Thực hiện cơ chế phân phối kết quả tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 77 - 81)

Cơ chế tự chủ tài chính khuyến khích các đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, nhằm tạo thêm phần chênh lệch thu chi cuối năm được phân phối thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện. Thu nhập sẽ quyết định đến hiệu quả làm việc của người lao động.

Nhìn chung, bệnh viện đã chú trọng tới việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức và cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Các

tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao như khối lượng công việc hoàn thành, các chỉ tiêu trong khám chữa bệnh của các khoa, chất lượng công việc hoàn thành,...còn chưa được chú trọng, phần chi thu nhập tăng thêm còn khiêm tốn so với các đơn vị đồng cấp. Hệ số phân phối thu nhập tăng thêm tính trên cơ sở các tiêu thức: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm công tác. Bên cạnh đó, thu nhập tăng thêm còn dựa vào thái độ, trách nhiệm và việc chấp hành kỷ luật lao động của đơn vị theo quy định phân loại lao động theo A, B, C.

Tiền thu nhập tăng thêm cho cán bộ được áp dụng theo công thức sau: TNTT=AxBxCxDx[K+H1+H2]xM

Trong đó:

TNTT: Thu nhập tăng thêm

A: Mức thu nhập tăng thêm cho một hệ số mà đơn vị xác định B: Hệ số lương hiện tại của cán bộ

K: Hệ số phân phối thu nhập chung

H1: Hệ số phân phối theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ H2: Hệ số phân phối theo trách nhiệm công việc

M: Mức độ hoàn thành công việc của cá nhân

(A=100%, B= 80%, C= 60%, D= không hưởng hệ số tăng thêm) Đối tượng áp dụng:

Các cán bộ, viên chức của Bệnh viện. Riêng đối với trình độ đại học, hợp đồng thử việc trong thời gian 12 tháng: 6 tháng đầu không được hưởng thu nhập tăng thêm, 6 tháng tiếp theo hưởng 50%, sau 12 tháng hưởng 100% mức thu nhập tăng thêm. Riêng đối với bác sỹ được hưởng 100% thu nhập tăng thêm sau khi ký hợp đồng lao động. Các đối tượng còn lại trong thời gian thử việc không hưởng thu nhập tăng thêm.

Đối với các nhân viên hợp đồng ngắn hạn, tùy theo từng trường hợp cụ thể, giám đốc sẽ quy định mức lương và thu nhập tăng thêm và ghi rõ trong hợp đồng lao động.

Tiền lương tăng thêm cho cán bộ viên chức qua các năm từ 2016-2018 được thể hiện qua bảng 2.9:

Bảng 2.9: Tổng hợp chi thu nhập tăng thêm các năm 2016-2018

STT Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 1 Tổng số lao động (Người) 779 823 890 103,57 104,83 2

Tổng chi lương tăng thêm

(triệu đồng) 35,687 36,434 42,248 119,08 140,99

3

Lương tăng thêm bình quân (tr.đồng/người/ tháng)

2,973 3,036 3,520

114,98 134,50

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán- Bệnh viện Phổi Trung ương)

Dựa vào số liệu tổng hợp ở bảng 2.9 cho ta thấy về cơ bản thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức có tăng góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân viên, mức lương tăng thêm tuy có được cải thiện qua các năm, nhưng mức tăng vẫn chưa đáp ứng chi phí sinh hoạt chung của đời sống cán bộ, nhân viên.

- Trích lập các quỹ

Nhìn chung, khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định việc trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành. Hàng năm tất cả các khoản thu của Bệnh viện (trừ nguồn thu không thường xuyên), sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và nộp các khoản thuế theo quy định, nếu còn dư thì được trích lập thành các quỹ, cụ thể:

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Bằng 35% số chênh lệch thu chi, Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, trợ giúp đào tạo...

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: bằng 25% số chênh lệch thu chi, dùng để bổ sung kinh phí trả tiền lương và thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức khi nguồn thu bị giảm sút hoặc bổ sung cho quỹ khác trong trường hợp cần thiết và chi thêm tháng lương 13 cho cán bộ nhân viên Bệnh viện.

Quỹ khen thưởng: Bằng 20% số chênh lệch thu chi, dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho các tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị, theo kết quả công tác hoặc những thành tích đóng góp tăng thu cho Bệnh viện. Việc khen thưởng do hội đồng thi đua của Bệnh viện xét theo đề nghị của các khoa, phòng có liên quan. Mức thưởng do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện.

Quỹ phúc lợi bằng 20% số chênh lệch thu chi, dùng để chi hỗ trợ khó khăn đột xuất, thiên tai, các hoạt động mang tính phúc lợi tập thể của Bệnh viện.

Tình hình trích lập quỹ của Bệnh viện qua các năm 2016-2018 được thể hiện qua bảng 2.10.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp trích lập quỹ qua các năm 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017

1 Quỹ khen thưởng 2,316 1,635 1,987 104,92 171,09

2 Quỹ Phúc lợi 9,266 10,903 15,894 104,92 171,09

3 Quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp 2,316 2,725 3,234 104,92 170,98

4 Quỹ ổn định thu nhập 4,633 8,177 10,654 104,92 170,94

5 Khác 1,090 1,785

Tổng cộng 18,533 23,443 30,554 104,92 171,02

Nhìn chung, việc thực hiện tự chủ tài chính khi thực hiện theo Nghị định 43 tại Bệnh viện đã phát huy được quyền chủ động sắp xếp lại lao động cho phù hợp, củng cố lại giường bệnh hiện có. Trước khi thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43 thì nguồn tài chính của Bệnh viện chủ yếu phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước, nhưng càng về sau, mức độ phụ thuộc giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)