Các yếu tố chi phối sự lựa chọn mô hình bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 59)

bằng pháp luật trên thế giới

1.3.5.1. Lý thuyết chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước, hệ thống pháp luật

Vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp đó là xác định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc, nhận định xem hệ thống pháp luật của quốc gia thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hƣởng sâu sắc nhất bởi dòng pháp luật nào. Từ sự nghiên cứu và so sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở một số nƣớc cho thấy, cấu trúc và sự vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào cũng phụ thuộc trƣớc hết vào lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nƣớc, phụ thuộc vào việc hệ thống pháp luật của quốc gia đó thuộc dòng pháp luật nào.

Đối với các quốc gia áp dụng thuyết tam quyền phân lập một cách cứng rắn và theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, chức năng bảo vệ Hiến pháp đƣợc giao cho hệ thống

tòa án (trong đó cao nhất là Tòa án Tối cao liên bang) là phù hợp. Ở đây, sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp mang tính rạch ròi. Hệ thống tòa án, đặc biệt là Tòa án tối cao liên bang hoàn toàn độc lập với hai nhánh lập pháp và hành pháp. Bên cạnh đó, ở những nƣớc theo dòng pháp luật Anh - Mỹ, không chỉ Hiến pháp và các văn bản pháp luật mà án lệ cũng đƣợc coi là nguồn chủ yếu của pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là áp dụng án lệ đã tạo cho thẩm phán ở những quốc gia này có nhiều kiến thức pháp lý và kinh nghiệm đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Đó là điểm thuận lợi để họ có

thể xem xét đƣợc tính hợp hiến của các đạo luật khác nhau. Ở những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và áp dụng thuyết phân quyền mang tính mềm dẻo hơn, việc thiết kế cơ chế bảo vệ Hiến pháp với cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách là phù hợp. Theo dòng pháp luật này, Hiến pháp và các đạo luật thành văn đƣợc coi là nguồn pháp luật phổ biến và bắt buộc. Thực tiễn áp dụng pháp luật của thẩm phán ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa mang tính chuyên sâu theo tính chất từng loại án, nên kiến thức và kinh nghiệm không đủ tầm bao quát để đánh giá hết tính chất của các quy phạm trong một đạo luật thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tòa án thƣờng không thể đƣợc coi là nơi phán xét tính hợp hiến của các đạo luật. Chức năng đó phải do những ngƣời có thẩm quyền cao hơn và uy tín lớn hơn so với thẩm phán thƣờng thực hiện. Vì vậy, cần phải thành lập một thiết chế chuyên trách để thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp [33]. Nhƣ vậy, vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp đó là xác định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc, nhận định xem hệ thống pháp luật của quốc gia thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hƣởng sâu sắc nhất bởi hệ thống pháp luật nào.

1.3.5.2. Chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước

Việc xác định nội dung của hoạt động bảo vệ Hiến pháp và tính chất của cơ quan bảo vệ Hiến pháp của mỗi quốc gia cần căn cứ vào chế độ chính trị, cấu trúc nhà nƣớc. Đối với các quốc gia có chế độ chính trị đa đảng, cấu trúc nhà nƣớc liên bang thì hoạt động bảo vệ Hiến pháp thƣờng bao gồm nhiều loại hoạt động. Trong đó chắc chắn phải có những nội dung về giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và các bang, giữa phán quyết về tính hợp hiến trong hoạt động của các đảng phái chính trị. Đối với các quốc gia có cấu trúc nhà nƣớc đơn nhất thì trong nội dung bảo vệ Hiến pháp không bao gồm hoạt động giải quyết tranh chấp giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang. Bên cạnh đó, việc quốc gia áp dụng nguyên tắc tập quyền, nguyên tắc phân quyền, nguyên tắc tản quyền hay kết hợp các nguyên tắc đó trong việc tổ chức mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng với chính quyền địa phƣơng cũng ảnh hƣởng nhiều tới nội dung của thể chế

bảo vệ Hiến pháp, tính chất của quy trình, thủ tục mà thiết chế bảo vệ Hiến pháp áp dụng và hiệu lực của phƣơng thức bảo vệ Hiến pháp. Với những nhà nƣớc tập quyền, xây dựng một mô hình bảo hiến tập trung và độc lập có thể bị coi là sự lấn quyền và ảnh hƣởng tới quyền lực tối cao, yếu tố đứng trên là lý do của sự trì hoãn việc ra đời của một mô hình bảo hiến hiệu quả. Với những hình thức tổ chức quyền lực khác, mô hình bảo hiến sẽ đƣợc tổ chức phù hợp với không gian và thứ bậc của bộ máy quyền lực, bộ máy hành chính mà trong đó các cơ quan bảo hiến có thể thực hiện bảo hiến theo từng thứ bậc khác nhau. Nhƣ vậy, đối với mỗi quốc gia, khi quy định nội dung của thể chế bảo vệ Hiến pháp, phƣơng thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp cần dựa trên đặc điểm tình hình chế độ chính trị và cấu trúc nhà nƣớc của quốc gia mình.

Tiểu kết Chƣơng 1

Sự hình thành và phát triển cuả các tƣ tƣởng và mô hình bảo vệ Hiến pháp trên thế giới đều xuất phát từ các cuộc cách mạng dân chủ mà sản phẩm kết tinh là các Hiến pháp thành văn (trừ nƣớc Anh).Hoạt động bảo vệ hiến pháp chủ yếu đều gắn liền với tài phán Hiến pháp.Từ đó bảo hiến trở nên cụ thể và kịp thời. Mỗi công dân đều có thể cảm nhận sự hiện hữu và cần thiết của Hiến pháp đối với họ thông qua hoạt động bảo hiến. Hiến pháp thực sự trở thành khế ƣớc quan trọng giữa nhà nƣớc và công dân, là công cụ thiết yếu để cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực. Tuy nhiên, có lúc các công cụ bảo hiến (Tòa án Hiến pháp) lại trở thành công cụ để các thế lực chính trị sử dụng để phục vụ mƣu đồ riêng của cá nhân hay đảng phái. Tuy thế không thể phủ nhận giá trị tiến bộ, dân chủ và bình đẳng của cơ chế bảo hiến đã đƣợc hình thành trên thế giới mà ở đó những nƣớc đang bƣớc những bƣớc đầu tiên để xây dựng cơ chế bảo hiến có hiệu lực nhƣ Việt Nam học tập.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)