Đặc điểm cơ chế chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 42)

Thứ nhất, tính pháp lý: Tính pháp lý - tính chất nổi bật nhất của cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật thể hiện ở những nội dung liên quan đến khuôn mẫu xử sự, hành vi, quy trình vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Nếu nhƣ những nội dung thể hiện tính xã hội và tính chính trị có vẻ trừu tƣợng thì những nội dung thể hiện tính pháp lý cụ thể và rõ ràng hơn. Thông qua tính chất này, ngƣời ta thấy đƣợc quốc gia theo dòng pháp luật chính thống nào, từ đó xác định đƣợc cơ chế bảo vệ hiến pháp của quốc gia thuộc mô hình nào; vận dụng, tiếp thu và bổ sung thêm những đặc điểm nào của các mô hình khác.

Thứ hai, tính minh bạch: Tính minh bạch của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng

pháp luật có đƣợc do tính minh bạch của pháp luật. Khi các quy phạm bảo vệ hiến pháp đƣợc luật hóa, cả Nhà nƣớc, các đảng pháp chính trị, các tổ chức xã hội, kinh tế và mọi cá nhân đều có quyền đƣợc biết. Đây là cơ sở quan trọng cho việc giám sát bảo hiến từ xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả bảo hiến nói chung.

Thứ ba, tính hiệu quả: Tính hiệu quả đƣợc nhìn nhận trong sự so sánh với

tính hiệu quả của cơ chế xã hội, cơ chế chính trị bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế xã hội tác động tới bảo hiến chủ yếu theo con đƣờng: phản ánh ý tƣởng bảo hiến của nhóm xã hội tới thiết chế bảo hiến có thẩm quyền (phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua truyền thông) để làm căn cứ phát sinh các thủ tục bảo hiến. Tuy nhiên, ý tƣởng bảo hiến đó có đƣợc đƣa vào chƣơng trình nghị sự bảo hiến hay không lại phụ thuộc vào nhận thức của thiết chế bảo hiến, đó là chƣa kể tới tính chính đáng của ý tƣởng bảo hiến của nhóm xã hội.

Bên cạnh đó, ở cơ chế chính trị, các tƣơng tác giữa các đảng phái chính trị thƣờng diễn ra theo văn hóa, thói quen chính trị, nói cách khác nó thƣờng đƣợc thực hiện theo quy phạm bất thành văn (văn bản) bởi những nhóm ngƣời đƣợc coi là

“tinh hoa” của đảng phái chính trị, do vậy, chúng bị hạn chế về mặt công khai, minh bạch, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của các cuộc đấu tranh, vận động hành lang và thỏa hiệp giữa các đảng phái chính trị.

Ở cơ chế pháp luật bảo vệ Hiến pháp, các quy phạm đƣợc công khai, minh bạch, có hiệu lực pháp lý bắt buộc trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, nên chúng vừa có tác động về trách nhiệm pháp lý, vừa là cơ sở tác động về mặt xã hội, truyền thông, nên nhìn chung, có cơ sở đem lại tính hiệu quả hơn so với cơ chế chính trị, cơ chế xã hội bảo vệ Hiến pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)