Một số mô hình cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 55)

thế giới

1.3.4.1. Bảo vệ hiến pháp bằng Hội đồng Bảo Hiến ở Cộng hòa Pháp

Ở Pháp, các quy định về giám sát Hiến pháp đã sớm đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 1799 và Hiến pháp năm 1852. Theo các quy định này, Thƣợng viện có quyền thực hiện việc giám sát Hiến pháp. Năm 1946, Uỷ ban giám sát Hiến pháp đƣợc hình thành bao gồm Tổng thống, Chủ tịch hai viện và 10 thành viên khác, Chủ tịch Uỷ ban là Tổng thống.Đến năm 1958, cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 1958, Hội đồng bảo hiến (Le conseil constitutionnel) đƣợc thành lập. Hội đồng bảo hiến đƣợc coi là sáng tạo lớn của các nhà lập pháp dƣới nền Cộng hoà thứ V. Kể từ đó, mô hình Hội đồng bảo hiến của Pháp đã dần trở thành mô hình giám sát hiến pháp tiêu biểu của châu Âu mà các nhà luật học thƣờng gọi là mô hình giám sát hiến pháp kiểu Pháp.[13]

Vị trí, vai trò của Hội đồng bảo hiến

Mô hình Hội đồng bảo hiến của Pháp ra đời gắn liền với tên tuổi của Tổng thống Degaul. Ban đầu Hội đồng bảo hiến đƣợc thành lập nhằm mục đích đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lập pháp và hành pháp. Song từ khi đƣợc thành lập đến nay, Hội đồng bảo hiến ngày càng khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm sự cân bằng và ổn định trong cơ cấu quyền lực nhà nƣớc.

Cũng giống nhƣ mô hình Toà án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến là cơ quan chuyên trách, độc lập về giám sát Hiến pháp nhƣng không thuộc hệ thống cơ quan tƣ pháp, hành pháp hay lập pháp. Chức năng cơ bản của Hội đồng bảo hiến là bảo đảm cho ba nhánh quyền lực trên hoạt động trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của Hiến pháp. Ngoài Hội đồng bảo hiến, không cơ quan nào có quyền thực hiện chức năng giám sát Hiến pháp. Theo mô hình này, giám sát Hiến pháp chủ yếu là giám sát trƣớc, mang tính bắt buộc đối với các đạo luật về tổ chức, quy chế hoạt động của Nghị viện, các tranh chấp về bầu cử và trƣng cầu dân ý.[13]

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bảo hiến

Theo Điều 56 Hiến pháp năm 1958, Hội đồng bảo hiến bao gồm 9 thành viên và ngoài ra còn có thành viên đƣơng nhiên là các cựu tổng thống.Tổng thống, Chủ tịch Thƣợng viện, Chủ tịch Hạ viện, mỗi ngƣời đƣợc bổ nhiệm 3 thành viên.Tổng thống chỉ định Chủ tịch Hội đồng bảo hiến trong số thành viên mà Tổng thống đã bổ nhiệm.Chủ tịch Hội đồng bảo hiến có quyền quyết định trong trƣờng hợp Hội đồng biểu quyết ngang phiếu.

Các cựu tổng thống là thành viên đƣơng nhiên của Hội đồng bảo hiến suốt đời, miễn là họ không giữ những chức vụ mà pháp luật cấm thành viên của Hội đồng bảo hiến kiêm nhiệm.Từ khi Hội đồng đƣợc thành lập, chƣa một Tổng thống nào đƣợc chọn làm Chủ tịch Hội đồng bảo hiến.Cho đến nay, có rất ít Tổng thống đã tham gia vào Hội đồng bảo hiến nhƣ Rene Coty, Vincent Aurol, Jacques Chirac. [13]

Chủ thể có quyền yêu cầu giám sát Hiến pháp

Theo quy định của Hiến pháp năm 1958, chỉ có 4 chủ thể có quyền đề nghị Hội đồng bảo hiến xem xét một văn bản luật có phù hợp với Hiến pháp hay không, đó là: Tổng thống, Thủ tƣớng, Chủ tịch Thƣợng viện và Chủ tịch Hạ viện. Đến năm 1976, Hiến pháp đã đƣợc sửa đổi và quy định này đƣợc mở rộng hơn. Các thƣợng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đƣợc quyền đề nghị Hội đồng xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật với điều kiện tối thiểu phải có 60 thƣợng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ yêu cầu.[13]

Thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến

(1) Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật.

Thẩm quyền này của Hội đồng bảo hiến nhằm mục đích chống lại sự xâm phạm hay lạm quyền của các nhánh quyền lực, bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật đƣợc ban hành. Đặc điểm nổi bật để phân biệt mô hình giám sát Hiến pháp của Pháp với các mô hình giám sát hiến pháp khác là Hội đồng bảo hiến của Pháp chỉ thực hiện quyền giám sát trƣớc. Đối tƣợng giám sát ở đây là các đạo luật đã đƣợc Nghị viện thông qua, đang trong thời gian chờ công bố và các điều ƣớc quốc tế

đang trong thời gian chờ phê chuẩn. Giám sát bắt buộc đối với những đạo luật về tổ chức và nội quy hoạt động của Nghị viện do Nghị viện ban hành. Còn đối với những đạo luật thông thƣờng, việc xem xét tính hợp hiến không mang tính bắt buộc. Căn cứ để tuyên bố tính hợp hiến của một đạo luật là các quy định của Hiến pháp và các nguyên tắc có giá trị nhƣ Hiến pháp.

Tổng thƣ kí văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra các kiến nghị về việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật trƣớc khi ban hành. Nếu có yêu cầu phải gửi ngay cho Chủ tịch Hội đồng bảo hiến. Đối với các đạo luật đƣợc thông qua bằng con đƣờng trƣng cầu dân ý, Hội đồng không phải xem xét tính hợp hiến. Giới hạn thời gian cho các yêu cầu này là khoảng thời gian Hiến pháp quy định để Tổng thống kí lệnh công bố, trong vòng 15 ngày kể từ ngày đạo luật đƣợc thông qua. Đối với các điều ƣớc quốc tế cũng tƣơng tự nhƣ vậy.Trong trƣờng hợp có sự xung đột giữa điều ƣớc quốc tế và Hiến pháp thì việc gia nhập hoặc kí kết sẽ không đƣợc thực hiện cho đến khi Hiến pháp đƣợc sửa đổi cho phù hợp. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp Hiệp ƣớc Mastricht về phát hành đồng tiền chung châu Âu năm 1997, do Hiệp ƣớc có điều khoản trái với Hiến pháp năm 1958 nên Nghị viện Pháp đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp để tham gia vào Hiệp ƣớc này.[13]

(2) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bầu cử và trưng cầu dân ý.

Điều 58 Hiến pháp Pháp quy định: "Hội đồng bảo hiến kiểm soát sự hợp lệ của cuộc bầu cử Tổng thống. Hội đồng xem xét đơn khiếu nại và tuyên bố kết quả". Khi bầu cử Tổng thống, Chính phủ sẽ tƣ vấn cho Hội đồng toàn bộ tiến trình của cuộc bầu cử nhƣ thời gian biểu, việc bỏ phiếu… Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra quá trình lựa chọn cũng nhƣ tƣ cách của các ứng cử viên Tổng thống và thực hiện các thủ tục khác có liên quan đến việc công bố hay bãi miễn…..[13]

(3) Thẩm quyền tư vấn.

Thẩm quyền tƣ vấn mang nhiều nét chính trị và có tầm quan trọng rất lớn trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nƣớc Pháp.Hội đồng có quyền tham gia vào quá trình thiết lập vị trí Tổng thống khi Tổng thống đƣơng nhiệm không thực thi đƣợc nhiệm vụ của mình. Hội đồng bảo hiến đƣa ra các ý kiến tƣ vấn chính thức

theo đề nghị của Tổng thống khi cần ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc (Điều 16 Hiến pháp năm 1958) và tƣ vấn về các quyết định đƣợc đƣa ra trong hoàn cảnh đó. Trong trƣờng hợp Tổng thống hỏi ý kiến của Thủ tƣớng và Chủ tịch hai viện, các ý kiến đó bắt buộc phải đăng Công báo, nếu tham khảo ý kiến Hội đồng thì không phải đăng Công báo các ý kiến đƣợc tƣ vấn. Hội đồng bảo hiến còn thực hiện quyền tƣ vấn theo đề nghị của Chính phủ về các văn bản, quyết định trong việc tổ chức bầu cử Tổng thống và trƣng cầu dân ý.

(4) Thẩm quyền giám sát Hiến pháp đối với việc phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và Nghị viện

Hội đồng bảo hiến có chức năng xác định thẩm quyền xây dựng pháp luật giữa Nghị viện và Chính phủ về các lĩnh vực do luật của Nghị viện điều chỉnh và các lĩnh vực do văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ điều chỉnh trong trƣờng hợp có xung đột. Thẩm quyền sửa đổi hay hủy bỏ các đạo luật vi phạm thẩm quyền sẽ do Hội đồng quyết định.

Pháp là một trong số ít các quốc gia quy định thẩm quyền đặc biệt này cho Hội đồng bảo hiến.[13]

(5) Quyền kiểm hiến về vấn đề quyền con người.

Ngoài lời nói đầu của Hiến pháp năm 1958, các quy định cụ thể về quyền con ngƣời không đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp của Pháp. Hội đồng bảo hiến dựa trên cơ sở lời nói đầu của Hiến pháp năm 1958 và Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 để kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật liên quan đến vấn đề quyền con ngƣời. Nhƣ vậy, quyền xem xét tính hợp hiến các đạo luật của Hội đồng bảo hiến không chỉ thu hẹp trong phạm vi các điều luật mà đƣợc mở rộng sang cả phần lời nói đầu và các nguyên tắc chung về quyền con ngƣời.

Hiện nay tại Pháp, thẩm quyền bảo hiến còn đƣợc mở rộng cho một số cơ quan khác nhƣ Hội đồng nhà nƣớc và Toà án tối cao. Ngoài ra, các toà án còn có quyền không áp dụng các đạo luật trái với các quyền cơ bản của con ngƣời. [13]

Hiệu lực của phán quyết và hậu quả pháp a. Hiệu lực của phán quyết

Điều 62 Hiến pháp năm 1958 quy định: "Một điều khoản bị tuyên bố là bất

hợp hiến thì không thể được ban bố hoặc đưa ra thi hành. Các quyết định của Hội đồng bảo hiến không thể bị kháng nghị.Các cơ quan hành chính và tư pháp có nghĩa vụ phải chấp hành".

Nhƣ vậy, quyết định của Hội đồng bảo hiến là quyết định chung thẩm, không thể bị xem xét hay xét xử lại bởi bất cứ cơ quan, tổ chức nào và có hiệu lực pháp lí bắt buộc đối với tất cả các bên có liên quan. Tuy nhiên, Hội đồng bảo hiến vẫn cho khiếu nại đối với các lỗi kĩ thuật khi soạn thảo văn bản.

b. Hậu quả pháp lí

Trƣờng hợp Hội đồng bảo hiến tuyên bố đạo luật đƣợc xem xét có một hoặc một số quy định trái với Hiến pháp và nếu các quy định đó là phần không thể tách rời khỏi đạo luật thì đạo luật đó không đƣợc phép công bố. Nếu các quy định đó là phần có thể tách rời khỏi đạo luật thì đạo luật này vẫn có thể đƣợc Tổng thống kí công bố nhƣng các điều khoản vi hiến sẽ bị loại trừ hoặc Tổng thống có thể yêu cầu hai viện thảo luận lại về các điều khoản đó.

Nếu quy chế hoạt động của Nghị viện có điều khoản vi hiến thì nó sẽ không đƣợc thực hiện tại Nghị viện. Trong trƣờng hợp này, Nghị viện phải sửa đổi, bổ sung những điều khoản vi hiến hoặc phải ban hành đạo luật mới thay thế đạo luật đã bị tuyên bố là không hợp hiến.

Đối với các điều ƣớc quốc tế có quy định trái với Hiến pháp thì việc gia nhập hoặc phê chuẩn sẽ không đƣợc thực hiện cho đến khi Hiến pháp đƣợc sửa đổi.

Trong trƣờng hợp bầu cử Tổng thống hoặc bầu cử Nghị viện hay trƣng cầu dân ý không hợp lệ thì sẽ phải tổ chức lại theo đúng quy định của pháp luật.

Khi Hội đồng bảo hiến tuyên bố một đạo luật là hợp hiến thì Tổng thống sẽ công bố luật trong thời hạn pháp luật quy định.Thời gian Hội đồng bảo hiến xem xét tính hợp hiến của luật không tính vào thời gian này.

Hiện nay, xu hƣớng của các nƣớc trên thế giới nói chung và nƣớc Pháp nói riêng là mở rộng thẩm quyền giám sát Hiến pháp cho Hội đồng bảo hiến. Có thể mở rộng thêm đối tƣợng giám sát là các đạo luật đã có hiệu lực, quyền giám sát cụ thể,

thẩm quyền giải quyết khiếu kiện Hiến pháp. Chỉ khi đƣợc mở rộng thẩm quyền và đối tƣợng giám sát nhƣ vậy, Hội đồng bảo hiến mới phát huy đƣợc hết vai trò của mình trong việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật.[13]

1.3.4.2. Bảo vệ hiến pháp bằng Tòa án ở Hoa Kỳ

Đặc điểm mô hình bảo hiến bằng Tòa án ở Hoa Kỳ

Nhƣ đã trình bày ở trên mô hình bảo hiển kiểu Mỹ có những đặc điểm mang tính chất điển hình :

- Quyền giám sát Hiến pháp đƣợc trao cho tất cả các tòa án thông thƣờng mà đứng đầu là Tòa án tối cao liên bang. Tất cả các tòa án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của tất cả các đạo luật. Việc xem xét chỉ diễn ra khi đạo luật đó đƣợc sử dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể tại tòa án.

- Quyền giám sát hiến pháp liên quan đến vụ việc cụ thể nên việc khiếu kiện là tiền đề cho việc xem xét một đạo luật có hợp hiến hay không. Tòa án sẽ không xem xét nếu việc kiện không xảy ra. Không có một tòa án nào có thể phân xử ý kiến tƣ vấn hoặc các cuộc tranh luận ngay cả khi Tổng thống hay Quốc hội yêu cầu trừ khi nó đƣợc thông qua đơn kiện của một cá nhân hoặc một tầng lớp cụ thể dƣới hình thức một vụ vi phạm nào đó mà luật sẽ thừa nhận

- Tòa án chỉ xem xét khi đạo luật đó có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của của ngƣời kiện. Điều này tránh đƣợc sự giám sát trừu tƣợng và kém hiệu quả.

- Đạo luật chỉ bị coi là vi hiến nếu nó không phù hợp hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp

- Phán quyết của tòa án chỉ có giá trị với các bên có liên quan trong vụ kiện trừ trƣờng hợp phán quyết đó trở thành án lệ

- Khi đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì không còn giá trị áp dụng nhƣng tòa án không có thẩm quyền tuyên bố hủy bỏ đạo luật đó hoặc tuyên bố nó vô hiệu. Đạo luật đó về hình thức còn hiệu lực nhƣng trên thực tế không còn giá trị áp dụng nữa.

- Phán quyết của Tòa án không có giá trị chung thẩm mà có thể bị tòa án cấp trên xem xét lại.[6]

Hệ thống tòa án Mỹ

Cơ cấu tòa án Mỹ bao gồm: - 1 tòa án tối cao

- 13 tòa án phúc thẩm (12 tòa án khu vực và 1 tòa án liên bang) - 94 tòa án cấp quận

- 2 tòa xét xử đặc biệt (Tòa án thƣơng mại quốc tế xét xử những vụ án liên quan đến thƣơng mại và thuế quan quốc tế và tòa án về các yêu sách liên bang xét xử hầu hết các yêu sách về thiệt hại tài chính đối với Quốc hội, chính quyền liên bang chiếm giữ tài sản riêng không hợp pháp, những tranh chấp về hợp đồng liên bang và nhiều loại yêu sách khác đối với hợp chủng quốc).

Quốc hội có quyền thành lập hoặc bãi bỏ và quy định số lƣợng thẩm phán các tòa án liên bang nhƣng không đƣợc áp dụng các quy định của mình đối với Tòa án tối cao liên bang để đảm bảo nguyên tắc Tam quyền phân lập. Tòa án tối cao Mỹ có quyền cao nhất trong giải thích Hiến pháp, có tiếng nói quyết định trong các vụ tranh tụng về Hiến pháp, quyết định của Tòa án tối cao có giá trị chung thẩm. Tòa án tối cao có quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến (cả ở cấp liên bang và tiểu bang). Hiến pháp Mỹ nêu rất ít các nguyên tắc về quyền tài phán của Tòa án tối cao, không quy định về cơ cấu tổ chức, trình tự làm việc hay số lƣợng thẩm phán. Các thẩm phán tối cao do Tổng thống bổ nhiệm và có nhiệm kỳ suốt đời.[4][6] [32]

Thẩm quyền củaTòa án Mỹ khi bảo vệ Hiến pháp

Thẩm quyền giám sát Hiến pháp (thực tế chỉ có tòa tối cao đảm nhiệm đƣợc) bởi các thẩm phán của tòa tối cao là những ngƣời tinh thông nghiệp vụ, đằng sàng lọc cả về nghề nghiệp và đạo đức trong khi các vụ kiện về hiến pháp thƣờng khó khăn và phức tạp và quan trọng nên chỉ họ mới đủ tƣ cách để đảm nhiệm. Mặt khác khi áp dụng pháp luật để xét xử sẽ có điều luật đƣợc vận dụng và vì thế khi một bên thua kiện sẽ kháng án lên Tòa tối cao khi phát hiện điều luật áp dụng trƣớc đó vi hiến và Tòa án tối cao sẽ xem xét tính hợp hiến của đạo luật và thực tế chính Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)