Nội dung cấu thành và nguyên tắc đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)

bằng pháp luật

1.3.3.1. Nội dung cấu thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

Về mặt cấu trúc, cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật gồm các yếu tố cấu thành sau:

- Quy phạm pháp luật bảo vệ Hiến pháp: Các quy phạm pháp luật bảo vệ

Hiến pháp phải đƣợc tạo thành một thể thống nhất, đứng đầu là quy phạm Hiến pháp, dƣới đó là quy phạm luật.

- Thiết chế bảo vệ Hiến pháp: Đó là các tổ chức, ngƣời có thẩm quyền đƣợc

Hiến pháp (trực tiếp, gián tiếp) trao quyền bảo vệ Hiến pháp. Các thiết chế này đƣợc Hiến định hoặc đƣợc thành lập bởi cơ quan lập pháp, đƣợc luật hóa về vị trí, chức nhăng, nhiệm vụ, quyền hạn, phƣơng thức hoạt động và các điều kiện đáp ứng cho hoạt động.

- Phương thức phối hợp hoạt động giữa các thiết chế bảo vệ Hiến pháp: Quy

phạm pháp luật là cơ sở để thiết lập nên các thiết chế và định ra các quyền hạn, trách nhiệm của các thiết chế. Nhƣng điều quan trọng là cần cơ chế thực hiện nhiệm vụ bảo hiến trên thực tiễn. Nếu cơ chế bảo hiến đƣợc thiết lập khoa học thì sự vận hành mới chơn chu, sự phối kết hợp giữa các thiết chế có liên quan đƣợc kịp thời, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, ngƣợc lại, nếu cơ chế lỏng lẻo, trùng lắp, chồng chéo, bỏ ngỏ, thì không những thủ tục phối hợp bị ách tắc, xung đột, làm giảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiến, mà còn tạo nên khoảng trống cho hành vi vi hiến xuất hiện.

1.3.3.2. Nguyên tắc đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật Một là, nguyên tắc bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp.

Nguyên tắc bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp là nguyên tắc quan trọng nhất, đồng thời cũng là nguyên tắc đặc thù của hoạt động bảo vệ Hiến pháp. Thể chế bảo vệ Hiến pháp đã thể hiện đầy đủ các yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp.

Thứ nhất, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. Hiến pháp quy định

những quan hệ nền tảng nhất, tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động của toàn xã hội; do vậy, nó là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc. Các văn bản khác đều do Hiến pháp quy định và nhằm cụ thể hoá Hiến pháp.

Thứ hai, hiệu lực tối cao của Hiến pháp trong hệ thống văn bản pháp luật.

Hiến pháp đứng ở vị trí “đỉnh” của cấu trúc hình tháp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ở vị trí đó, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không đƣợc trái với Hiến pháp. Những văn bản không phù hợp với Hiến pháp, trái với Hiến pháp bị coi là văn bản vô hiệu.

Thứ ba, yêu cầu tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp của mọi chủ thể trong xã hội. Hiến pháp đã khẳng định và đòi hỏi tất cả các chủ thể trong xã hội phải tôn

trọng và tuân thủ Hiến pháp. Đồng thời, điều này cũng xác định nghĩa vụ của tất cả các chủ thể trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp, bảo đảm tất cả các hành vi vi phạm Hiến pháp phải bị phát hiện và xử lý.

Nguyên tắc bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của hoạt động bảo vệ hiến pháp. Yêu cầu của nguyên tắc này cũng phản ánh đặc trƣng không thể thiếu của nhà nƣớc pháp quyền; hơn nữa, nó còn đƣợc coi là một trong các nguyên tắc vận hành của nhà nƣớc pháp quyền.

Hai là, nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân. Các quyền con ngƣời, quyền công dân không chỉ đƣợc tôn trọng và thừa nhận mà còn đƣợc bảo đảm bởi Nhà nƣớc. Bên cạnh những bảo đảm về chính trị, kinh tế, Nhà nƣớc còn có trách nhiệm quan tâm xây dựng những bảo đảm về pháp lý cho việc thực hiện và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Nguyên tắc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân cũng là nguyên tắc thể hiện đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)