Một số chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 29 - 35)

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn

1.1.3.2. Một số chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự

nghiệp NCKH

Chính sách tiền lương và phụ cấp

Tiền lương

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thanh toán dựa trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong sản xuất bằng chính các hoạt động của mình. Như vậy tiền lương là một trong những công cụ đắc lực, là động cơ thúc đẩy con người làm việc. Tiền lương mà người lao động được trả phải đảm bảo phản ánh đúng sự đóng góp của người lao động và được những nhu cầu cần thiết cơ bản trong cuộc sống của họ thì người lao động mới phát huy được tài năng của mình, thúc đẩy được động lực lao động.

Tuy vậy không phải tổ chức nào cũng phải trả một mức lương thật cao cho người lao động để có được động lực vì điều này còn phụ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn chi trả của tổ chức. Do đó để nâng cao vai trò kích thích lao động thông qua tiền lương cần phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền lương với sự cống hiến của người lao động. Công tác trả lương cho

lao động phải đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để có thể tạo được động lực cho người lao động làm việc.

Tiền lương là một công cụ kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động, nó trực tiếp tạo ra động lực cho người lao động làm việc tốt đảm bảo mục tiêu của tổ chức đề ta, làm cho sản xuất phát triển, duy trì được số lượng cũng như chất lượng lao động. Có 3 hình thức trả lương là: trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian và trả lương khoán công việc theo nhóm.

Các khoản phụ cấp

Là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản, bổ sung và bù đắp thêm khi người lao động làm việc trong môi trường không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Ngoài ra, trong thực tế có một loại phụ cấp khác, không phải là phụ cấp lương, cách tính không phụ thuộc vào mức lương người lao động như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm thêm giờ; Phần lớn các khoản phụ cấp đều được tính trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của môi trường làm việc đến người lao động nhiều hay ít, từ đó có mức tính phù hợp. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

Ngoài ra còn các khoản phụ cấp theo lương là: BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn.

Chính sách về y tế chăm sóc sức khỏe

Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động rất quan trọng và luôn luôn được các nhà quản lý hết sức quan tâm và chú trọng. Sức khỏe là vốn quý của con người, của bản thân mỗi người và cũng là tài sản, là nền tảng cho sự phát triển của mỗi tổ chức. Người viên chức có sức khỏe thì mới làm việc tốt, mới hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao, và như vậy thì tổ chức mới đạt được mục tiêu của mình, và có thể nói sức khỏe của mỗi người lao động, của

viên chức là mối quan tâm thường xuyên của tổ chức. Chính vì vậy các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe cho viên chức luôn luôn được đề cao.

Phúc lợi hay còn được gọi là lương bổng đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính, đó là khoản tiền trả gián tiếp cho người lao động ngoài tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp nhằm hỗ trợ cuộc sống và tinh thần người lao động. Phúc lợi gồm hai loại chính là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện. Chính sách phúc lợi ngoài nhằm khuyến khích và động viên nhân viên làm việc nó còn có tác dụng duy trì và lôi cuốn người có tài về làm việc cho tổ chức. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến đời sống của người lao động, nó có tác dụng kích thích nhân viên trung thành và gắn bó hơn với tổ chức. Dù ở cương vị nào, đã là nhân viên trong tổ chức thì đều được hưởng phúc lợi.

Phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ: ốm đau; thai sản; tử tuất; hưu trí; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ngoài các chính sách phúc lợi trên, chính sách y tế chăm sóc sức khỏe còn bao gồm bảo hiểm y tế cho người lao động, chương trình khám bệnh hàng năm, chế độ độc hại cho người lao động làm việc trong môi trường lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm. Các chính sách phúc lợi nêu trên cùng với các chính sách y tế chăm sóc sức khỏe nhằm giúp khuyến khích nhân viên an tâm làm việc, giúp họ có một môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất, từ đó gắn bó với tổ chức lâu dài hơn.

Chính sách đào tạo và bồi dưỡng

Đào tạo là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất kỳ một đơn vị nào, với mục tiêu đào tạo là sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, thông qua đó giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng công việc trong tương lai.

Đào tạo là tất cả các hoạt động có tổ chức nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ lành nghề và chuyên môn của từng cá nhân nhằm giúp cho họ thực hiện công việc hiện tại một cách tốt hơn.

Con người được giáo dục đào tạo được coi là nhân tố quan trọng nhất, “Vừa là động lực, vừa là mục tiêu” cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Giáo dục và đào tạo đang ngày càng trở thành một bộ phận đặc biệt của tổ chức. Con người được giáo dục tốt mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có hiệu quả tất cả những vấn đề do sự phát triển của tổ chức đặt ra. Tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào tạo thể hiện ở vai trò là động lực trong mỗi người lao động, tiếp thêm sức mạnh để họ có thể hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đồng thời đem lại cho họ những quyền lợi và lợi ích thỏa đáng.

Hoạt động bồi dưỡng cũng có thể coi là tất cả những hình thức, biện pháp, tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ, sự tự tin và sự chuyên nghiệp cho người lao động, các hoạt động bồi dưỡng thường mang tính ngắn hạn, thường xuyên, giúp người lao động có thể thích nghi, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong những hoàn cảnh nhất định của công việc.

Nói chung chính sách đào tạo và bồi dưỡng có một vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên động lực cho người lao động. Nó giúp người lao động tự tin hơn, chuyên nghiệp hơn trong công việc. Nó cũng được coi là quyền lợi cho người lao động để từ đó họ có thể làm tốt công việc và gắn bó lâu dài hơn với tổ chức, góp phần phát triển tổ chức. Đó cũng là mục đích cuối cùng của mỗi tổ chức khi vạch ra các chính sách quan trọng, trong đó có chính sách tạo động lực cho nhân viên của mình.

Chính sách phúc lợi

Chính sách phúc lợi cho viên chức các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học gồm có thưởng và các chính sách hỗ trợ viên chức.

- Thưởng

Thưởng là hình thức kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Cách tính thưởng rất đa dạng, thường thì các loại tiền thưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với phần lợi ích mà nhân viên đem lại cho tổ chức, hoặc dựa trên cơ sở những đánh giá, xếp loại thi đua theo một chu kỳ nhất định như theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm, mức thưởng thì tùy theo thành tích đạt được.

Thưởng năng suất, chất lượng: áp dụng khi người lao động thực hiện công việc tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thưởng tiết kiệm: là hình thức thưởng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu có tác dụng làm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

Thưởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức quy định của đơn vị.

Thưởng theo kết quả hoạt động chung của đơn vị: áp dụng khi đơn vị làm ăn có lời, doanh thu tăng mạnh, người lao động sẽ được chi một khoản, một phần tiền lời thu được đó dưới dạng tiền thưởng.

Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra phương pháp mới giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Thưởng vì sự trung thành và tận tâm với tổ chức: hình thức này được dùng khi người lao động có thời gian làm việc tại đơn vị vượt quá một thời gian nhất định có thể là 20 năm hay 30 năm, hoặc là khi người lao động có những hoạt động cụ thể, rõ ràng đã làm tăng uy tín, danh tiếng của tổ chức.

“ Tiền thưởng là một trong những công cụ đãi ngộ quan trọng trong việc tạo động lực cho lao động, làm tăng thêm thu nhập cho lao động khuyến khích họ làm việc hăng say hơn”. Khi họ đạt được thành tích, nhà quản lý phải biết cách khen thưởng kịp thời. Việc quan trọng này phải được làm thường xuyên chứ không phải đợi đến cuối năm. Chẳng hạn như việc bầu chọn nhân viên xuất sắc, nhân viên có nhiều sáng kiến, nhân viên phục vụ khách hàng tốt nhất, nhân viên bán hàng giỏi nhất, có thể tiến hành hàng tháng hay hàng quý.

Việc bầu chọn phải hết sức công bằng, hợp lý. Việc tiến hành công nhận hay trao giải thưởng phải trang trọng. Thông tin khen thưởng phải được công bố rộng rãi cho mọi nhân viên, đối tác và đặc biệt là gia đình của người được khen thưởng.

Nhà quản lý cũng nên chú ý công nhận và khen thưởng những nhân viên không nằm trong danh sách những nhân viên xuất sắc, nhưng luôn làm tốt công việc, và gắn bó với công ty. Được sếp khen, nhất là khen trước mặt mọi người, về những thành tích của mình là một trong những liều thuốc "sung" hiệu lực nhất.

Các chính sách về hỗ trợ viên chức có một vai trò hết sức quan trọng, có thể nói nó nắm vai trò quyết định trong việc tạo động lực làm việc cho viên chức. Bởi nói gì thì nói, có thực mới vực được đạo. Khi mà các nhu cầu cơ bản thiết yếu của bản thân và gia đình họ chưa được thỏa mãn, thì còn tâm trí đâu mà họ làm việc, mà họ cống hiến và sáng tạo. Hơn nữa viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học ngoài các khoản lương, thưởng, phụ cấp, thì phần nhiều trong số họ có nguồn thu nhập khá và cao là từ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Tuy nhiên để có được những đề tài, dự án như vậy thực hiện thì vấn đề rất quan trọng đó là sự hỗ trợ từ cơ quan, đơn vị mình công tác, từ tổ

chức nơi mình làm việc. Sự hỗ trợ ở đây là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà khoa học đầu ngành, sự tư vấn, phản biện, hỗ trợ về chuyên môn của các hội đồng khoa học để những ý tưởng khoa học hay, mới được hoàn thiện và triển khai thực hiện. Ngoài ra còn là sự hỗ trợ của lãnh đạo, của các nhà khoa học lớn với các mối quan hệ hợp tác quốc tế lâu năm, thân thiết, từ đó những dự án tài trợ của quốc tế với kinh phí hàng chục ngàn USD được rót về cho các nhà nghiên cứu có ý tưởng hay, có tính ứng dụng tốt, có thể hợp tác triển khai thực hiện mang lại lợi ích cho cả hai phía. Bên cạnh đó để ứng dụng các kết quả nghiên cứu mang tính khả thi cao thì rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp khoa học công nghệ và các doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, muốn như vậy thì rất cần các cơ chế hỗ trợ từ nhà nước, từ các đơn vị nghiên cứu khoa học như Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Ngoài các chính sách hỗ trợ như trên còn có các chính sách hỗ trợ khác như: dịch vụ tín dụng, dịch vụ trợ cấp, hỗ trợ về kinh phí giáo dục, đào tạo, dịch vụ nhà ở và phương tiện giao thông đi lại, cũng góp phần giúp các nhà khoa học, những viên chức nghiên cứu khoa học yên tâm công tác, tập trung vào chuyên môn, toàn tâm toàn ý cho khoa học, không phải chân trong chân ngoài lo cuộc sống. Đây là những chính sách rất quan trọng, góp phần tạo động lực cho các nhà khoa học yên tâm cống hiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)