Chi tiết gây cảm xúc sâu sắ cở người đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Chi tiết gây cảm xúc sâu sắ cở người đọc

Bên cạnh những chi tiết điển hình, sinh động là những sự kiện, chi tiết gây cảm xúc sâu sắc ở người đọc. Khảo sát các tác phẩm Ký sự nhân vật của Nguyễn Thị Ngọc Hải chúng ta thấy có rất nhiều chi tiết, sự kiện ám ảnh ta mãi bởi nó gây xúc động trong tâm khảm mỗi người.

Hiện thực xoay quanh các nhân vật rất nhiều bởi lẽ họ là những người đã trải qua thời kỳ kháng chiến ác liệt ở Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm và cả sự góp sức trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời bình. Vì thế, để viết cho hết, cho đủ phải tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Nhưng nếu nhà văn cứ thấy gì trong cuộc chiến cũng đưa vào trang sách thì tác phẩm đó giống như một bản sao chụp hiện thực, cứng nhắc, khô khan. Nhà văn với vốn sống, sự trải nghiệm cộng với tài năng sẽ biết chắt lọc, chọn lựa trong số rất nhiều sự kiện, chi tiết để đưa vào tác phẩm. Tuy nhiên, những chi tiết, sự kiện đó phải điển hình, và cao hơn nó phải gây cảm xúc sâu sắc ở người đọc. Nhà văn đã thành công nếu như tác phẩm viết ra gây một ấn tượng mạnh mẽ ở người tiếp nhận nó.

Trong ký sự viết về đài tài An ninh tổ quốc như thế này, chúng ta bắt gặp rất nhiều chi tiết cảm động về sự hy sinh, lòng quả cảm của những con người dám hy sinh tính mạng mình cho sự nghiệp cách mạng. Đọc những trang ký sự Đời người xuyên thế kỷ, với hình ảnh người nữ anh hùng Nguyễn Thị Lợi vì nợ nước thù nhà mà chị đã chọn cách hy sinh trên chuyến tàu đã làm xúc động bao trái tim của những đồng đội trong đó có Hoàng Đạo. Chi tiết nhỏ nhưng qua đó thấy cả một đại dương sống trong con người chị: “chị mỉm cười trong nước mắt” [10, tr.139], mỉm cười và nước mắt hai trạng thái đối lập diễn ra trong cùng một thời điểm, dường

như mâu thuẫn nhưng lại rất hợp lý. Chứng kiến trực tiếp cái chết của người con trai do chiến tranh gây ra làm tăng thêm lòng quyết tâm trong con người tìm đến với cách mạng. Từ “buồn thương, tuyệt vọng” chị đã được Hoàng Đạo giúp đỡ, giác ngộ và tham gia hoạt động với “lòng yêu

nước, hy sinh vì lợi ích của Tổ Quốc, có xen một tấm lòng đau khổ riêng tư nữa”. Quyết định đó có thể xem như là một sự mãn nguyện, hạnh phúc

cuối cùng đối với cuộc đời của người nữ chiến sĩ ấy.

Trong chiến tranh sự hy sinh có thể đến bất cứ lúc nào và không trừ một ai, nhưng chứng kiến và biết trước được cái chết sẽ đến vào giây phút nào thì quá đau đớn, xót xa. Về mặt lí trí, dẫu biết hy sinh là vì mục đích cao cả, nhưng ở trái tim của một con người thì “nụ cười từ biệt” ấy để lại cho nhân vật chính cũng như người đọc hiện tại đầy lòng xót thương. Hòang Đạo như “nuốt nước mắt, ông giục chị uống thuốc ngủ để ngủ quên

đi” [11, tr.139]. Đằng sau những chiến thắng vang dội ấy là cả một thế hệ

đã ngã xuống sẵn sàng hy sinh vì độc lập của dân tộc.

Đó còn là hình ảnh người đồng đội tử trận nơi chiến trường trong Tôi chết bắt đầu một thế giới sống, với những chi tiết mang đến cho độc giả sự xúc động lớn. Tác giả bằng những cuộc đối thoại trực tiếp với nhân vật Bản đã tái hiện lại trận đánh ở ấp Ba Cụm, xã Cỏ Ống, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. “Hôm đó đơn vị anh đánh xe tăng, bọn địch không đi trên đường

mà ủi đất rộng để lùi xuống, ta bắn không được. Bộ đội gọi đó là đánh xe âm…Kiên bị thương nặng ở bụng, chân, phổi.” [12, tr.63]. Bản nhớ ánh

mắt của Kiên lúc nắm tay anh: “Chắc tao chết.” “Cố đi, về đến đội phẫu sẽ

cấp cứu” – Bản an ủi, nhưng anh biết Kiên khó lòng sống được. Về đến

nơi, Kiên hấp hối dặn lại: “Nếu mày sau này còn sống cố đem tao về cho

mẹ tao…” [12, tr.63]. Một chi tiết đầy cảm động và đau thương cho những

trai vừa tròn đôi mươi họ luôn hy vọng mình sẽ chiến thắng kẻ thù để trở về thế nhưng ở đây chiến tranh đã cướp đi mạng sống của những chàng thanh niên ấy. Tâm niệm duy nhất của người chiến sĩ ấy dù xa quê hương với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc, cho dân tộc quyết sinh. Đến khi đối diện với cái chết họ vẫn cố hướng về quê hương nơi có mẹ, các em và gia đình đang mòn mỏi mong chờ họ trở về.

Không gì đau đớn hơn sự chờ đợi trong vô vọng, không một tin tức của các bà mẹ có con đi làm cách mạng. Hi vọng, thất vọng rồi lại hi vọng tâm lý chung của những bà mẹ anh hùng nơi hậu phương. Người mẹ nghe tin con trở về như “chết sững người, nhưng không tin là thật. Con đường

đắp to bằng phẳng xe chạy được mà mẹ anh ríu chân, không bước nổi…Mẹ ơi, con về! - Nghe Bản cất tiếng, bà như muốn ngất đi - mặc cho tiếng chào hỏi khóc cười của hàng xóm…Cụ khóc cũng không được…Mẹ ở trong buồng vẫn im lặng. Nửa tiếng sau, thấy mẹ đốt đèn bước ra. Anh vội nhắm mắt giả vờ đang ngủ. Mẹ cầm cây đèn dầu đến bên con, sờ hết đầu chân tay anh rồi lại cầm đèn đi vào…” [12, tr.136-137]. Với các chi tiết miêu tả

về người mẹ bật lên được tất cả những trạng thái tâm lý của một con người trong suốt khoảng thời gian ngóng trông, chờ đợi, mong được gặp lại người con mà chính mình sinh ra. Từ tin con mình tử trận có cả phần mộ ở nghĩa trang liệt sĩ bà như ngất đi. Giờ đây, đứng trước mắt bà là một con người bằng da bằng thịt làm sao mà không khỏi bị sốc. Bao nhiêu tâm tư của một người mẹ lúc này mới được nói ra “trong tiếng nấc cố kìm nén”: “Tao cứ

tưởng mầy hiện hồn về…” [12, tr.138]. Đau khổ dồn nén trong con người

bấy lâu nay đã được bày tỏ, chỉ một câu nói vậy thôi chúng ta cũng thấy được sự vui mừng, hạnh phúc trong nỗi niềm nhớ - thương của các bà mẹ ấy to lớn đến nhường nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)