Thực trạng chính sách phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 76 - 80)

2.3. Phân tích thực trạng chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn

2.3.4. Thực trạng chính sách phúc lợi

Các chính sách phúc lợi ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tại vùng duyên hải miền Trung có vai trò hết sức quan trọng, góp phần tạo hiệu quả lớn hơn cho chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức khoa học của các đơn vị này. Các chính sách phúc lợi ở đây quan trọng nhất là những chính sách hỗ trợ của cơ quan chủ quản là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, của các đơn vị sử dụng viên chức là 3 viện. Nội dung hỗ trợ đó là giúp các nhà khoa học trẻ có thể đề xuất, đứng chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, đề tài khoa học các cấp trên cơ sở những ý tưởng khoa học mới, tạo bạo và đột phá của các nhà khoa học trẻ. Ngoài ra sự hỗ trợ quan trọng nữa là giúp các nhà khoa học có nhiều cơ hội được ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi hợp tác khoa học với các đối tác có nền khoa học phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đan Mạch, Úc, Ấn Độ, Hà Lan, Pháp.

Bảng 2.7. Kết quả hoạt động của 3 viện VNIO, MISR, NITRA giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị Năm 2014 2015 2016 Kết quả Số đề tài, dự án cấp nhà nước 09 04 07 VNIO Số đề tài, dự án cấp bộ, cấp tỉnh 12 12 08

Trong đó số bài báo quốc tế 24 19 22

Số đề tài, dự án cấp nhà nước 01 01 0

MISR Số đề tài, dự án cấp bộ, cấp tỉnh 04 04 03

Số bài báo, công trình khoa học công bố 20 18 19

Trong đó số bài báo quốc tế 05 04 04

Số đề tài, dự án cấp nhà nước 03 02 02

NITRA Số đề tài, dự án cấp bộ, cấp tỉnh 12 09 08

Số bài báo, công trình khoa học công bố 41 49 33

Trong đó số bài báo quốc tế 09 15 07

Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAST các năm 2014, 2015, 2016

Qua bảng 2.7 nêu trên ta thấy Viện Hải dương học là đơn vị có tuổi đời lâu nhất, đây cũng là đơn vị có số lượng cán bộ đông đảo nhất với lực lượng viên chức có trình độ cao đông đảo, nhiều nhà khoa học đầu ngành với nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong quản lý, chính vì vậy, số lượng đề tài, dự án khoa học, cũng như các công trình công bố hàng năm của đơn vị này rất lớn. Các Viện còn lại cũng có số lượng đề tài, dự án, công trình công bố tương đối nhiều, đặc biệt là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, tuy mới ra đời chưa lâu, số lượng cán bộ, viên chức còn hạn chế nhưng số lượng đề tài, dự án cũng như công trình khoa học của Viện tương đối nhiều. Có được kết quả này, một phần là từ chính sách hỗ trợ rất hiệu quả từ lãnh đạo các đơn vị, từ các nhà nghiên cứu đầu ngành có tiếng tăm, có trình độ và có mối quan hệ hợp tác quốc tế tốt. Có được kết quả như vậy, cái gốc vẫn là chủ trương, chính sách vạch rõ đường đi đúng đắn của lãnh đạo các Viện. Với phương châm con người là quan trọng nhất, vì vậy các chính sách đầu tư cho con người, cho phát triển trình độ chuyên môn các nhà khoa học, từ đó họ mới đủ bản lĩnh, đủ tầm để thực hiện các dự án khoa học lớn. Số

lượng đề tài, dự án, công trình công bố, các sở hữu trí tuệ, sáng chế, đó chính là thước đo cho sự lớn mạnh, tầm ảnh hưởng về khoa học của các viện khoa học.

Bảng 2.8. Số lượng viên chức được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu trẻ tại VNIO, MISR, NITRA giai đoạn 2013 – 2016

Tổng số Trong đó

Đơn vị lượt viên

chức được Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 hỗ trợ

VNIO 39 16 08 07 08

MISR 09 02 01 03 03

NITRA 22 07 04 06 05

Nguồn: Hội nghị tăng cường năng lưc quản lý KH&CN của VAST năm 2016

Kinh phí hỗ trợ cán bộ nghiên cứu trẻ là kinh phí được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cấp cho các cá nhân tại các đơn vị có tuổi đời không quá 35 với tiến sĩ, không quá 31 với thạc sĩ và không quá 28 tuổi đối với cử nhân, mức hỗ trợ tương ứng với các số tiền 30 triệu đồng, 20 triệu đồng và 15 triệu đồng. Theo bảng 2.8 trên đây ta thấy rằng hàng năm tại các Viện đều được cấp kinh phí này. Viện Hải dương học là đơn vị có số cán bộ trẻ có trình độ cao tương đối đông, nên số lượt cán bộ được cấp kinh phí này đông nhất, nhiều nhất là năm 2013 với 16 viên chức được hỗ trợ kinh phí trẻ. Ngoài kinh phí này, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam còn cấp kinh phí hỗ trợ bảo vệ luận văn thạc sĩ là 3 triệu đồng, viên chức nam bảo vệ tiến sĩ được hỗ trợ 7 triệu đồng, viên chức nữ bảo vệ tiến sĩ được cấp 10 triệu đồng, các khoản hỗ trợ này tuy không nhiều nhưng nó cũng tạo động lực tương đối tốt cho cán bộ trẻ có trình độ cố gắng hơn trong công tác, phấn đấu hơn nữa trong học tập,

nâng cao trình độ để hoàn thành nhiệm vụ được giao và gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc.

Theo nguồn số liệu do Phòng Quản lý tổng hợp của các viện cung cấp thì tính riêng trong giai đoạn 2013 đến 2016, số cán bộ viên chức tại các viện xin nghỉ việc, chuyển công tác hoặc ở lại nước ngoài học tập, làm việc không trở về đơn vị tương đối cao :

Tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang con số này là 13 người, chiếm hơn 20% tổng số cán bộ viên chức của đơn vị. Tại Viện Hải dương học có khoảng 20 người, chiếm gần 15% tổng số nhân lực của đơn vị này. Đối với Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung thì chỉ có 4 người nghỉ việc hoặc chuyển công tác trong giai đoạn này. Đa số những người nghỉ việc này đều là những người trẻ, có trình độ. Theo tác giả được biết thì hầu hết nguyên nhân khiến họ nghỉ việc là do các chế độ chính sách chưa đầy đủ, các chương trình hỗ trợ còn ít, chậm, thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống, buộc họ phải chuyển sang một công việc khác, đơn vị khác có thu nhập khá hơn, hoặc khi có cơ hội được cử đi học tập, công tác nước ngoài, họ đã không trở về, vì làm ở nước ngoài lương cao hơn rất nhiều.

- Chính sách về thưởng

Chính sách về thưởng cho các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học thuộc 3 Viện nghiên cứu khoa học của VAST tại vùng duyên hải miền Trung hiện nay cũng còn rất hạn chế, thưởng chủ yếu được nhận vào mỗi cuối năm khi kết dư các loại quỹ và các nhà khoa học được nhận theo hình thức thu nhập tăng thêm. Mức thưởng phụ thuộc thâm niên công tác và thành tích thi đua trong năm.

Bảng 2.9. Mức thưởng bình quân của viên chức tại các viện VNIO, MISR, NITRA năm 2016

TT Thưởng VNIO MISR NITRA

1 Cao nhất 25.000 7.000 12.000

2 Thấp nhất 8.000 3.500 4.500

3 Bình quân 12.000 4.800 6.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết thi đua khối các Viện, Phân viện TW 2016

Qua bảng 2.9 ta thấy mức thưởng các nhà khoa học nhận được không cao, tại các đơn vị này, vì nguồn thu không nhiều, chủ yếu được trích nộp từ các đề tài, dự án khoa học do đơn vị quản lý, ngoài ra được trích từ các dịch vụ khoa học do các nhà khoa học thực hiện với người dân và doanh nghiệp, mức trích nộp được thống nhất và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi đơn vị. Ở đây chỉ có Viện Hải dương học có nguồn thu hàng năm lớn từ Bảo tàng Hải dương học, vì vậy đơn vị này có nguồn trích nộp cao, tiền thưởng cho các nhà khoa học, viên chức trong viện cũng tương đối, cao hơn các đơn vị còn lại. 2 Viện còn lại thì hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng đề tài dự án, dịch vụ khoa học, có nhiều thì trích nộp nhiều, theo đó tiền thưởng cho viên chức cao hay thấp mỗi năm phụ thuộc vào số lượng các đề tài, dự án và dịch vụ khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)