Cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp 1946

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 60)

Hiến pháp 1946 quả thực có nhiều ƣu điểm: ngắn gọn, súc tích; các điều khoản về dân quyền rõ ràng, không mập mờ bởi cụm từ “theo quy định của pháp luật”; phân định rõ quyền lập pháp, hành pháp, tòa án. Đặc biệt, hệ thống Tòa án tổ chức theo cấp xét xử, chứ không theo địa phận hành chính. Cách tổ chức hệ thống Tòa án theo địa phận hành chính nhƣ hiện nay khiến Tòa án thành “cấp dƣới”, bị chi phối bởi các cơ quan hành pháp địa phƣơng.

Bản Hiến pháp 1946 đƣợc thông qua bởi một Quốc hội lập hiến gồm các Đảng chính trị và đoàn thể Việt Minh nhƣ Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, nhóm Mác- xít. Các tổ chức đối lập có Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngoài ra còn nhiều đại biểu độc lập, tiêu biểu là nhƣ ông Nguyễn Sơn Hà doanh nhân Hải Phòng, ngƣời đã không bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 1946 vì Hiến pháp không công nhận quyền tự do doanh thƣơng; các đại biểu dân tộc thiểu số (ông Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Khánh Kim, những ngƣời cổ vũ quyền quốc dân thiểu số); các đại biểu tôn giáo (Linh mục Tín, ngƣời đề xuất thêm quyền tự do giáo dục); các đại biểu phụ nữ, tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ khi thảo luận điều 12 về bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Cơ chế quyền lực Nhà nƣớc của Hiến pháp 1946 là cơ chế tập quyền, không phải phân quyền, quyền lực nhà nƣớc tập trung trong tay Chủ tịch nƣớc. Các điều khoản về dân quyền và nhân quyền cũng chƣa đầy đủ, không đáp ứng đƣợc nhu cầu bảo vệ các quyền công dân trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa công dân và Nhà nƣớc. Vấn đề bảo hiến trong Hiến pháp 1946 đã đƣợc đặt ra nhƣng có tính chung chung và chƣa cụ thể. Hiến pháp quy định cho dân dân có quyền phúc quyết Hiến pháp và những vấn đề

liên quan đến vận mệnh quốc gia (căn cứ các Điều 21, 32, 70 Hiến pháp 1946) trong đó quy định vấn đề sửa đổi hiến pháp là sự bảo hiến. Hiến pháp ghi nhận một cơ chế để bảo vệ bản Hiến pháp khỏi bị sửa đổi tùy tiện: toàn dân phúc quyết Hiến pháp chính là để bảo vệ chủ quyền nhân dân. Tuy nhiên, kiểm soát quyền lực Nhà nƣớc cần một cơ chế kiểm soát và đối trọng thực tiễn.Chế độ nào cũng tuyên bố “quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân” hay “ý chí quốc dân là trên hết”. Nhƣng chỉ những tuyên bố chính trị chung chung không đủ để đảm bảo dân chủ, pháp trị hay dân quyền. [11][15] [30]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)