Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 51)

Qua quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở Bệnh viện K, Bệnh viện Quân y 175 và Bệnh viện Bạch Mai có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, phải hiểu đúng thế nào là cơ chế tự chủ. Tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không hỗ trợ, Nhà nước cấp ngân sách cũng vẫn là tự chủ một phần. Điều này có nghĩa là các bệnh viện vùng sâu, vùng xa vẫn có thể thực hiện tự chủ, nhưng mức độ tự chủ đến đâu là vấn đề phải bàn. Tự chủ là được quyền quyết định những vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của mình, trên cơ sở nguồn lực Nhà nước giao, theo quy định của pháp luật; kể cả nguồn ngân sách nhà nước cấp, hay các nguồn thu được cũng được quyết định sử dụng theo quy định, trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình.

Thứ hai, tăng cường nguồn thu. Muốn có nguồn thu phải thu hút được người bệnh, muốn thu hút phải thay đổi thái độ phục vụ bệnh nhân, nâng chất lượng khám chữa bệnh, đây là yêu cầu cấp thiết của bệnh viện và ngành y tế. Vì vậy, các bệnh viện cần quyết liệt thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, "công khai minh bạch các khoản thu với người bệnh" và “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” bằng nhiều giải pháp. Trong đó, không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ, tuyên truyền, giáo dục cán bộ y tế thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế; đổi mới quy trình tiếp đón, hướng dẫn người bệnh; thành lập tổ, phòng công tác xã hội trong các bệnh viện nhằm kịp thời giải quyết vướng mắc cho người bệnh trong quá trình khám, điều trị;... Song song với đó, các bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển các kỹ thuật chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao ngay từ tuyến dưới.

Thứ ba, đổi mới tư duy quảnlý. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của hoạt động y tế là hàng hóa, nhưng là hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, thị trường dịch vụ y tế cần phải được tổ chức, quản lý đặc biệt. Lĩnh vực y tế cần có sự chuyển đổi từ mô hình quản lý để phục vụ sang phục vụ để quản lý. Phục vụ trong lĩnh vực y tế là phục vụ người bệnh. Vì vậy mô hình quản lý bệnh viện xét trên khía cạnh thị trường, giám đốc bệnh viện phải có kỹ năng, năng lực quản lý toàn diện, không nhất thiết phải là người giỏi về chuyên môn y tế, nhưng cũng cần có hiểu biết về đặc thù chuyên môn trong quản lý bệnh viện. Quản lý Bệnh viện công có thể vận dụng mô hình quản lý doanh nghiệp, nhưng là doanh nghiệp đặc biệt, phi lợi nhuận.

Tiểu kết chƣơng 1

Mục tiêu của đổi mới cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng chuyên môn cao; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN. Vì vậy, đổi mới cơ chế tài chính, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị y tế công thực hiện cơ chế tự chủ hiệu quả hơn là vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

Ở Chương 1, luận văn tập trung tổng quan các khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cơ chế tự chủ tài chính và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Từ bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ ở các bệnh viện, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bên cạnh đó, tìm hiểu việc thực hiện cơ chế tự chủ ở một số bệnh viện công và rút ra bài học kinh nghiệm.

Đây là phần cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng tự chủ tài chính ở Bệnh viện Phổi Trung ương ở Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƢƠNG

2.1. Khái quát về Bệnh viện Phổi Trung ƣơng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Phổi Trung ương là Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa Lao và Bệnh phổi của Việt Nam. Trong suốt giai đoạn lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển [19], Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho hàng triệu lượt người bệnh, chỉ đạo hoạt động phòng chống lao cũng như các bệnh phổi khác trên toàn quốc. Bệnh viện Phổi Trung ương tiền thân là Viện chống Lao được thành lập theo Nghị định số 273/TTg ngày 24 tháng 6 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong những Viện nghiên cứu được thành lập sớm nhất của Ngành Y tế. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu bệnh lao, chữa bệnh cho bệnh nhân lao tại Viện và điều trị ngoại trú, tổ chức an dưỡng cho bệnh nhân lao, phát hiện bệnh nhân lao trong cộng đồng, giáo dục ý thức và phương pháp phòng lao, theo dõi bệnh nhân lao đã xuất viện và đào tạo cán bộ chuyên khoa về bệnh lao. Khi đó Viện chỉ có 8 bộ phận quản lý, nghiên cứu và khám chữa bệnh, cùng với 410 cán bộ công nhân viên (trong đó chỉ có 3 bác sĩ, 1 dược sĩ và 4 cán bộ nghiên cứu). Sau 10 năm, tổ chức của Viện đã phát triển thành 16 phòng, khoa và một trại an dưỡng cho bệnh nhân lao tại Ba Vì. Đến năm 1985, Viện đổi tên là Viện Lao và Bệnh Phổi, đảm nhận nhiệm vụ rộng hơn, đó là Viện chuyên khoa đầu ngành về Lao và Bệnh phổi. Tổ chức của Viện cũng đã phát triển lên 23 phòng, khoa nghiệp vụ và chuyên môn, với chức năng, nhiệm vụ chuyên sâu hơn. Năm 2003, Viện đổi tên là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương. Cơ chế hoạt động đã chuyển từ Viện nghiên cứu có giường bệnh sang Bệnh viện chuyên khoa cao nhất của cả

nước về Lao và Bệnh phổi. Đến năm 2011, một lần nữa Bệnh viện được đổi tên: Bệnh viện Phổi Trung ương, là Bệnh viện chuyên khoa cao nhất của cả nước về Lao và Bệnh phổi. Theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 23/5/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động đối với Bệnh viện Phổi Trung ương hiện nay Bệnh viện có 41 khoa, phòng, trung tâm. Bệnh viện có chức năng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, tham mưu, để xuất các chiến lược và chính sách phát triển hệ thống chuyên khoa; chỉ đạo tuyến; đào tạo, đào tạo lại và đào tạo liên tục; phòng chống dịch bệnh; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và công nghệ; quản lý, điều hành các dự án quốc gia và quốc tế về lĩnh vực bệnh phổi và lao.

Cơ cấu viên chức: Bệnh viện Phổi Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành lao và bệnh phổi với quy mô giường bệnh tại Bệnh viện là 600 giường, những năm qua số lượng viên chức của Bệnh viện không ngừng được tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân. Năm 2014 theo Công văn số 644/BYT-KHTC ngày 18/02/2014 của Bộ Y tế về việc thông báo chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh năm 2014 phân bổ giường điều trị nội trú cho Bệnh viện Phổi Trung ương là 550 giường với số lượng viên chức thời điểm đó là 650 người (bao gồm viên chức 504 người, (hợp đồng 146 người) thì Bệnh viện còn thiếu từ 93 - 120 nhân viên (đạt 84,4 - 87,5%) còn nếu chỉ tính nhân viên theo biên chế thì Bệnh viện còn thiếu từ 239 – 266 (đạt 65,5 - 67,8%). Theo kế hoạch giường bệnh được Bộ Y tế phê duyệt với chỉ tiêu 550 giường và công suất sử dụng giường bệnh hiện nay là quá tải, số bệnh nhân điều trị nội trú hiện nay khoảng từ 800 - 850 bệnh nhân do đó Bệnh viện đang thiếu nhân lực về bác sĩ, điều dưỡng một cách nghiêm trọng. Điều này Bệnh viện đã báo cáo với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Lãnh đạo Bệnh viện cũng đang cố gắng để đảm bảo viên chức, số lượng và chất lượng của Bệnh viện cũng như yêu cầu về kết quả đầu ra của Bệnh viện. Đây là một

thách thức của Lãnh đạo Bệnh viện cũng như các đơn vị chức năng liên quan đến việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay để phục vụ công tác chuyên môn, cũng như để phục vụ cho giai đoạn 10 năm tới. Trước tình hình đó, tháng 6 năm 2014 Bệnh viện đã hoàn thành đề án vị trí việc làm trình lên Bộ Y tế và nhận được sự chấp thuận của Bộ Y tế đã tạo điều kiện để Bệnh viện Phổi Trung ương bổ sung một số lượng lớn viên chức y tế nhằm đáp ứng với quy mô giường bệnh của Bệnh viện.

Về trình độ chuyên môn viên chức y tế của Bệnh viện là khá cao trong đó, PGS.TS.BS 03 người; TS. BSCKII 22 người; ThS, CKI 93 người; Đại học 175 người; Cao đẳng 84 người; Trung cấp 261 người. Với đội ngũ viên chức y tế có trình độ chuyên môn cao Bệnh viện Phổi Trung ương đang ngày càng khẳng định uy tín trong việc khám, chữa bệnh.

Thời kỳ 2016-2018, Bệnh viện đã thu hút, đào tạo được nhiều cán bộ chuyên khoa để phát triển kỹ thuật. Tình hình lao động của Bệnh viện qua các năm 2016-2018 được thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tình hình lao động qua các năm 2016-2018

Đơn vị tính: Người STT Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng số lao động 779 823 890 1 Viên chức Nhà nước 529 532 531 2 Hợp đồng 68 71 70 69 3 Hợp đồng chuyên môn khác 179 221 290 Trình độ chuyên môn

1 Đại học và sau đại học 297 312 376

2 Cao đẳng 88 103 110

3 Trung cấp 276 280 269

4 Hộ lý 60 64 66

Nhìn chung đội ngũ nhân lực của Bệnh viện đáp ứng đủ các yêu cầu phục vụ công tác khám chữa bệnh và chương trình chống lao.

2.1.2. Tình hình thực hiện công tác chuyên môn của Bệnh viện

Qua các năm từ 2016 đến tháng 2018, Bệnh viện đã có nhiều sự thay đổi đáng kể cả về nhân lực, chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế. Việc thay đổi này là tất yếu để hướng tới nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Điều này được thể hiện rõ trong kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn như sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động ngoại trú và nội trú

Đơn vị tính: Lượt

Năm 2016 2017 2018

Ngoại trú 14,805 15,721 16,684 Nội trú 19,754 20,567 22,876

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phổi Trung ương)

Thời gian qua, bệnh viện Phổi Trung ương tiếp tục khẳng định vai trò là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về hô hấp và lao. Bệnh viện đã chuyển đổi cơ cấu kế hoạch giường bệnh từ 70% giường lao, 30% giường các bệnh phổi không lao đến nay thành 30% giường lao, 70% giường các bệnh phổi không lao. Tạo vị trí chuyên khoa đầu ngành không những về lao mà cả về bệnh phổi, phù hợp sự phát triển của chuyên ngành trong tình hình mới.

Bệnh viện thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động chuyên môn và điều hành, nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật, tăng cường nhân lực, điều hòa người bệnh vào - ra viện hợp lý, tích cực huy động các nguồn lực để cải tạo, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, Bộ Y tế bổ sung thêm giường bệnh, Bệnh viện chủ động thực hiện “Cán bộ, viên chức Bệnh viện nhường phòng làm việc làm buồng bệnh phục vụ người bệnh” giúp giảm đáng kể tình trạng quá tải, duy trì công suất sử dụng giường bệnh ở mức phù hợp.

Bệnh viện thực hiện đồng thời nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc và điều trị chuyên sâu; rút ngắn thời gian xác định bệnh cho người bệnh điều trị nội trú, lấy mốc thời gian 3 ngày làm thời gian trung bình; công tác tư vấn đảm bảo tính chuyên nghiệp; thực hiện công khai các quy trình, hướng dẫn; công tác xã hội hoá vào cuộc nhanh và hiệu quả, lấy sự hài lòng của “khách hàng bên trong” (cán bộ viên chức bệnh viện) và “khách hàng bên ngoài” (người bệnh và người nhà) là thước đo cho chất lượng. Kết hợp duy trì hiệu quả hoạt động của các Hội đồng chuyên môn, thực hiện tốt chức năng giám sát và hỗ trợ tích cực cho các đơn vị.

Bên cạnh đó, Bệnh viện chú trọng phê duyệt và đưa vào áp dụng nhiều quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, từ đó đã mang lại lợi ích to lớn trong điều trị người bệnh, làm tiền đề cho nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện và của chuyên ngành. Vì vậy, ngày điều trị nội trú trung bình luôn thấp hơn kế hoạch hàng năm (< 15 ngày), không để xảy ra sai sót chuyên môn; số lượng phẫu thuật-thủ thuật, tỷ lệ người bệnh đỡ/khỏi, ổn định ra viện ngày càng tăng.

Bảng 2.3: Kết quả thủ thuật và phẫu thuật

Đơn vị tính: ca

Năm 2016 2017 2018

Thủ thuật 31,283 32,268 42,426 Phẫu thuật 1,683 2,133 2,500

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phổi Trung ương)

Để phục vụ hiệu quả cho chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc, Bệnh viện thực hiện phát triển mạnh hoạt động cận lâm sàng kết hợp đưa vào sử dụng các trang thiết bị y hiện đại. Khối cận lâm sàng đổi mới toàn diện phương cách cung cấp dịch vụ trong và ngoài Bệnh viện, mở rộng dịch vụ đa khoa và đảm bảo chất lượng kiểm chuẩn. Tất cả chỉ tiêu về cận lâm sàng đều

đạt và vượt mức kế hoạch hàng năm, đồng thời tăng về tỷ lệ với giá trị tuyệt đối cao. Đặc biệt, hoạt động phục hồi chức năng được đẩy mạnh với sự tăng cao về số lượng và đa dạng về mặt bệnh.

Bảng 2.4: Kết quả cận lâm sàng và phục hồi chức năng

Đơn vị tính: chỉ số Năm 2016 2017 2018 Sinh hóa 910,695 1,088,966 1,342,264 Huyết học 121,356 107,220 133,027 Vi sinh 140,698 185,691 246,365 GPB 23,616 32,009 41,389 CĐHA 131,580 157,223 202,988 Nội soi 4,440 5,009 14,285 TDCN 46,650 39,917 60,389 PHCN 28,992 44,408 74,517

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phổi Trung ương)

Qua kết quả thống kê cho thấy hầu hết kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn năm sau đều vượt so với năm trước. Tỷ lệ chuyển viện và số ngày điều trị trung bình giảm, đây là tín hiệu tốt trong chuyên môn. Có thể nói, Bệnh viện đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, công suất giường bệnh phần nào phản ánh sự quá tải của Bệnh viện. Mặc dù có giảm qua các năm nhưng vẫn vượt công suất cho phép.

Nhìn chung, tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn tại Bệnh viện qua các năm đều có sự gia tăng đáng kể, điều này chứng tỏ số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện ngày càng nhiều. Bệnh viện cần phải không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

2.2. Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Phổi Trung ƣơng Trung ƣơng

2.2.1. Tình hình thực hiện tự chủ thu của Bệnh viện

Trước khi thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện Phổi Trung ương nói riêng chỉ có nguồn thu chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước. Ngày 27/8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí và ngày 23/11/1994, Bộ Y tế - Tài chính- Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ đã ban hành Thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/CP, Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)