làm việc cho viên chức NCKH
1.3.1. Quy trình hoạch định chính sách tạo động lực
Phân tích bối cảnh hoạch định chính sách tạo động lực, việc phân tích bối cảnh hoạch định chính sách rất quan trọng, nó trả lời câu hỏi vì sao phải hoạch định chính sách đó, tầm quan trọng của vấn đề chính sách đó, mức độ phức tạp của vấn đề chính sách công. Trong những năm qua, cũng giống như các ngành khác, ngành khoa học và công nghệ cũng chịu ảnh hưởng lớn do vấn đề chảy máu chất xám, nhiều người giỏi, người tài lần lượt rời khỏi các tổ chức khoa học công nghệ công lập, những người còn lại thì thiếu động lực làm việc. Chính vì vậy vấn đề tạo động lực làm việc và cần phải có chính sách tạo động lực làm viêc cho viên chức nghiên cứu khoa học đặt ra hết sức bức xúc và quan trọng.
Giai đoạn hình thành ý tưởng về động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học sẽ được nảy sinh sau khi xem xét bối cảnh như trên. Hiện nay hầu hết viên chức nghiên cứu khoa học làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu khoa học trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương, kết hợp với bối cảnh như đã nói trên đã hình thành ý tưởng: Động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Dự thảo các phương án giải quyết vấn đề chính sách là bước tiếp theo trong quy trình hoạch định. Để giải quyết vấn đề chính sách đặt ra nêu trên, nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các phương án, mỗi phương án đều thể hiện một cách ứng xử của nhà quản lý đối với các vấn đề chính sách bao gồm mục tiêu cần đạt được đó là tạo động lực làm việc, và cách thức đạt mục tiêu là tác động vào các lợi ích vật chất hay các lợi ích về tinh thần. Việc dự thảo kịch bản, đưa ra nhiều phương án khác nhau để cho cả chủ thể ban hành và chủ thể tham gia thực thi chính sách có điều kiện lựa chọn một phương án tốt nhất.
Khi đã đưa ra được các phương án thì bước tiếp theo đó là lựa chọn phương án tối ưu. Khi lựa chọn cần dựa vào các tiêu chuẩn của một chính sách tốt để xem xét, đồng thời cũng cần phải kiểm tra, đánh giá các căn cứ khoa học được sử dụng để xây dựng phương án, ngoài ra cũng cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất nếu như mô hình chính sách được triển khai thực hiện.
Phương án được lựa chọn cần phải được hoàn thiện, khi phương án được chọn, nó mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của chính sách, vì thế nó cần được hoàn thiện về nội dung theo yêu cầu của cả chủ thể và đối tượng của chính sách đó. Đối với chính sách tạo động lực thì rất cần phải hoàn thiện, bởi đây là chính sách phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu cả với chủ thể và đối tượng thực thi chính sách.
Để đảm bảo tính khả thi của phương án chính sách thì nó phải được thẩm định, thẩm định để giúp cho phương án chính sách thật sự gần gũi với đời sống, sát thực hơn với thực tế, dễ dàng triển khai có hiệu quả trong thực tiễn. Có nhiều cách để thẩm định phương án chính sách như phân tích mẫu hình, bằng thử nghiệm từng bước trong thực tế. Tuy nhiên dù thế nào phương án chính sách vẫn cần được điều chỉnh, hoàn thiện trước khi chính thức được chọn thực hiện.
Bước cuối cùng đó là quyết định chính sách. Đối với chính sách tạo động lực làm việc sẽ được quyết định bởi một cơ quan quản lý theo trình tự, thủ tục luật định.
1.3.2.Quy trình tổ chức thực hiện chính sách tạo động lực cho viên chức NCKH NCKH
Trước hết cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tạo động lực cho viên chức nghiên cứu khoa học, việc tổ chức thực hiện chính sách là một quá trình phức tạp, lâu dài, chính vì vậy cần phải được lập kế hoạch, chương trình thì chính sách mới được triển khai một cách chủ động, hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch bao gồm: Kế hoạch tổ chức, điều hành; Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách và dự kiến những nội quy, quy chế.
Hoạt động tiếp theo cần thực hiện đó là phổ biến, tuyên truyền về chính sách tạo động lực làm việc, việc tuyên truyền, vận động viên chức tham gia thực hiện chính sách hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa rất lớn đối với cả cơ quan quản lý và đối tượng của chính sách mà ở đây là viên chức nghiên cứu khoa học.
tham gia là rất lớn, chính vì vậy để chính sách được thực hiện tốt thì cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp. Chính sách này có thể chỉ tác động đến một bộ phận viên chức, tuy nhiên kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc nhiều bộ phận khác nhau nên việc phối hợp chúng lại là yêu cầu tất yếu khách quan.
Đôn đốc thực hiện chính sách là hoạt động của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, thực hiện thông qua công cụ lợi ích nhằm làm cho chính sách được thực hiện một cách hiệu quả. Đối với chính sách tạo động lực cho viên chức nghiên cứu khoa học, khi được triển khai thì không phải bộ phận, cá nhân nào cũng làm tốt, chính vì vậy cần phải kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
Công tác đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là khâu cuối trong quá trình thực hiện chính sách, nó sẽ cho thấy mức độ hiệu quả của chính sách tới đâu. Việc đánh giá, tổng kết sẽ cho thấy chính sách được thực hiện có làm tăng động lực làm việc của viên chức, cho thấy tính hiệu quả của chính sách tới đâu, đồng thời có những điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.