Thể chế bảo vệ Hiến pháp tuy đã xác định đƣợc một số nguyên tắc chỉ đạo hoạt động bảo vệ Hiến pháp, đã quy định đƣợc về một số nội dung và thẩm quyền của một số chủ thể tham gia bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên các nguyên tắc này chỉ mang tính chất chung chung, thiếu cụ thể và không bao quát hết các hành vi vi phạm hình thức gần nhƣ không đƣợc thực hiện một cách có trách nhiệm trên thực tế. Nội dung các nguyên tắc chỉ có thể hiện thực hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật nhƣng các văn bản này vì nhiều lý do không đƣợc ban hành đáp ứng nhu cầu bảo vệ Hiến pháp nói riêng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân trƣớc các hành vi vi hiến nói chung.
Hiến pháp quy định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Tuy nhiên các đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại có những mức độ thể hiện khác và không đầy đủ đáp ứng nguyên tắc này một cách đủ mạnh (ví dụ đặc trƣng thống nhất quyền lực, không phân quyền, không chế ƣớc lẫn
nhau dẫn đến thiếu độc lập trong xét xử). Nguyên tắc bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân rất khó trở thành hiện thực do sự quy định của pháp luật đối với nội dung này chƣa cụ thể vì vậy ngƣời dân và cơ quan bảo vệ pháp luật khó viện dẫn quy định của Hiến pháp để bảo vệ một cách triệt để các quyền con ngƣời, quyền công dân. Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc thống nhất, có sự phân công, kiểm soát (điểm mới trong Hiến pháp 2013) nhƣng sự thống nhất đó lại chƣa cụ thể hóa thành mối quan hệ pháp lý và chế độ trách nhiệm giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc. Hoạt động bảo vệ Hiến pháp ở nƣớc ta chỉ bao gồm: Kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật; giải thích Hiến pháp; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành Hiến pháp. Với nội dung bảo hiến nhƣ vậy sẽ không đáp ứng đáp ứng các yêu cầu nhƣ: phán quyết và xử lý đối với các hành vi vi hiến; yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân; giải quyết tình trạng không thực hiện các nghĩa vụ Hiến định, lạm quyền, tranh chấp trong cơ chế thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Có những nội dung bảo vệ Hiến pháp đƣợc xác định nhƣng cơ sở pháp lý để thực hiện các nội dung đó chƣa đƣợc “luật hóa” chƣa cụ thể, có những quy định còn mâu thuẫn. Nội dung kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật chƣa bao gồm kiểm tra, giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành; quy định về giải thích Hiến pháp còn sơ sài. Thể chế bảo vệ Hiến pháp xác định thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ Tịch nƣớc và Thủ tƣớng Chính phủ. Tuy nhiên chỉ có hoạt động xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đƣợc quy định khá đầy đủ và chi tiết tại Luật giám sát hoạt động của Quốc hội 2003 và Luật giám sát hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản vi hiến do Thủ tƣớng tiến hành (đình chỉ thi hành, bãi bỏ văn bản của các bộ trƣởng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, v.v... bị cho là vi hiến, phạm luật) quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ
(mới nhất ở khoản 8 điều 28 Luật tổ chức Chính phủ 2015) cũng chỉ là sự ghi nhận lại nội dung của Hiến pháp về thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ. Do từ lâu Hiến pháp dƣờng nhƣ là một điều thiêng liêng, trừu tƣợng không đƣợc thể hiện hàng ngày một cách chi tiết và cụ thể nên các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo các dự án luật đã không thật sự đề cao vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật, chƣa thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện các nguyên tắc, yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên thể chế bảo vệ Hiến pháp chƣa có sự tách bạch giữa giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và kiểm tra, giám sát tính hợp pháp của văn bản quy phạm và hành vi của các cơ quan và cá nhân đƣợc Hiến pháp trao quyền. Sự không tách bạch giữa hoạt động bảo vệ Hiến pháp và hoạt động kiểm tra giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã làm giảm giá trị tối cao của hiến pháp, tạo sự né tránh, phớt lờ và thậm chí không cần biết tới vai trò và nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền.
Do chúng ta không có tiền lệ và quy định làm cơ sở áp dụng trực tiếp Hiến pháp nên đồng thời không có cơ sở cho việc xác định hành vi vi hiến ở dạng không hành động. Trong trƣờng hợp có sự quy định khác nhau về một vấn đề thì văn bản quy phạm pháp luật cao hơn sẽ có giá trị áp dụng và ở đây là hiến pháp.Tuy nhiên thực tế áp dụng pháp luật lại chƣa hẳn đã tuân thủ đúng nguyên tắc này từ phái các cơ quan tổ chức và cả cá nhân công dân. Gần nhƣ chƣa từng có ai lên tiếng khi quyền hiến định bị vi phạm, sự lên tiếng trực tiếp và thể hiện thông qua việc kiện hoặc trực tiếp giám sát việc chấp hành Hiến pháp của công dân với cơ quan ngƣời có thẩm quyền cũng chƣa diễn ra nhiều trên thực tế (vừa qua có một số trƣờng hợp Luật sƣ, công dân khiếu nại về việc làm đƣợc cho là vi hiến của một số tổ bầu cử năm 2015 hoặc một số công dân tự phát tiến hành giám sát việc chấp hành Hiến pháp, luật của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Trong hoạt động xét xử, tòa án cũng chƣa bao giờ viện dẫn các quy định của Hiến pháp làm căn cứ xét xử và sẵn sàng bỏ qua các quyền của công dân với lý do chƣa có luật thể chế hóa các quyền đó. Thực tế nợ đọng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quyền hiến định của công dân thì cần có quy định cụ thể việc áp dụng trực tiếp Hiến pháp ghi nhận ngay trong Hiến pháp để đảm bảo có căn cứ phán quyết các vấn đề vi hiến.
Theo Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, chỉ quy định chung chung về trách nhiệm của ngƣời, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo đệ trình các dự án luật khi chậm tiến độ, chất lƣợng không tốt hay phạm vi đƣợc giao…đó là sự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật mang tính hành chính, không có các chế tài cụ thể về mặt chính trị đƣợc áp dụng (bãi miễn, cách chức). Các văn bản pháp luật khác cũng không có quy định trách nhiệm cụ thể nào đối với sự bất hành động, không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Hiến pháp.
Thể chế bảo vệ Hiến pháp thiếu hệ thống và dàn trải. Nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp đƣợc giao cho nhiều thiết chế khác nhau nên quy định pháp luật về bảo vệ Hiến pháp nằm rải rác ở nhiều văn bản luật và tựu chung đều có nội dung ý tƣởng gần gần nhƣ nhau, ví dụ nhƣ nội dung bảo vệ Hiến pháp của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Việc quy định nhƣ vậy đã phá vỡ tính hệ thống của thể chế bảo vệ Hiến pháp, gây khó khăn khi áp dụng và hơn nữa tạo ra sự thờ ơ, ỷ lại và làm mất đi tính hiện thực rất cần phải bảo vệ của Hiến pháp. Nhiều quy phạm điều chỉnh hoạt động bảo vệ Hiến pháp và hoạt động giám sát của các chủ thể khác nhau đƣợc quy định trong cùng một văn bản gây nhầm lẫn về nhận thức và tổ chức thực hiện.[27] [28]