PHÁP LUẬT
PHÁP LUẬT
A) Hoàn thiện thể chế bảo hiến
Thể chế bảo vệ Hiến pháp cần khắc phục đƣợc tính chung chung, thiếu cụ thể và xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể đƣợc trao quyền bảo hiến và việc bảo hiến phải đến với tất cả các nhánh quyền lực trong sự thống nhất ở nƣớc ta. Thể chế cần bao quát và điều chỉnh tất cả các hành vi vi hiến và có thể đƣợc áp dụng hiện thực vào thực tế.Thể chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật phải thể hiện đƣợc đặc trƣng quyền lực thống nhất và thuộc về nhân dân, các quy định của Hiến pháp cần đƣợc áp dụng trực tiếp khi chƣa có các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Quy định rõ trách nhiệm của của các cơ quan trong bộ máy quyền lực nhà nƣớc, khẩn chƣơng luật hóa các quy định của Hiến pháp làm cơ sở pháp lý để bảo hiến. Thể chế bảo vệ Hiến pháp phải mang tính hệ thống rõ ràng, tránh sự chồng chéo dễ phát sinh ỷ lại và thờ ơ từ cơ quan và ngƣời có trách nhiệm. Khẳng định vị thế tối thƣợng của Hiến pháp trong toàn bộ hệ thống pháp luật sẽ hƣớng tới mục tiêu bảo vệ Hiến pháp thực chất và hiệu quả. Điều 119 Hiến pháp 2013 đã quy định cơ chế bảo vệ Hiến pháp do Luật định nên cần sớm ban hành các luật chuyên biệt về bảo hiến nhƣ luật về Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến hoặc các cơ quan tƣơng tự; Quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ quyền hạn bảo hiến của các chủ thể có trách nhiệm bảo hiến trong các luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án…. để thể chế bảo hiến đƣợc luật hóa minh bạch và cụ thể.
B) Hoàn thiện thiết chế bảo hiến
Cần xem xét lại một cách khoa học việc giao một cách mặc định chủ yếu nghĩa vụ bảo hiến cho Quốc hội. Bởi sự mặc định này là sự đồng nghĩa máy móc lý luận về cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất sẽ thực hiện tốt nhất nghĩa vụ bảo vệ Hiến pháp. Để bảo hiến có hiệu quả, các thiết chế hiện có nhƣ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Thủ tƣớng chính phủ hay Tòa án nhân dân tối cao…. cần có sự phối hợp và