho bạc Nhà nước để chi để đảm bảo rằng các khoản thu chi của Bệnh viện đều được kiểm soát chặt chẽ từ việc tuân thủ đúng dự toán được giao, quy chế chi tiêu nội bộ đã được duyệt. Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước, nếu phát hiện những thiếu sót, sai phạm của Bệnh viện để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện được thực hiện tốt.

Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ không được Ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên nữa, do đó, Bệnh viện phải tiền hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính và có trách nhiệm sử dụng các nguồn vốn, tài sản và nguồn nhân lực có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tạo điều kiện cho Bệnh viện phát triển theo lộ trình đã lập, cải thiện đời sống cán bộ viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, viên chức với Bệnh viện trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Một hạn chế của Bệnh viện hiện tại, đó là năng lực lãnh đạo của các cán bộ quản lý khoa phòng về tự chủ tài chính còn thấp, nhận thức về tự chủ tài chính của một bộ phần không nhỏ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn y tế còn nặng tư tưởng bao cấp, thiếu chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, chưa đưa ra được các biện pháp và hoạt động cụ thể có hiệu quả.

Để khắc phục được điều này, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về tự chủ tài chính trong toàn bệnh viện và đặc biệt là các đối tượng quản lý thông qua hình thức tuyên truyền, vận động. Một cơ chế tự chủ tài chính phát huy tác dụng và thiết thực trong Bệnh viện thì đội ngũ cán bộ, viên chức phải thấy được lợi ích của cơ chế mới tới bệnh viện cũng như sự tác động của nó tới bản thân mỗi người lao động và Bệnh viện. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải am hiểu về những quy định mới, về quy chế mới, có thể giải đáp mọi thắc mắc của cán bộ, nhân viên. Đây là một nghệ thuật của nhà lãnh đạo cần hướng tới và hoàn thiện hơn.

3.2.5 Một số giải pháp khác

- Tăng cường xã hội hóa, liên doanh liên kết trong mua sắm trang thiết bị y tế.

Một khi ngân sách nhà nước không còn cấp cho Bệnh viện thi việc tăng cường xã hội hóa, liên doanh liên kết sẽ giúp Bệnh viện có nguồn vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế, đảm bảo có lợi nhuận để tái đầu tư. Việc xã hội

hóa để phục vụ lợi ích chung cho toàn Bệnh viện, cho bệnh nhân chứ không phải vì lợi ích nhóm. Để tránh được tiêu cực có thể xảy ra, tạo sự công bằng giữa các nhóm lợi ích, Bệnh viện cần xây dựng một đề án xã hội hóa hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị khác và trình cấp trên xem xét, phê duyệt.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng tài sản.

Bệnh viện Phổi Trung ương là một Bệnh viện công lập, do đó, hàng năm, Bệnh viện đều được cấp ngân sách để thực hiện mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế tại Bệnh viện. Phần lớn những tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, do đó việc quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao nguồn thu, giảm bớt các chi phí sửa chữa không cần thiết, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tự chủ tài chính của Bệnh viện.

Để việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả, đem lại lợi ích chung cho Bệnh viện cần thực hiện các nội dung sau:

- Cần ban hành một quy chế quản lý và sử dụng tài sản, trong đó, cần quy định chi tiết và cụ thể các thủ tục về trình tự mua sắm trang thiết bị, tài sản theo quy định của luật đấu thầu, quy trình quản lý, sử dụng, điều chuyển, sửa chữa, thay thế, bán, thanh lý tài sản, quy định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các khoa phòng, cá nhân trong công tác quản lý và sử dụng tài sản...

- Hàng năm, phải tổ chức kiểm kê tài sản, thực hiện trích khấu hao tài sản, nhượng bán, thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật hiện hành.

- Cần có biện pháp thích hợp để xử lý các trường hợp sai phạm trong quản lý và sử dụng tài sản gây lãng phí, thất thoát tài sản.

Một khi không còn được Nhà nước cấp Ngân sách, xu hướng tới, Bệnh viện sẽ phải thực hiện quản lý tài sản theo cơ chế quản lý tài sản của doanh nghiệp. Bệnh viện phải xác định lại giá trị của các tài sản, giá trị khấu hao của các tài sản để lập phương án quản lý tài sản hiệu quả nhất.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính.

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý bệnh viện, góp phần thúc đầy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các Bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thống nhất trong thu viện phí, công khai minh bạch tài chính, giúp kiểm soát và sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

Hiện tại Bệnh viện đang sử dụng phần mềm quản lý tự xây dựng ISOFH, về cơ bản phần mềm đã hỗ trợ công tác thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế rất nhiều, tiện lợi trong công tác quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và dịch vụ. Đây là phần mềm quản lý đồng bộ người bệnh trong suốt quá trình điệu trị, quản lý chung tất cả các hoạt động của Bệnh viện, không chỉ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế mà còn cho các hoạt động khác. Qua tìm hiểu, có thể thấy sự tiện dụng của phần mềm này công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý tài chính, nó đáp ứng các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của Bệnh viện:

- Quản lý tiếp nhận bệnh nhân khám bệnh: là đầu vào khai báo, đăng ký, chuẩn hóa thông tin về người bệnh, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám chữa bệnh, tự động phân loại đối tượng thu.

- Quản lý cận lâm sàng: quản lý tất cả két quả thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của người bệnh trong suốt quá trình khám chữa bệnh mà không bị bỏ sót.

- Quản lý lâm sàng: quản lý tất cả các thông tin hoạt động ở các khoa nội trú và lưu trữ bệnh án điện tử chi tiết của Bệnh nhân.

- Quản lý tài chính: quản lý được tình tình thanh toán của Bệnh nhân, tình hình tạm ứng, quản lý chặt chẽ hoạt động thu viện phí. Giúp người thu viện phí một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, tránh được các thủ tục hành chính rườm rà tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình khám chữa bệnh.

- Quản lý dược: Thống nhất được quản lý dược trong toàn viện, tránh được tình trạng thất thoát thuốc, gây tốn kém, lãng phí. Giúp quản lý được danh mục các loại thuốc, tên thuốc, hàm lượng thuốc, giá thuốc, hạn sử dụng, xuất nhập tồn...

- Quản lý chung: có thể xuất ra các loại báo cáo theo nhu cầu quản lý, thấy được hoạt động, hiệu quả của từng khoa.

- Quản trị hệ thống: Phục vụ việc phân quyền sử dụng cho từng người, nhóm người sử dụng theo dõi, kiểm tra việc cập nhật dữ liệu trên toàn hệ thống. Ngoài ra để quản lý tài chính có hiệu quả, Bệnh viện vừa chuyển sang sử dụng phần mềm kế toán ANA. Đây là một phần mềm hữu ích, phục vụ cho công tác quản lý tài chính Bệnh viện rất nhiều. Trong thời gian tới, khi đã sử dụng thành thạo cần khai thác hết các chức năng của phần mềm để việc quản lý tài chính tiện lợi, nhanh chóng, chính xác.

3.3 Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần ban hành và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của các bệnh viện công lập tuyến trung ương nói chung và Bệnh viện Phổi trung ương nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật và sự phát triển của ngành y tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hoàn thiện cơ chế chính sách phải tiến hành từ khâu rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách, chế độ đã thực hiện trong thời gian qua, xem xét nhu cầu hiện tại và tính đến đòi hỏi trong tương lai. Cơ chế, chính sách mới phải theo hướng đồng bộ, tránh

tình trạng chồng chéo, không minh bạch, không tạo ra kẽ hở và không gây cản trở cho quá trình thực hiện.Quan tâm tới phân cấp và uỷ quyền mạnh mẽ, đơn giản hoá các thủ tục trình duyệt, thực hiện cơ chế một cửa, giảm bớt các tầng, nấc trung gian nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho các đơn vị trong quá trình tổ chức hoạt động.

Giao cho Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế, xây dựng khung giá viện phí mới hợp lý trên cơ sở tính đến chi phí khám chữa bệnh và thu nhập của người dân.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Y tế

Bộ Y tế cần nghiên cứu đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho từng loại đơn vị sự nghiệp (Vì hiện tại Bộ Y tế có nhiều loại hình đơn vị sự nghiệp có thu). Trong đó, chú trọng tới cơ chế tài chính đặc thù cho một số đơn vị có nguồn thu lớn.

- Bộ Y tế cần các văn bản hướng dẫn, bao gồm:

+ Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động để trình cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (để hoạt động cho đúng chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống y tế theo quy hoạch phát triển ngành, địa phương).

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn hàng năm, trong đó nêu rõ kế hoạch hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao (làm cơ sở để phân bổ ngân sách, đặt hàng…), những hoạt động “dịch vụ” để đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hoạt động này đơn vị được thu theo giá tính đầy đủ chi phí.

+ Rà soát, đánh giá lại tài sản và báo cáo cơ quan chủ quản làm cơ sở xác định và giao tài sản theo các quy định của Luật quản lý tài sản nhà nước để bảo toàn và phát triển tài sản được giao. Các đề xuất cơ chế chính sách nên hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sự

nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ, viên chức và người lao động.

- Các cơ chế chính sách mới được ban hành, đi liền sau đó phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán.

- Do tính chất đặc thù, chuyên biệt của ngành, cần thiết phải thành lập tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp, kịp thời đề xuất với bộ, ngành khác của Nhà nước bổ sung hoàn thiện cơ chế cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì hiện tại, Bộ Y tế chưa đề xuất và phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội để ban hành thông tư liên tịch nào đối với một số lĩnh vực đặc thù của ngành (Trong khi đó, một số Bộ khác đã làm được việc này như: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ). Tổ công tác này sẽ bao gồm các Cục, Vụ chức năng có liên quan như: Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ...

- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, củng cố lề lối làm việc, xem xét áp dụng cơ chế một cửa ở một số Cục, Vụ trong Bộ, kết hợp với phân cấp, uỷ quyền và giao trách nhiệm cụ thể để nâng cao tính chủ động của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu. Đặc biệt, ở các khâu như thanh lý tài sản cố định có giá trị nhỏ, phê duyệt dự toán mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, phê duyệt quyết toán ban quản lý dự án tỉnh...- Tổ chức rà soát và đánh giá nguồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện giao tự chủ tài chính với mức độ tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm tiết kiệm chi NSNN Tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý tài chính, quản lý kinh tế cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 113 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)