Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ Hiến pháp bằng những cơ chế sẵn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

cơ chế sẵn có

2.4.2.1. Nâng cao ý thức bảo vệ Hiến pháp của công dân

Vấn đề bảo hiến hiện nay đang bị coi là từ trên “xuống” và có nhiều quan điểm trái ngƣợc về việc lập một cơ quan bảo hiến độc lập.Vận dụng những quy định pháp luật sẵn có cũng có tác động bảo hiến nhất định. Nâng cao ý thức pháp luật của công dân nói chung và sự hiểu biết về hiến pháp và các văn bản pháp luật tạo cho công dân sự hiểu biết về các quyền hiến định và cách để hƣởng các quyền đó.

Sự nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân sẽ dẫn đến đòi hỏi tất yếu việc các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có trách nhiệm phải tự thay đổi và có trách nhiệm hơn trong thi hành hiến pháp.

Công dân có thể thực hiện bảo hiến thông qua Luật trƣng cầu dân ý 2015, ngƣời dân có thể tích cực tham gia bảo hiến khi thực hiện quyền lập hiến theo Điều 6 Luật này khi sửa đổi hoặc ban hành Hiến pháp. Việc công dân có ý thức tham gia xây dựng Hiến pháp góp phần đẩy mạnh và tạo ý thức tôn trọng hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp ở trong mỗi ngƣời, tạo cho họ sự quan tâm và sẵn sàng bảo hiến khi hiến pháp bị vi phạm. Để nhân dân thực sự là chủ thể bảo vệ Hiến pháp cần hiện thực hóa quyền nêu lên nguyện vọng để trƣng cầu dân ý phải là ý chí trực tiếp của nhân dân. Luật Trƣng cầu dân ý cần có sự sửa đổi để việc trƣng cầu ý dân phải xuất phát trực tiếp từ ý chí nhân dân thông qua cách các tổ chức xã hội đƣợc phép thu thập ý kiến để đạt đƣợc số lƣợng tối thiểu cần thiết tiến hành trƣng cầu dân ý, đặc biệt đối với việc xây dựng, sửa đổi và bổ xung hiến pháp mà không phải gián tiếp thông qua cơ quan quốc hội nhƣ luật hiện hành đang quy định. Đồng thời cần có sự kiểm tra giám sát độc lập để quá trình xác định ý chí nhân dân khi kiểm phiếu đƣợc khách quan và trung thực. Chỉ có dân chủ trực tiếp mới phát huy hết sức mạnh của nhân dân trong cuộc bảo vệ Hiến pháp.

2.4.2.2. Phát huy sức mạnh của đội ngũ Luật gia, Luật sư trong bảo vệ Hiến pháp

Hiện nay, có một số cơ chế bảo vệ Hiến pháp một cách gián tiếp mà ngƣời dân có thể vận dụng trong đó vai trò của giới luật gia là quan trọng, đặc biệt là đội ngũ Luật sƣ. Đặc thù của Luật sƣ là những ngƣời không phải là công chức nên bản chất họ phục vụ cho lợi ích công dân là chính. Sự phục vụ đó đôi khi nhằm chống lại các hành vi vi hiến của cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền đối với công dân. Ở nƣớc ta hiện nay, nhiều hành vi vi hiến đơn lẻ hoặc khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái Hiến pháp đã đƣợc giới Luật sƣ chủ động phát hiện và có phản ánh đến cơ quan có quyền,họ đấu tranh để các quyền tự do dân chủ, các quyền Hiến định đƣợc tôn trọng và bảo vệ (Ví dụ nhờ sự đấu tranh quyết liệt của giới Luật sƣ

mà quy định chứng nhận bào chữa bị bãi bỏ, quyền có Luật sƣ ngay khi công dân bị mời làm với cơ quan công an … đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Điều 3 Luật Luật sƣ quy định chức năng bảo vệ công lý, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Luật sƣ, công lý và pháp quyền theo nghĩa rộng bao trùm cả hiến pháp. Khi công dân thực hiện quyền bào chữa và Luật sƣ thực hiện nhiệm vụ bào chữa cũng góp phần bảo vệ quyền hiến định của công dân và tạo các tiền đề, án lệ để cơ quan lập pháp hoặc cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ bảo hiến xem xét, điều chỉnh, bãi bỏ các văn bản quy phạm bị phát hiện vi hiến. Với sự tăng nhanh của đội ngũ Luật sƣ tất yếu dẫn dến xu hƣớng công dân lựa chọn cho mình công cụ pháp luật chống lại các hành vi xâm phạm các quyền tự do dân chủ của mình và nhờ thế pháp chế và pháp quyền xã hội chủ nghĩa đƣợc đảm bảo hơn. Theo xu hƣớng phổ biến trên thế giới, Luật sƣ là những ngƣời sẽ tham gia ứng cử vào vị trí Công tố viên, Thẩm phán tòa án thông thƣờng và Thẩm phán Tòa án Hiến pháp và nhờ đã thực hiện nhiệm vụ Luật sƣ họ sẽ góp phần bảo vệ Hiến pháp thực chất và hiệu quả.

2.4.2.3. Phát huy vai trò của phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng trong bảo vệ Hiến pháp

Pháp luật Việt Nam có quy định về quyền tự do ngôn luận với hệ thống các cơ quan truyền thông. Do đặc thù của hệ thống chính chính trị nên việc cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện vi hiến và vi phạm pháp luật còn nhiều hạn chế. Chủ yếu các vi phạm lại do các cơ quan truyền thông phát hiện và trên cơ sở các quy định pháp luật làm rõ bƣớc dầu sau đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Vì vậy, cần tận dung sức mạnh của truyền thông để thực hiện bảo hiến trên cơ sở pháp luật hiện hành. Tuy nhiên sự hạn chế hiện nay là ở Việt nam hình thức quản lý báo chí còn đơn điệu nên sự phản biện của truyền thông vẫn còn hạn chế, các vấn đề đặt ra và sức ép bảo vệ Hiến pháp trƣớc các hành vi vi hiến còn có lúc thiếu vô tƣ và kịp thời hoặc không đủ sức mạnh. Luật báo chí hiện hành vẫn có sự phân biệt giữa nhà báo hợp pháp và không hợp pháp. Khái niệm này đã trở nên lạc hậu với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật. Mỗi ngƣời vào một

thời điểm thích hợp đều có thể phản ánh hiện thực tới tất cả mọi ngƣời và với thế giới và rõ ràng chỉ với một nền báo chí tự do hơn nữa thì mới có thể phơi bày những

vi phạm pháp luật, vi hiến hay những điều sai sai trái của chính nhà nƣớc để bảo vệ con ngƣời, bảo vệ công dân. Sự lo ngại về hoạt động báo chí tự do hoàn toàn không có cơ sở khi mỗi ngƣời làm báo phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc làm của họ mà không cần có sự cấp phép hành chính nào hết. Vì vậy cần thực hiện đúng tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)