Quan điểm sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 31 - 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Quan điểm sáng tác

* Trong văn chương:

Trong sáng bà luôn có có quan điểm rõ ràng là tìm ra nhân vật, phát hiện ra nhân vật ly kỳ vẫn còn trong bóng tối và thuyết phục sao cho họ nói ra. Với bà sự thật lớn nhất không phải là lịch sử mà là chân dung sống động của họ trong các biến cố.

Theo tác giả, viết chân dung văn học trong dung lượng dăm bảy trang cho báo, thực tế không hề khó như dựng lại chân dung những nhà tình báo, những nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội trong dung lượng một cuốn sách.

Một trong những cái khó với người viết về loại nhân vật này ngoài niềm đam mê, là tư liệu: liệu mình có đủ độ tin cậy để nhân vật cho tiếp cận và rồi có thể kể mọi chuyện cho mình? Liệu mình có kiên trì bám đuổi hay dễ nản lòng mà bỏ cuộc khi gặp trắc trở? Phải xử lý tư liệu thế nào để điều gì có thể viết ra, điều gì không được phép trong khi một trong những điều tạo nên độ hấp dẫn cho tác phẩm chính là những góc khuất của sự kiện, của nhân vật? Nhân vật ngoài đời càng “lớn” thì đòi hỏi kỹ năng xử lý vấn đề càng phải cao tay mới hòng thoát khỏi thất bại như không ít người đã gặp, nhất là giờ đây, khi lịch sử đã sang trang, những con người thuộc thế hệ vàng đó dường như không mấy xuất hiện trong xã hội. Nguyễn Thị Ngọc Hải đã cố gắng vượt thoát ra khỏi cách viết của một nhà báo chuyên nghiệp, dựng lại nhân vật với thao tác của một người viết văn. “Tìm ra nhân vật, phát hiện ra nhân vật ly kỳ

vẫn còn trong bóng tối và thuyết phục sao cho họ nói ra. Với tôi sự thật lớn nhất không phải là lịch sử mà là chân dung sống động của họ trong các biến cố” [40].

Đối với các nhân vật đi vào trang ký sự của bà, thường sẽ có những chất riêng biệt do chính nhân vật tạo nên . Nhưng để thấy được điều đó một cách rõ nét thì công lao lớn nhất thuộc về người giải mã đó là nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải. Bởi theo bà vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp rất riêng mà ai cũng phải có vì thế cần phải được tìm kiếm và khai thác một cách triệt để. “Tôi đam mê lục lọi tâm hồn con người để tìm cho ra vẻ đẹp lạ lẫm, âm thầm,

dung dị rất riêng trong họ” [40]. Tùy từng nhân vật mà bà có cách tiếp cận,

giải mã vấn đề theo một cách riêng. Mai Chí Thọ là một cách. Trần Quốc Hương là một cách. Hoàng Đạo, Ya Duk, Vũ Hắc Bồng là những cách khác nữa. Những con người có thật ngoài đời, bước vào văn chương qua “bộ lọc” của bà trở thành các nhân vật truyện ký có cá tính, tác phong, đời sống nội tâm riêng và mỗi nhân vật đều có độ hấp dẫn.

*Trong nghề báo:

Với tư cách của một người đã dày dạn kinh nghiệm trong nghề viết báo lâu năm, cùng với lòng chân thật của mình bà đã khẳng định một điều hết sức

quan trọng trong nghề báo đó là phải dám dấn thân để có đề tài hóc búa.

Hơn thế nữa là “không ai có thể quyết định đạo đức cho nhà báo mà chính tự thân nhà báo phải tạo ra nhân cách của mình”[19].

Báo chí hiện nay đã kịp thời nắm bắt khoa học - công nghệ thông tin nhanh hơn, phóng viên giỏi hơn về ngoại ngữ, công nghệ thông tin so với lớp làm báo trước đó. Những hiệu ứng xã hội mà báo chí tạo ra thời kỳ này không sôi nổi, hiệu quả như thời kỳ đầu đổi mới. Báo chí gần như vắng bóng những tuyến bài phóng sự điều tra lớn mà trước đây những người làm báo xem như chất men sống, dám dấn thân để thực hiện những đề tài hóc búa, cảnh tỉnh xã hội. Bây giờ xã hội quá phức tạp, đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều giá trị mất đi, dĩ nhiên nhà báo cũng quay trong guồng quay của xã hội. Một thách thức không hề nhẹ với nhà báo. Là một giảng viên bà đã nói với sinh viên báo chí rằng công nghệ thông tin chỉ là phương tiện còn nhà báo mới chính là người quyết định và xử lý thông tin.

Bà đã dẫn chứng ra một nhà báo Pháp gốc Việt, làm báo tự do ăn theo sản phẩm, không lương bổng cố định. Ông ta cũng được đưa đến những nơi sang trọng ăn những thứ đắt tiền, có cả những phong bì dày cộm, nhưng ông đã nói rằng:

“Chẳng có công thức nào để ngăn chặn sự tiêu cực của nhà báo. Chỉ có

cách chung nhất là phải tử tế, trung thực để giữ nghề. Mà thực ra làm tử tế cũng vẫn sống được, anh không nghèo quá là được. Đừng nghĩ mình sẽ giàu ú ụ lên như những kẻ tham nhũng (mà nếu tham nhũng thì cũng sẽ vô tù, đâu có tự do). Không ai có thể quyết định đạo đức cho nhà báo mà chính tự thân nhà báo phải tạo ra nhân cách của mình ” [19].

Mỗi thời có vai trò lịch sử khác nhau nhưng nhà báo thời nào cũng thế, dấn thân vì nghĩa lớn, vì một xã hội phát triển lành mạnh, tử tế. Với bà, một trong những thời hoàng kim của báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh với các lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ...; các lãnh đạo cơ quan báo chí, như Vũ Tuất Việt, Võ Như Lanh, Vũ Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Nam Đồng, Thế Thanh... đã tạo ra một thời làm báo sôi nổi, ấn tượng. Lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh có mối quan hệ thân thiện, cởi mở với báo giới, nhà báo có sự hứng khởi để làm báo theo đúng nghĩa của sự dấn thân.

Theo như nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải thì Nhà báo trước hết phải là

người tử tế. Mỗi thời suy nghĩ mỗi khác và tùy theo sự lĩnh hội về cuộc sống

của mỗi người. Nếu nghĩ rằng nghề báo là một nghề tử tế, góp phần làm cho cuộc sống tử tế hơn, thì nhà báo trước hết phải là người tử tế, dù cho xã hội có thay đổi hay biến động. Một nhà báo giỏi không chỉ là biết ngoại ngữ, rành công nghệ thông tin, có nhiều mối quan hệ, có nhiều nguồn thông tin chưa đủ mà phải là người thật sự có cái tâm sống với nghề, yêu nghề và vì nghề. Muốn như vậy đòi hỏi phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh để vượt qua thử thách và cám dỗ đời thường. Bà nghĩ con người có tâm hồn nhạy cảm, biết tức giận với cái xấu, cái ác, biết rung động trước cái đẹp, cái tốt thì họ sẽ ứng xử với cuộc sống tinh tế, trung thực, họ dám dấn thân với nghề. Suy cho cùng, nếu có nhiều “gien” tốt thì bản thân sẽ trội về cái tốt, sẽ là người tử tế, phải không? “Nếu nghĩ rằng nghề báo là một nghề tử tế, góp phần làm cho cuộc

sống tử tế hơn, thì nhà báo trước hết phải là người tử tế, dù cho xã hội có thay đổi hay biến động” [19]. Một quan niệm xác đáng, luôn đúng và không

bao giờ cũ.

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của một tác phẩm báo chí đó là năng khiếu cùng với sự nỗ lực hết mình trong lao động

nghề nghiệp mới có thể tạo dựng được vinh quang. Theo bà, ngoài kỹ thuật vi tính, tiếng Anh, họ vẫn phải trang bị cho mình lối tư duy tốt. Ví dụ người ta nói ông Phạm Xuân Ẩn “ngửi được sự thật”, cái tài đặc biệt của người làm nghề. Hay người ta nói “A nose for news” - đánh hơi được tin tức. Nếu không có năng khiếu đấy thì đánh vật trong nghề này khổ lắm.Bên cạnh năng khiếu còn cần lao động. “Như tôi thì năng khiếu ít thôi nhưng tôi lao động rất nhiều, nỗ lực kinh

khủng, học suốt cả một đời. Cách học của tôi mọi rợ lắm nhưng rất hiệu quả.”

[31]. Ở bà, một bài hay thường có hai ba dòng tinh túy nhất, hai ba dòng đó bà sẽ ghi lại vào sổ. Để từ các ý chính đó bà có thể triển khai ra được hết. Đó là cách học cái tính túy nhất – nhất là trong cái biển thông tin bây giờ. Cũng theo quan điểm của Nguyễn Thị Ngọc Hải thì “khi viết thì mình lấy xuất phát điểm

bằng tinh túy ngay để có thể đi đến một tinh túy khác. Đấy là cách tôi lọc tin. Rồi anh phải rèn luyện tư duy. Bất cứ cái gì tôi viết đều dựa trên tính khoa học, tính phản biện và tính hài hước” [31].

Tiểu kết chương 1

Tại chương này, chúng tôi đưa ra một số khái niệm về thể ký cũng như cách phân loại của thể ký trong văn học. Nêu lên cách hiểu cơ bản về Ký sự

nhân vật dựa trên những cơ sở lý luận về thể ký mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra trước đó. Đồng thời cung cấp một số thông tin về tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải với cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác của nhà văn trong lĩnh vực viết báo và văn chương đến độc giả.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG KÝ SỰ NHÂN VẬT

CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)