Trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý giữa vai trò là nền tảng và vị trí tối thƣợng. Vì thế mà việc bảo vệ Hiến pháp cũng không kém phần quan trọng nhƣ việc xây dựng, ban hành Hiến pháp. Một trong những biện pháp bảo vệ Hiến pháp hiệu quả nhất là thiết lập hệ thống pháp quy phạm pháp luật về bảo hiến, cũng với đó là xác lập các thiết chế, phƣơng thức vận hành của các yếu tố này, tạo thành một cơ chế bảo vệ Hiến pháp.
Ở đây, khái niệm cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật không phải là khái niệm mới, mà là một cách tiếp cận khác của khái niệm cơ chế bảo hiến mà theo đó chú trọng tới tính pháp lý của cơ chế bảo hiến. Trên thực tế, cơ chế bảo hiến nào cũng phải đƣợc vận hành trên một nền tảng pháp lý đƣợc nhà nƣớc đó thừa nhận ngay trong Hiến pháp, hoặc/và đƣợc cụ thể hóa bằng các đạo luật riêng. Tuy nhiên, tùy thuộc đó là cơ chế nhà nƣớc hay cơ chế xã hội bảo vệ Hiến pháp mà tính pháp lý của chúng không giống nhau. Tính pháp lý đƣợc hiểu là, hậu quả của hoạt động bảo vệ Hiến pháp có giá trị pháp lý, khiến cho hành vi vi bị coi là vi hiến sẽ bị suy xét, đánh giá và kết luận theo trình tự, thủ tục luật định, và chủ thể bảo hiến trực tiếp quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt đối với chủ thể vi hiến. Đây cũng là điểm đặc thù riêng có của cơ chế nhà nƣớc bảo vệ Hiến pháp. Để thực hiện đƣợc điều này, trƣớc tiên nhà nƣớc đó phải xây dựng đƣợc một hệ thống quy phạm pháp luật, mà đúng đầu là Hiến pháp, về bảo vệ Hiến pháp để tạo hành lang pháp lý, các điều kiện đảm bảo cho việc bảo hiến.
Ở khía cạnh khác, cơ chế xã hội bảo vệ Hiến pháp chủ yếu mang tính phản ánh xã hội, có tác dụng tạo nên sự thống nhất trong nhận thức của nhiều chủ thể trong xã hội (nhóm xã hội, giai tầng trong xã hội,…), để thúc giục các chủ thể có thẩm quyền đƣa ra các quyết định để bảo vệ Hiến pháp trƣớc nguy cơ mà họ cho rằng đó là vi hiến. Cơ chế tác động bảo hiến ở đây mang tính gián tiếp, không trực tiếp có hiệu quả pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi hiến.
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm nhƣ sau: Cơ chế bảo vệ
Hiến pháp bằng pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định hệ thống các chủ thể (cơ quan nhà nước, cá nhân) được Hiến pháp quy định (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành các hoạt động bảo vệ hiến pháp, cùng với phương thức vận hành, các điều kiện đảm bảo hoạt động cho hệ thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp.
Theo cách tiếp cận cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, vẫn nhìn nhận dƣới góc độ cấu trúc cơ chế bảo hiến, gồm: thể chế bảo hiến – là quy phạm pháp
luật về bảo hiến, thiết chế bảo hiến – các cơ quan, tổ chức đƣợc trao quyền bảo hiến, phƣơng thức vận hành, phối hợp giữa các thiết chế bảo hiến, nhƣng cấu trúc đó đƣợc luật hóa thành hệ thống và vận hành theo khung khổ pháp lý đã đƣợc thiết lập, trong đó Hiến pháp giữ vị trí tối thƣợng.