Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 84 - 127)

2.4. Đánh giá thực trạng chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Một là: Việc rà soát, cung cấp thông tin phục vụ hoạch định chính sách chưa tốt, còn thiếu nhiều chính sách tạo động lực làm việc hiệu quả cho người lao động nói chung, cho đội ngũ viên chức các viện nghiên cứu khoa học nói riêng. Những chính sách hiện hành quá lỗi thời, không mang tính kích thích, chưa động viên kịp thời viên chức làm việc, chưa thể giúp họ toàn tâm, toàn ý cho công việc. Ví dụ như cần có chính sách lương, thưởng, phụ cấp đặc thù với mỗi ngành, cần linh động trong vận dụng các chính sách trong thực tiễn.

Hay như các chính sách, chương trình hỗ trợ cho viên chức trẻ như chỗ ở, đi lại, đào tạo, bồi dưỡng vv, cần linh hoạt hơn, thông thoáng hơn, có chế độ ưu tiên rõ ràng, minh bạch và kịp thời, từ đó sẽ động viên, khuyến khích mạnh mẽ, giúp họ yên tâm gắn bó hơn với nghề.

Hai là: tổ chức thực hiện chính sách chưa tốt, nhiều văn bản quản lý nhà nước của ngành còn mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cản trở công việc của các nhà khoa học, làm giảm động lực làm việc, không còn nhiệt huyết cống hiến. Còn biểu hiện lợi ích nhóm, cục bộ, chưa công khai, minh bạch, công bằng trong đấu thầu, phê duyệt các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, điều này cũng làm giảm động lực làm việc của các nhà khoa học, ảnh hưởng xấu tới các chính sách tạo động lực làm việc.

Ba là: năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hạn chế dẫn đến việc vận dụng, đưa vào thực tiễn các chính sách mới chậm trễ, không linh hoạt, không phù hợp với thực tiễn tại đơn vị mình, nhiều cán bộ quản lý còn mang nặng tư tưởng xin cho, gây khó dễ cho viên chức trong việc thực hiện các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức, gây tâm lý chán nản, không thiết tha với đam mê nghề nghiệp, từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, người tài giỏi rời khu vực công ra làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, cho khu vực tư.

Bốn là: nguồn lực để có thể triển khai thực hiện các chính sách còn thiếu, còn hạn chế dẫn đến các chính sách có triển khai thì cũng kém hiệu lực, kém hiệu quả, đơn cử như chính sách tăng lương cho người lao động, cho viên chức, tuy nhiên do ngân sách còn eo hẹp, trong khi phải chi rất nhiều khoản như chi tái đầu tư phát triển, chi chế độ chính sách, an ninh quốc phòng, chính vì vậy việc tăng lương còn chậm, tỷ lệ thấp, không tương xứng với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, không kích thích được tiêu dùng, làm giảm động lực lao động. Hoặc như chính sách hỗ trợ cho những viên chức trẻ, mới ra

trường, ý tưởng nhiều, phương án nhiều nhưng không có tiền, không có quỹ đất, thiếu thốn trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Như vậy chính sách có hay đến mấy mà thiếu nguồn lực thì cũng vô cùng khó.

Năm là: sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa tốt, chưa hiệu quả đôi khi dẫn đến chồng chéo, dẫm chân nhau, anh nào cũng muốn giữ quyền lợi, không muốn nhả miếng bánh quyền lợi, đơn cử như việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho viên chức, Bộ Giáo dục cũng muốn làm, Bộ KH&CN cũng muốn dạy, hậu quả là một chương trình đào tạo hợp lý, khả thi, được mong chờ từ rất lâu vẫn chưa được hoàn thành để có thể phục vụ công tác bồi dưỡng cho viên chức, dẫn đến hàng trăm nhà khoa học đáng lẽ được thăng hạng viên chức rồi mà vẫn phải chờ, 5 năm thậm chí 10 năm, có người đành phải về hưu vì hết tuổi làm việc mặc dù năng lực và đam mê bây giờ mới chín, trong khi nếu là viên chức hạng cao hơn thì họ có thể tiếp tục cống hiến do được kéo dài thời gian công tác. Hoặc trong các chính sách hỗ trợ viên chức, các cơ quan, đơn vị phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả thì các viên chức sẽ được hỗ trợ rất kịp thời, như các vấn đề làm thủ tục triển khai, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, vấn đề hỗ trợ viên chức trong hoạt động xuất nhập cảnh, trong hợp tác quốc tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, ngoài việc nêu khái quát về vùng duyên hải miền Trung, tác giả đã phân tích một số đặc điểm về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ viên chức của các viện vùng duyên hải miền Trung hiện nay. Nội dung được nghiên cứu là các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức các đơn vị này, tác giả đã tập trung làm rõ các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích thực trạng các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức tại các đơn vị này, phân tích sự hài lòng của viên chức đối với các chính sách tạo động lực làm viêc, cũng như sự tác động của các chính sách đến kết quả làm việc của viên chức như thế nào. Như các chính sách lương, thưởng, phúc lợi, chăm sóc sức khỏe, các chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý và nhấn mạnh đến các chính sách về hỗ trợ cho viên chức, vì đây được coi là nhân tố chính tạo nên động lực làm việc cho viên chức các viện nghiên cứu khoa học.

Kết quả phân tích ở trên có thể đưa ra nhận định, động lực làm việc của đội ngũ viên chức các viện chưa thực sự cao, các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức chưa thực sự hiệu quả, còn nặng tính hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến đáng kể trong kết quả thực hiện công việc, kết quả công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của viên chức, đặc biệt là các sản phẩm khoa học công nghệ còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến uy tín và năng lực của cơ quan chủ quản ở đây là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Từ kết quả đánh giá thực tế các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức của các viện như trên, cùng với cơ sở lý luận về chính sách tạo động lực làm việc được nêu ở chương 1 là cơ sở để đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các chính sách tạo động lực làm việc phù hợp và khả thi để có thể hoàn thiện hơn nữa các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

NCKH TRỰC THUỘC VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM TẠI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

3.1. Quan điểm và định hướng tạo động lực cho đội ngũ viên chức

3.1.1. Quan điểm của Đảng về tạo động lực làm việc cho viên chức

Văn kiện Đại hội Đảng XII đã có những đánh giá về phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực khoa học công nghệ như sau: Phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ tiếp tục được hoàn thiện. Mạng lưới giáo dục, đào tạo được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo, thi cử và kiểm định chất lượng có đổi mới. Cơ cấu đào tạo có hợp lý hơn. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 51,6% vào năm 2015.

Tiềm lực khoa học, công nghệ được tăng cường. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ tăng bình quân 16,5% /năm, đạt khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Đầu tư xã hội cho khoa học, công nghệ tăng nhanh, ước đạt 1,3% GDP vào năm 2015. Khoa học cơ bản đã có bước phát triển. Ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, y tế, thông tin và truyền thông. Các quỹ về khoa học và công nghệ được thành lập, bước đầu đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả. Phát triển thị trường khoa học, công nghệ, tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu, giá trị giao dịch công nghệ tăng bình quân

13,5%/năm. Hình thành một số mô hình gắn kết hiệu quả giữa viện, trường với doanh nghiệp trong hoạt động khoa học, công nghệ [21, tr 3-4].

Tuy nhiên Văn kiện cũng đánh giá: Khoa học, công nghệ chưa thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp và thu hút đầu tư tư nhân cho nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng khoa học, công nghệ. Đầu tư cho khoa học, công nghệ hiệu quả chưa cao. Việc xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập còn chậm. Tiềm lực khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hoạt động của các khu công nghệ cao còn thấp. Thị trường khoa học, công nghệ phát triển còn chậm, nhất là việc chuyển giao công nghệ. Cơ chế quản lý khoa học, công nghệ chậm được đổi mới, nhất là về tài chính, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Năng lực đội ngũ khoa học, công nghệ còn hạn chế, thiếu các nhà khoa học đầu ngành. Số lượng sáng chế, công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín còn ít [21, tr 5].

Văn kiện cũng nêu ra phương hướng phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ như sau:

Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân.

Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; nâng cao kiến thức

chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu ở bậc đại học. Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo. Phát triển giáo dục đại học theo hướng hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy.

Phát triển hợp lý và bảo đảm bình đẳng giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho giáo dục phổ cập; tiếp tục kiên cố hóa trường, lớp học công lập. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các trường đại học, trường dạy nghề. Thí điểm chuyển đổi mô hình trường công lập sang cơ sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển. Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp. Phân cấp quản lý hợp lý trong đào tạo nghề. Quan tâm phát triển giáo dục, dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn. Hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. Có cơ chế đặc thù để tuyển chọn và trọng dụng nhân tài.

Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, gắn kết cung - cầu. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo điều kiện hỗ trợ dịch chuyển lao động và phân bố lao động hợp lý, hiệu quả.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ. Tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và xây dựng hệ thống đổi mới sáng

tạo quốc gia, phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học, công nghệ công lập. Hoàn thiện thể chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các vi phạm. Hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu công nghệ.

Có cơ chế đặc thù để phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ trọng điểm theo mô hình tiên tiến và triển khai những dự án khoa học, công nghệ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và công khai, minh bạch chi phí, kết quả nghiên cứu. Giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân chủ trì nghiên cứu, đồng thời có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý. Nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ về phát triển khoa học, công nghệ; khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với hoạt động khoa học, công nghệ.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước và có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Xây dựng một số viện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ. Tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học, công nghệ. Có chính sách đào tạo, phát triển, trọng dụng và tôn

vinh đội ngũ khoa học, công nghệ. Khuyến khích các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia hoạt động khoa học, công nghệ tại Việt Nam [21, tr 7].

3.1.2. Định hướng của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam về tạo động lực làm việc cho viên chức

Định hướng chung của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Ngày 01/12/2011 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” với những nội dung liên quan đến công tác cán bộ, phát triển viên chức ngành KH&CN cụ thể như sau:

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo hướng tiệm cận tới trình độ quốc tế. Xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, có đủ năng lực giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia. Ưu tiên đầu tư có trọng tâm cho các hướng nghiên cứu khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 84 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)