Các yếu tố thuộc về bản thân người viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 45)

Mục đích làm việc: bất cứ hoạt động nào của con người cũng mang tính mục đích, con người luôn ý thực được việc mình làm để làm gì? Nhằm đạt mục đích gì? Trong lao động mục đích làm việc của con người càng được đề cao. Người lao động làm việc vì rất nhiều mục đích khác nhau: Tiền lương, thưởng, sự thăng tiến, được nể trọng. Khi người lao động làm việc vì tiền lương, thưởng thì các nhà quản lý chú trọng vào các chính sách lương, thưởng, các chính sách nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất của người lao động. Ngược lại khi người lao động làm việc vì để được nể trọng, làm việc để có vị trí cao trong tổ chức thì các nhà quản lý cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động là chủ yếu, khiến họ có cảm giác mình được kính trọng và có vị trí và uy tín nhất định trong tổ chức.

Nhu cầu của con người rất đa dạng, phức tạp và không giống nhau, mỗi người lao động sẽ có những nhu cầu ở mức độ và hình thức khác nhau. Những nhu cầu đó không bao giờ bị giới hạn vì khi một nhu cầu được thỏa mãn thì ngay lập tức một nhu cầu khác sẽ phát sinh. Như vậy, khi người lao động làm việc để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân nó sẽ giúp cho họ có thêm động lực làm việc, hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Quan niệm về công việc của người lao động cũng là một yếu tố tạo ra động lực lao động, mỗi cá nhân sẽ có quan niệm về công việc của mình khác nhau, đó có thể là sự yêu, ghét hoặc nhàm chán với công việc của mình. Nếu người lao động làm việc có cảm giác và hứng khởi với công việc của mình, cảm giác công việc như vậy sẽ thỏa mãn những nhu cầu cả về vật chất và tinh thần, chắc chắn công việc sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại khi người lao động chán ghét công việc, không có hứng thú với việc mình đang làm thì khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Năng lực, trình độ của người lao động sẽ quyết định tới việc hoàn thành kết quả công việc ra sao. Nếu tổ chức giao một công việc quá phức tạp cho một người hạn chế về năng lực và trình độ dễ dẫn đến tâm lý chán nản, tự ti, rằng mình không làm được việc cho tổ chức, không hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Cũng ngược lại, nếu giao công việc đơn giản cho người có trình độ cao, điều này dễ dẫn đến cảm giác công việc nhàm chán và làm giảm động lực làm việc. Năng lực của một người còn được thể hiện qua việc người đó làm công việc gì, vị trí ra sao trong xã hội. Một người có cảm giác vị trí của mình cao trong tổ chức, họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn để giữ vững vị trí đó cũng như sự nể trọng của những người xung quanh.

Tiểu kết chương 1

Theo quy định trong Luật Viên chức của Việt Nam thì thuật ngữ viên chức được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, và đối với viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học thì nó cũng bao gồm các nội hàm như trên, ngoài ra họ phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định, đáp ứng những yêu cầu theo quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Trong chương 1, tác giả đã đưa ra những nội dung cơ bản về viên chức, những vấn đề về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức nói chung và viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học nói riêng. Trên cơ sở đó đã nêu lên được một số những chính sách tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức, vai trò của các chính sách này, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Những nội dung về lý luận và pháp lý liên quan đến viên chức, viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học và tạo động lực làm việc được đề cập đến trong Chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng động lực và các chính sách tạo tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tại vùng duyên hải miền Trung tại Chương 2, cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp hoàn thiện các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tại vùng duyên hải miền Trung sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NCKH TRỰC THUỘC VIỆN HÀN LÂM KH & CN VIỆT NAM TẠI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển vùng và đơn vị sự nghiệp NCKH của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam và tại vùng duyên hải miền Trung

2.1.1. Vùng duyên hải miền Trung

Đặc điểm kinh tế, xã hội, tự nhiên và dân số

Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên, Khánh H a, Ninh Thuận và B nh Thuận), với diện tích tự nhiên là 49.409,7 km2, chiếm 14,93% diện tích cả nước. Lãnh thổ của vùng nằm ven biển, trải dài với 1.430 km bờ biển, hẹp theo chiều ngang, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng. Địa hình của vùng tương đối đa dạng với nhiều đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, bị chia cắt bởi các dãy núi và nhiều con sông lớn.

Dân số trung bình theo thống kê năm 2012 là 10,09 triệu người, chiếm 11,36% dân số cả nước, mật độ bình quân là 204,4 người/km2. Phần lớn dân cư phân bố trải rộng theo các tuyến đường quốc lộ, nhất là quốc lộ 1A và vùng đồng bằng ven biển. Tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương trong Vùng còn khá cao so với mức bình quân cả nước (11,1%). Cụ thể: Quảng Nam - 17,93%, Quảng Ngãi - 17,64%, Phú Yên - 16,69%; Bình Định - 15,2% (số liệu năm 2012).

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2012, tính theo giá hiện hành, của vùng là 310.213,4 tỷ, chiếm 9,56% so với GDP của cả nước. Hầu hết các tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2009 - 2012, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (5,96%). Tuy nhiên, tổng

vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chỉ chiếm 13,47% và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn chiếm 3,89% so với cả nước.

Về giáo dục đào tạo, nhìn chung, toàn vùng có hệ thống đào tạo tương đối hoàn chỉnh, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi địa phương đều gồm nhiều trường đại học (cả vùng có 30 trường đại học và tương đương), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nổi bật nhất là 2 đại học trọng điểm vùng là Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế.

Về y tế, 9 tỉnh có 132 bệnh viện và 68 phòng khám đa khoa khu vực do địa phương quản lý (cả nước có 963 bệnh viện và 621 phòng khám đa khoa khu vực), với 6.750 bác sĩ và 32.258 giường bệnh; tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân là 31,94 cao hơn một chút so với bình quân cả nước (30,99/vạn dân)

Toàn vùng có 6 sân bay (trong đó có 4 cảng hàng không quốc tế), 13 cảng biển trong đó có 7 cảng biển loại I, 6 khu kinh tế ven biển (cả nước có 15 khu kinh tế ven biển), 1 khu công nghệ cao (cả nước có 3 khu công nghệ cao), 14 tuyến đường quốc lộ, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bổ đều khắp ở các địa phương, nối liền các đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng.

Tiềm năng và thế mạnh của Vùng

- Là “mặt tiền” của nước ta nhìn ra Biển Đông, nên có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển. Nhìn chung, các địa phương có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử v v, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ lực như: du lịch, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Phát triển ngành khai thác (nuôi trồng, chế biến) thủy sản và chế biến, xuất khẩu thủy sản; có đội ngũ ngư dân có truyền thống đánh bắt hải sản đông đảo.

- Toàn vùng đã có 6 khu kinh tế, 54 khu công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông lâm thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp thông tin, dệt may, da giày, với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ô tô, hải sản, dệt may, da giày, cao su.

- Đặc biệt, trên địa bàn tập trung đến 4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam); có nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế và các khu bảo tồn thiên nhiên, là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

- Một chuỗi đô thị ven biển đang hình thành như: Chân Mây - Lăng Cô, Đà Nẵng, Hội An, Vạn Tường, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng. Các địa phương đã xây dựng một số đoạn tuyến đường du lịch ven biển và dự kiến sẽ sớm hoàn thành cung đường ven biển dài hơn 500km này.

Cơ hội để phát triển

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trí và vai trò của các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung trong quá trình CNH - HĐH đất nước; đặc biệt các quốc gia có tiềm năng kinh tế biển đang là lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu. Việt Nam nói chung, miền Trung nói riêng đang được các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường quan tâm, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung ngày càng lớn.

Một số công trình đầu tư lớn, công trình trọng điểm được đầu tư vào miền Trung và bắt đầu đi vào khai thác, hoạt động. Kinh tế tri thức đang phát

triển, miền Trung có thể tăng tốc phát triển trên cơ sở đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển mạnh khoa học công nghệ.

Thách thức

Lãnh thổ trải rộng và địa hình phức tạp sẽ cản trở tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng; đặc biệt là kết nối giao thông đường bộ.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế là rất lớn; đa số các địa phương trong Vùng chưa có khả năng tích lũy để phát triển; thu nhập dân cư thấp.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đòi hỏi phải có nhân lực chất lượng cao, nhưng để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cần có thời gian và nguồn lực không nhỏ.

Chưa có nhiều sản phẩm chủ lực, thương hiệu sản phẩm đặc trưng của miền Trung.

Sự hợp tác và liên kết vùng chưa mang lại hiệu quả từ quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực đến cơ chế phối hợp điều hành.

Thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; tác động của sự biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của vùng.

Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng

Xây dựng Vùng duyên hải miền Trung trở thành vùng kinh tế phát triển, cửa ngõ phía Đông và là hành lang thương mại quan trọng giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, cũng như kết nối khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á, đóng góp vào tăng trưởng của toàn vùng và từng tỉnh trong vùng.

Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển bao gồm: hệ thống cảng biển, sân bay; mạng giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa; hệ

thống cung cấp nước; xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; hệ thống các công trình phòng tránh thiên tai.

Hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển của cả nước ở vùng duyên hải miền Trung và ở địa bàn mỗi tỉnh, thành trên cơ sở phát triển các đô thị ven biển và hướng biển, các khu du lịch ven biển.

Phát triển các Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN) gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đẩy nhanh sự phát triển các KKT, KCN đã được thành lập mà trước hết là các KKT, KCN có ý nghĩa động lực đối với Vùng.

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực; đồng bộ giữa quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp với quy hoạch nguồn nhân lực. Nâng cao toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo.

Có thể thấy Vùng duyên hải miền Trung là địa bàn chiến lược trong chiến lựơc kinh tế biển của nước ta; một địa bàn giàu tiềm năng, nhưng cũng chịu nhiều thiên tai và thách thức trong quá trình phát triển, nên đến nay nhìn chung vẫn là vùng có đời sống kinh tế và xã hội khó khăn. Trong 30 năm qua, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, các địa phương trong vùng đã có nhiều nỗ lực, năng động phát triển làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do sự thiếu liên kết trong phát triển và còn nặng tư duy kinh tế tỉnh nên nguồn lực bị phân tán, chưa phát huy hết thế mạnh về tiềm năng và đứng trước những bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và mô hình phát triển. Lãnh đạo các địa phương trong vùng đã nhận thức được tính tất yếu phải hợp tác và liên kết phát triển ở quy mô vùng và đã tự hình thành cơ chế hợp tác song song với cơ chế vùng do Chính phủ thành lập. Do đó thực tế đang đòi hỏi phải có một cơ chế chung về liên kết hợp tác phát triển vùng dưới sự chỉ

đạo thống nhất của Chính phủ và chính sách hỗ trợ của trung ương về nguồn lực và cơ chế ưu đãi đầu tư để Vùng duyên hải miền Trung trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước [1].

2.1.2. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp NCKH

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Tại vùng duyên hải miền Trung có ba đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam là Viện Hải dương học, Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang. Cả ba đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam tại vùng duyên hải miền trung (Trang 45)