Hình tượng người cách mạng tài trí trên mọi mặt trận mang trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 52 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Hình tượng người cách mạng tài trí trên mọi mặt trận mang trong

mang trong mình lý tưởng lớn.

“Mỗi một người cách mạng là một trang sử làm nên lịch sử đất nước

mà thế hệ sau rất cần phải biết” [11, tr.25]. Xuyên suốt trong các tác phẩm Ký sự nhân vật của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, việc bắt gặp các hình

tượng người chiến sĩ cách mạng giàu lòng dũng cảm và các nhà tình báo đầy tài năng, trí lược trong hoạt động, công tác đã không còn quá xa lạ. Thông qua các cuộc phỏng vấn, đối thoại trực tiếp và các cuộc hành trình đi theo dấu chân của các bậc anh hùng, cùng với sự thấu hiểu, đồng cảm của chính nữ nhà văn đã đưa những tư liệu quý từ các nhân vật tầm cỡ cung cấp tạo nên những áng văn xuôi tự sự mang nhiều giá trị sâu sắc cả về lịch sử lẫn văn học.

Trong đội ngũ đông đảo của những người công nhân cách mạng đáng kính đó, nổi bật lên hình ảnh của đồng chí Hoàng Đạo là nhân vật chính của tác phẩm này. Người cán bộ điệp báo của Đảng, mang bí danh A.13 với chiến công vang dội đánh chìm chiến hạm Amyot D`inville của thực dân Pháp. Xuất thân trong gia đình nông dân và làm thợ từ khi còn rất trẻ ở nhà máy xe lửa Dĩ An, năm 1931, chàng thanh niên Hoàng Đạo vào làm việc ở một hãng

sửa chữa tàu của một công ty người Pháp, tham gia Công hội Đỏ rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia làm báo ở Thành Bộ Sài Gòn – Chợ Lớn, và rồi con đường cách mạng đã dẫn dắt chàng thanh niên ấy trở thành điệp viên A.13 đấu tranh trong lòng địch trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân pháp.

Điệp viên A.13 tức ông Hoàng Đạo xuất hiện trong trang văn của Nguyễn Thị Ngọc Hải như một huyền thoại sống. Theo như nhà văn Nguyễn Quang Sáng, để viết về cuộc đời ông phải trên cơ sở thực tế chứ không phải là sự hư cấu. “Viết về anh với thể ký là hợp nhất trung thực nhất và cũng hấp

dẫn nhất”. Quyển hồi ký của Hoàng Đạo được sự chấp bút của Nguyễn Thị

Ngọc Hải, bà là người có tài về thể ký “một cây bút kim chi của người phụ nữ

đã lý giải những chuyện ly kỳ của người chiến sĩ cách mạng, vừa trung thực, sự trung thực hấp dẫn và thuyết phục” (dẫn theo Nguyễn Quang Sáng) đã nói

lên được những điều quý báu của người chiến sĩ cách mạng Hoàng Đạo.

Một người mà Pháp tin dùng với hi vọng đưa ông lên cao lập chính phủ bù nhìn với chức vị thủ tướng. Rồi ông còn làm Quốc vụ khanh cho vua Bảo Đại, sống như một chính khách giữa lúc Việt Nam còn nhiều đảng phái trong vùng tạm chiếm… Vì sao người Pháp lại tin ông đến thế? để rồi dẫn tới vụ đánh chiến hạm 1950. Đó là điều mà không chỉ người viết quan tâm mà còn có cả một thế hệ trẻ bạn đọc cũng rất muốn được hiểu. Câu trả lời chắc chắn không chỉ tìm tòi theo theo hướng kỹ thuật điệp báo với sự chỉ huy và lãnh đạo của lực lượng cách mạng mà cần tìm ra ngay chính con người với những sức mạnh tinh thần, phẩm chất người Việt Nam. Đúng như chủ trương viết kí sự chân dung con người của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải:

“Điều khao khát của tôi là trò chuyện với Hoàng Đạo, đủ thứ trên đời,

để hiểu được tâm hồn ông, người công an, người tình báo ,những nghề nghiệp luôn buộc họ như một ẩn số trước con mắt thiên hạ. Tôi không có một hòm tài

liệu nào để khui, tôi có một con người sống động trước mắt: điệp viên A13 Hoàng Đạo. Khám phá những bí ẩn tâm hồn ông, những quan niệm cuộc sống, có thể đó là con đường dẫn tới câu trả lời cho câu hỏi của tôi” [11,

tr.19]

Giác ngộ cách mạng khá sớm, Hoàng Đạo tham gia tổ chức Công hội Đỏ, đã dẫn dắt ông vào con đường cách mạng lần đầu tiên. Con đường cách mạng của ông cũng đã trải qua rất nhiều biến động từng vào tù với những đòn tra khảo của kẻ thù, từng đối diện với sinh tử… Bót Catinat địa ngục trần gian, giam cầm các đồng chí chiến sĩ Việt Nam với nhiều hình thức tra tấn dã man để ép lấy thông tin mà chỉ tại nơi đây mới có và Hoàng đạo cũng là một trong số đó. Thế nhưng bởi lòng yêu nước nồng nàn, bởi những tình cảm sự yêu thương của mọi người dành cho mình nên Hoàng Đạo không thể khai và đi đến quyết định tự tử:

“Tôi thấy mình sẽ không chịu nổi. Nhưng khai ra, thì không thể. Lúc đó

tuổi nhỏ, những năm đầu giác ngộ, chưa có triết lý về lý tưởng bao nhiêu, tôi chỉ lần lượt nhớ tới những người mà tôi không thể nào đẩy họ vào tù đày thế này được. Họ rất thương quý tôi. Đảng viên già thì đòi gả con gái cho. Vợ con họ một tiếng chú Tư vui mừng, lật đật đi nấu cơm khi tôi đến. Khi tôi đi, họ còn nhét tiền vào túi. Làm sao mà khai họ ra được? Tôi quyết định tự tử”

[11, tr.28].

Về cái chết hụt này đã được Tạ Thu Thâu, một tri thức, nhà báo viết về “người tù chính trị vị thành niên can đảm tuẫn tiết trong một tập hồi ký 30

ngày ở Catinat, in tiếng Pháp, xuất bản ở Pháp. Mãi năm 1936 có dịch in trong tờ Tranh Đấu (La Lutte). Cậu thiếu niên Hoàng Đạo trở nên nổi tiếng”

[11, tr.30].

Sau này trong vai trò là một chính khách với sự phán đoán, dự liệu và quá hiểu âm mưu của địch Hoàng Đạo đã “phá vỡ cái ao ước chiếm được cái

ghế tổng chỉ huy lực lượng quân đội quốc gia”. Hai điệp viên Kim Sơn,

Hoàng Đạo lợi dụng những sự huênh hoang tự cao tự đại, không phục ai của họ để phá vỡ hội nghị đó – “phá ý đồ thống nhất lực lượng quân sự”.[11, tr.39]

Hoàng Đạo còn đương đầu với một âm mưu của Pháp. Tướng Alexandri muốn “giải phóng” 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Thông qua Bảo Đại ép Hoàng Đạo trực tiếp hỗ trợ cho Pháp đánh vào. Thế nhưng chính sự hiểu biết về văn hóa tâm linh con người Việt Nam, ông đã đánh một đòn tâm lý vào chính tư tưởng trọng đạo hiếu của Bảo Đại: “Hoàng Đạo đã vận dụng

đòn tình cảm khuyên Bảo Đại không nên để Pháp đánh Khu Tư bởi ở Thanh Hóa là nơi có mồ mả cha ông của Hoàng tộc, là miền đất thiêng với di tích của các Tiên đế, nhất là có lăng Triệu Tương khởi tổ nhà Nguyễn” [11, tr.40].

Trước tình hình cấp bách, Pháp đã dùng chiêu thức là đón vợ con của Hoàng Đạo từ Thanh Hóa về Hà Nội làm “con tin”, từ đó có thể bó buộc ông phải “cùng hội cùng thuyền” hoạt động với Pháp. Từ sự việc này, một kế hoạch đánh tàu đã ra đời.

Một điều mà Hoàng Đạo đã được học từ các cán bộ đi trước, đó là đối với kẻ địch “chỉ nói thật những điều nó đã biết”. Hoàng Đạo là người có thái độ thuyết phục được: nói có lửa, có niềm tin “cũng đừng từ chối mình là cộng

sản. Chính Nguyễn Tạo cùng cơ quan lãnh đạo nhìn thấy thời cơ mà Pháp đang cần một chính phủ bù nhìn để được Mỹ viện trợ cho cuộc chiến tranh sa lầy ở Việt Nam 5 năm. Bằng tương kế tựu kế, Hoàng Đạo chính là người được chọn. Bởi Hoàng Đạo có tư chất của một chính khách: tư tưởng và can đảm. Phẩm chất đó làm cho Pháp càng thêm tin tưởng và hi vọng. “Hoàng Đạo chính là miếng mồi ngon cho con hổ đói. Đó chính là tài năng nhận định của lãnh đạo cách mạng, là tài năng của ngành công an, của ông Nguyễn Tạo và

của người trực tiếp hành động” [11, tr.101]. Ông đã trở thành niềm hy vọng

và là con cưng của Pháp.

Cả một bộ chỉ huy ngành công an tạo cho ông một môi trường rộng lớn để tung hoành. Chính công an đã phải dày công bố trí một vùng chiến khu giả, với các trạm kiểm soát ngặt nghèo và những cuộc phục kích thực sự. Phải đánh địch bằng “trí lược” và “mưu trí” vạch ra bản kế hoạch hoàn hảo và từng bước thực hiện: “Hoàng Đạo cùng Kim Sơn, Chu Duy Kính (phụ trách đánh

mìn) và Nguyễn Thị Lợi lên tàu….Chúng tôi xác định nếu vì trục trặc nào đó mà lộ ra thì đập mìn nổ và tất cả cùng chết theo con tàu” [11, tr.138]. Đó là

chiến công của tổ điệp báo của Việt Minh, một cuộc thua đau của người Pháp. Nói đến Trần Quốc Hương, chúng ta biết đây là “người thầy” của những nhà tình báo huyền thoại. Ông là đầu mối chỉ huy của những nhân vật tình báo nổi tiếng như Vũ Ngọc Nhạ (nguyễn mẫu Ông cố vấn…), đại tá anh hùng Lê Hữu Thúy (nguyên mẫu điệp viên Giữa sa mạc lửa), Phạm Ngọc Thảo (nguyên mẫu cuả nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết và phim Ván bài lật ngửa) và Phạm Xuân Ẩn, thiếu tướng, anh hùng, phóng viên cho báo Time.

Ông cũng là người đầu tiên được Cụ Hồ cử vào chi viện cho miền Nam, đã trải qua tù đày ở hai thời kỳ Pháp - Mỹ. Sống và làm việc cùng với các lãnh tụ cách mạng Việt Nam như: Bác Hồ, các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt…đã chinh phục các trí thức lớn và bạn bè quốc tế. Đời ông cũng chịu nhiều tổn thất lớn. Nhưng lòng tin của ông vào cách mạng, vào con người đã làm nên sức mạnh của chính ông.

Nhìn lại cuộc đời của ông Trần Quốc Hương ta thấy như hiện lên cả một chiều dài lịch sử kháng chiến. Cả đời sống và chiến đấu hết mình theo lý tưởng cách mạng là đúng không có gì phải ân hận cả : “suốt cuộc đời tôi

không có gì phải ân hận” [9, tr.196]. Ngoài ra, “lòng tôi thanh thản vì đã sống đúng, làm việc hết mình cho cách mạng”. Nếu trước đây sống bừa bãi sai trái

thì lúc ở tù nghĩ lại chắc chắn sẽ phải ân hận giày vò không thể nào sống yên được “không quan tòa nào bằng lương tâm, mình không thể giấu chính mình

được” [9, tr.198].

Ông có một phương châm sống: chịu đựng rồi sự thật sẽ thắng “chịu

đựng âm thầm, suy nghĩ, không hay to chuyện nhưng lại làm đến tận cùng”

[9, tr.203]. Ông Mười Hương dựa vào tổ chức, không bao giờ bất mãn cá nhân và rất cương quyết, dứt khoát.

Để đúc kết được những điều như trên, cuộc đời của Trần Quốc Hương trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Trong lúc hoạt động cách mạng, ông bị đồng đội phản bội, bị quân địch bắt vào tù, tại đây ông đã dùng lý trí đấu tranh trực diện với kẻ thù:

“Khi còn ở ngoài hoạt động, tôi luôn nghĩ: Hoạt động mà bị bắt thường

phải nghĩ tới hai trường hợp: nó không biết gì về mình, có thể nghĩ ra cách cung khai một bản cung giả nhưng phải hợp lý. Khi nó đã biết về mình rồi, chỉ còn cách đấu tranh trực diện. Vì vậy, việc quan trọng bây giờ của tôi phải tìm hiểu cho ra vì sao mình bị bắt, từ đó mới có thể hiểu là kẻ thù đã biết gì về mình hay chưa.” [9, tr.109].

Ông Mười Hương một người chỉ huy tình báo dùng ý chí chiến đấu, có thể bị “hành hạ không cho ăn” nhưng có 3 việc mà người cách mạng bị bắt không làm: “không khai báo, không nói xấu cách mạng, không nói xấu chính

phủ Cụ Hồ” [9, tr.112]. Đó được xem như nguyên tắc trong hoạt động, một

kim chỉ nam cho công tác tình báo của các đảng viên cộng sản chứ không chỉ riêng gì ở đồng chí Mười Hương. Vì vậy mà trong khoảng thời gian bị bắt, bị tù ông không hề khai báo, chuyển hướng, còn nhắc nhở các chiến sĩ phải cố gắng giữ gìn khí tiết. Ông Phạm Xuân Ẩn, một nhà tình báo cũng đã kể lại

“Tôi đang học ở Mỹ - ông Mười Hương giữ được khí tiết, không khai ra nên

tôi an toàn” [9, tr.141]

Đối với ông khoảng thời gian 6 năm trong nhà tù mật vụ ở miền Trung, cái khó khăn lớn nhất của ông không phải những đòn tra khảo mà là đối phó với “chính sách” của địch - chính sách “tấn công tư tưởng”. Đây được xem như một tổ chức siêu chính phủ - siêu đảng phái của gia đình họ Ngô, không chịu sự chi phối hay điều hành của nhà nước và pháp luật. Chúng coi đây là công cụ chuyên chế bất hợp pháp nhưng quyền hành của nó bao trùm lên chính thể, bao trùm lên luật pháp từ đó bảo vệ chính quyền Diệm – Nhu. Theo Dư Văn Chất nói về mật vụ miền Trung: “thay vì chúng nói thẳng: khai, phải

làm cho người tù còn chút lương tâm dễ bị sốc ,còn biết tự trọng dễ mắc cỡ. Chúng dùng toàn mỹ từ: chuyển hướng thay cho đầu hàng; trình bày thay cho khai báo; hợp tác thay cho phản bội …những từ dịu hiền đẹp đẽ đó vuốt ve lòng người đang bị rúng ép khiếp sợ” [9, tr.118]. Chính sách của chúng lúc đó

là lợi dụng phong trào cách mạng đang khó khăn, chúng kết hợp thủ đoạn cứng rắn với lừa gạt, dụ dỗ, tấn công tư tưởng người bị bắt làm họ luôn phải căng thẳng, đưa dần họ vào con đường phản bội từng bước và không thể quay lại với cách mạng. Chúng gọi là chính sách “qua cầu rút ván”.

Đối với Phạm Xuân Ẩn khi bước chân vào con đường hoạt động tình báo, ông đã chọn cho mình một bức bình phong để dễ bề hoạt động. Đó là nghề báo. Cái nghề “săn tin” theo suốt cuộc đời ông với nhiều đích khác nhau: săn tin để làm nhà báo thực thụ, săn tin cho đất nước đánh thắng quân xâm lược, giành Độc lập – Tự do. “Cái nghề săn tin của ông mới vĩ đại thiêng

liêng cao quý làm sao” [8, tr.86].

Nhưng để tạo dựng cho mình một vỏ bọc chắc chắn , vững vàng không phải là chuyện dễ. Theo ông “bình phong để hoạt động không phải là cái vỏ,

thực sự sống bằng nghề đó một cách trong sạch - Sống mãn đời nghề đó mới mong tiếp cận được mọi điều. Đó là cả một nghệ thuật sống” [8, tr.53-54].

Nếu coi bình phong chỉ là thứ nghề giả tạo mà không giỏi thật sự, không làm nghề thật sự thì “chết như không”. Đây là sự phân tích của ông khi đến với nghề tình báo cần phải như thế nào.

Ông Ẩn nói rất kỹ về nỗi khó khăn của việc tạo vỏ bọc của bình phong. Chính Mỹ dạy về nghề tình báo này kỹ lắm “phải bí mật tuyệt đối”. Họ dạy rằng “khi nói một chuyện mật với một người khác thì phải coi là 11

người biết, còn nói với ba người là 111 người biết” [8, tr.59]. Việc giữ bí mật

quan trọng tới mức nếu một điệp viên được quá 3 người chỉ đạo là phải đổi sang bình phong khác. Tạo bình phong hoạt động cho một điệp viên rất khó và đòi hỏi nhiều thời gian công phu và nghệ thuật. Cách rất tốt là điệp viên đó phải đạt được tới mức trở thành chính khách “khi đã được coi như chính

khách rồi thì phải hết sức khách quan khi phân tích tình hình đóng góp được những ý kiến có giá trị” [8, tr.60]. Trên cương vị của một người làm báo, ông

chỉ đứng ở vị trí phóng viên để mở quan hệ rộng, thu thập tin tức chứ không dùng tờ báo làm công cụ. Không có một bài viết nào của Ẩn làm nguy cho tờ báo hoặc điều gì không đúng.

Trên công tác tình báo, người tình báo giữ nhiều bí mật, đời họ chắc chắn nhiều cay đắng nên chẳng muốn moi nỗi đau ra làm gì. Như ông Ẩn thì lý do không muốn nói ra là ông giữ cho rất nhiều người liên quan. Kể cả khi họ chết rồi, vẫn phải giữ cho con cháu họ. Đó là vì lòng trung thành với con người, là thứ nhân văn ông được dạy rất kỹ từ 3 nền văn hóa đã tạo ra ông (Việt Nam, Pháp, Mỹ). Nhà báo Ngọc Hải nhận xét:

“Có 4 vấn đề làm tôi sửng sốt về tài năng của Phạm Xuân Ẩn. Đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)