Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 74)

Về cơ bản Hiến pháp 2013 không đƣa ra đƣợc mô hình bảo hiến với các cơ chế và thiết chế bảo hiến cụ thể. Tuy nhiên, một điểm cần lƣu ý trong Hiến pháp 2013 đã quy định ở khoản 2 Điều 119 về vấn đề cơ chế bảo vệ hiến pháp do luật định. Trên thực tế sau khi ban hành Hiến pháp 2013, các luật đƣợc ban hành nhằm

cụ thể hóa hiến pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc nhƣ: Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng 2015, không có điều khoản nào để cụ thể hóa khoản 2 Điều 119 Hiến pháp. Việc không luật định cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong các văn bản đó có thể dẫn tới việc phải ban hành một đạo luật riêng về thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Nhƣ vậy, vấn đề bảo hiến theo Hiến pháp 2013 vẫn không có nhiều chuyển biến so với các bản hiến pháp trƣớc. Cơ chế bảo hiến phân tán, phi tập trung và kém hiệu quả nhƣng đã xuất hiện tiền đề để xuất hiện cơ chế bảo hiến khi thừa nhận nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến và khi Hiến pháp là của nhân dân thì vấn đề bảo hiến phải đƣợc đặt ra. Bên cạnh những hạn chế trong vấn đề bảo hiến Hiến pháp 2013 cũng có những điểm tích cực nhằm phục vụ kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong đó có cơ chế bảo hiến, hạn chế phần nào yếu tố lộng quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đƣợc giao cho ba cơ quan một cách minh định và Quốc hội không phải là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.Các cơ quan quyền lực phối hợp nhƣng có sự kiểm soát.Trong Hiến pháp, vị trí của quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc đề cao và bảo vệ. Các quyền này chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Khi nhận thức về quyền con ngƣời và quyền công dân thay đổi theo hƣớng tích cực thì việc ra đời cơ chế bảo hiến thiết thực và hiệu quả sẽ là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)