Sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc bƣớc vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị thống nhất đất nƣớc do tổng tuyển cử dự định vào năm 1956 đã không diễn ra theo kế hoạch (Hiệp định Geneve). Hiến pháp 1959 mang tƣ tƣởng phải giám sát việc thi hành và tuân thủ Hiến pháp là rất quan trọng để bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ chế độ chính trị kinh tế, xã hội của nhà nƣớc, bảo vệ quyền làm chủ tập thể nƣớc và tự do dân chủ của nhân dân. Hiến pháp 1959, chƣa quy định cụ thể về cơ chế bảo hiến nhƣng cũng nhƣ Hiến pháp 1946 nó chứa đựng một số điều khoản mang tính chất bảo hiến và tính tối cao của hiến pháp cũng đƣợc thể hiện.Điều 50 Hiến pháp 1959 quy định Quốc hội có những quyền hạn liên quan đến lập hiến và lập pháp; giám sát hoạt động, bầu một số chức danh….
Điều khoản này đã hạn chế quyền lực Quốc hội trong một khung và gián tiếp thể hiện tính tối cao của Hiến pháp. Trong khi đó chính Hiến pháp lại giao quyền và nghĩa vụ giám sát Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp cho Quốc hội (Điều 50, điều 112 Hiến pháp 1959); Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội có quyền sửa đổi và bãi bỏ các nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng chính phủ trái với quy định của Hiến pháp (Điều 55). Thiết chế Viện kiểm sát nhân dân cũng tham gia vào việc bảo vệ Hiến pháp thông qua cơ chế kiểm sát tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân (Điều 105). Hiến pháp không nêu vấn đề hủy bỏ các đạo luật vi hiến do sự lý giải đơn giản vì tính chất ƣu việt của nhà nƣớc do nhân dân lập ra nên không thể có các đạo luật vi hiến. Quốc hội là diện cho nhân dân nên có nhiệm vụ giữ gìn cho Hiến
pháp đƣợc tôn trọng và bảo vệ và vì vị trí tối cao đó nên không thể tồn tại cơ quan nào giám sát Quốc hội điều này trái ngƣợc quan điểm của các nƣớc tƣ sản coi Quốc hội chỉ đại diện cho một nhánh quyền lực lập pháp và ngang bằng với hành pháp và Tƣ pháp. Tuy vẫn tồn tại tính chất chƣa rõ ràng của cơ chế bảo hiến nhƣng Hiến pháp 1959 đã đề cập đến vấn đề bảo hiến đầy đủ hơn so với Hiến pháp 1946 với nhiều chủ thể tham ra bảo hiến. Vai trò của công dân trong bảo hiến đƣợc tôn trọng với quyền đƣợc khiếu nại các hành vi trái với Hiến pháp của cơ quan nhà nƣớc đồng thời các cơ quan cấp trên có trách nhiệm giám sát cơ quan cấp dƣới trong tổ chức và hoạt động. [16][31]
2.1.3. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1980 mang nội dung của một bản Hiến pháp với mong muốn tạo cơ sở pháp lý tốt nhất để phục vụ việc kiến thiết lại đất nƣớc sau chiến tranh và tạo ra một đời sống xã hội - xã hội chủ nghĩa nhƣ mong muốn của các nhà lãnh đạo. Xét dƣới góc độ bảo hiến trong bản Hiến pháp 1980 có thể nhận thấy:
- Hiến pháp ghi nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam với học thuyết Mác-Lênin và mọi hoạt động của các tổ chức Đảng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và không đƣợc đứng trên Hiến pháp.
- Hiến pháp quy định quyền giám sát tối cao của Quốc hội (Điều 82) thông qua hoạt động của các ủy ban thƣờng trực thuộc Quốc hội; Qua công tác nghiên cứu thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh hoặc qua những kiến nghị về các vấn đề đƣa ra trình Quốc hội. Các ủy ban thƣờng trực, nhất là Ủy ban pháp luật có trách nhiệm xem xét kỹ các dự án luật, pháp lệnh đảm bảo chúng phù hợp với của Hiến pháp và
đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Ở đây việc kiểm tra văn bản nhằm đảm bảo các văn bản luật luôn có tính hợp hiến và hợp pháp.
- Hội đồng Nhà nƣớc là tổ chức đƣợc Hiến pháp trao quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp, các luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội và hội đồng nhân dân, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc (Điều 98). Hội đồng nhà nƣớc có quyền giám sát công tác của Hội đồng Bộ trƣởng, của Tòa án nhân dân tối cao; có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định nghị quyết
của hội đồng bộ trƣởng trái Hiến pháp; các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng (Đặc khu) không thích đáng. Thông qua công tác xem xét trƣớc các dự án luật, thông qua các pháp lệnh và qua công tác giải thích pháp luật, hội đồng nhà nƣớc đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội, để pháp luật đƣợc ban hành kịp thời, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kiểm sát tuân theo pháp luật hoạt động các bộ, cơ quan thuộc hội đồng bộ trƣởng, chính quyền địa phƣơng, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ nhà nƣớc và nhân dân; thực hành quyền công tố đảm bảo pháp luật đƣợc thực hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát nhà nƣớc. Hoạt động giám sát chung có tác dụng loại bỏ các quy định pháp lý không hợp hiến, hợp pháp và kiến nghị áp dụng chế tài đối với các vi phạm pháp luật.
- Hệ thống tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, trong hoạt động xét xử không áp dụng những văn bản luật vi hiến do đó góp phần kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của văn bản pháp luật.
- Hội đồng Bộ trƣởng theo Điều 107 Hiến pháp 1980 có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hội đồng Bộ trƣởng phải có các tổ chức và thi hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo Hiến pháp và các đạo luật, pháp lệnh đƣợc thi hành nghiêm chỉnh. Hội đồng Bộ trƣởng có quyền đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản chỉ thị, thông tƣ, quyết định của các bộ cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trƣởng ban hành không thích đáng; đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và cấp tƣơng đƣơng đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nƣớc sửa đổi hoặc bãi bỏ các nghị quyết đó; đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ và chỉ thị không thích đáng của ủy ban nhân dân các cấp. Phát hiện những hành vi không thích đáng, những vi phạm pháp luật, áp dụng các chế tài cần thiết, tất cả nhằm đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp của mọi hoạt động do các cơ quan của Hội đồng Bộ trƣởng tiến hành trong các lĩnh vực. Trong Hội đồng Bộ trƣởng còn có Ủy ban Thanh tra nhà nƣớc, các cơ quan kiểm tra, thanh tra ở các
ngành để thực hiện tự kiểm tra thanh tra. Ủy ban thanh tra nhà nƣớc có trách nhiệm xem xét trình Hội đồng Bộ trƣởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc làm trái chính sách, pháp luật của Thủ trƣởng các ngành ở trung ƣơng hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Xem xét và kiến nghị giải quyết lại hoặc trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng giải quyết các khiếu nại tố cáo mà bộ trƣởng, chủ nhiệm ủy ban nhà nƣớc, thủ trƣởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trƣởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết mà phát hiện có sai lầm.
- Theo Hiến pháp 1980 cơ chế bảo hiến là sự phân tán đan xen vào chức năng nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên sự tập trung làm nhiệm vụ bảo hiến không đạt kết quả nhƣ mong muốn. Tính quan liêu, thành tích chủ nghĩa lan tràn đã phủ mờ những yếu kém thậm chí là sự vi hiến của nhiều cơ quan, tổ chức và ngƣời có trách nhiệm. [17][32]
2.1.4. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001
Những tồn tại về cơ chế bảo hiến tồn tại trong các bản hiến pháp trƣớc (đặc biệt là hiến pháp 1959 và 1980) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc khắc phục trong bản hiến pháp đƣợc coi là đổi mới này. Hiến pháp năm 1992 và cả lần sửa đổi năm 2001 cũng không đƣa ra đƣợc mô hình cơ quan độc lập và chuyên trách để thực hiện chức năng bảo hiến và vẫn tồn tại cơ chế bảo hiến phân tán với nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan lại có một vài chức năng liên quan tới giám sát hiến pháp, bảo vệ hiến pháp. Theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội có quy định Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thể hiện vai trò bảo hiến rõ hơn các cơ quan khác. Cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trƣớc khi trình Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan này cũng không phát huy đƣợc tác dụng trong việc thực hiện chức năng này. Việc theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động của cơ quan tổ chức cá nhân chịu sự giám sát khi thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội lại thuộc chức năng giám tối cao của
Quốc hội. Điều 1 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định: Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban thuộc Qốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội.
Các cơ quan khi thực hiện giám sát lại bao gồm cả hoạt động bảo vệ hiến pháp thông qua việc xem xét tính hợp hiến, sự phù hợp với luật và nghị quyết, pháp lệnh….của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hay ngƣời có thẩm quyền thuộc các nhánh quyền lực lập pháp - hành pháp - tƣ pháp ban hành (Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003). Với phƣơng thức bảo hiến không chuyên trách, lồng ghép vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn của nhiều cơ quan khác nhau nên việc thực hiện không hiệu quả và đặt ra thách thức cho việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, bảo vệ các quyền do dân chủ của công dân. [6][7] [18] [30] [32]
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT THEO HIẾN PHÁP 2013