Tinh thần chiến đấu và sự hy sinh của các chiến sĩ nơi chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Tinh thần chiến đấu và sự hy sinh của các chiến sĩ nơi chiến

trường ác liệt

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải đã chọn tiểu loại ký sự chuyên viết về chân dung con người có thật trong lịch sử từ đó đã khái quát lên toàn bộ đời sống nội tâm phong phú, số phận cuộc đời tiêu biểu, tính cách riêng của từng nhân vật hay vai trò to lớn của họ gắn với xã hội mà họ đã và đang sống. Đồng thời, qua chính những nhân vật ấy những sự kiện thuộc về quá khứ dần hiện ra trước mắt người đọc tạo nên những trang sử riêng: “Mỗi một người

cách mạng là một trang sử làm nên lịch sử của đất nước mà thế hệ sau rất cần phải biết” [11, tr.25]. Điều đó thật đúng như Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta”, nói dến lịch sử Việt Nam là nói đến những cuộc đấu tranh rất

ngoan cường với những giặc ngoại xâm để giành giật lấy và giữ gìn nền hòa bình và độc lập dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc anh hùng và giàu lòng yêu nước. “Dân ta phải biết sử ta” - câu nói của Bác như muốn nhắc nhở những thế hệ sau nay cần phải biết về lịch sử, hiểu lịch sử, tiếp nối được truyền thống yêu nước đẹp đẽ đã có từ ngàn đời xưa của dân tộc ta. “Biết sử ta” về thực chất là để xây dựng cho mình tinh thần dân tộc sâu sắc, là để tiếp nối ngọn lửa nhiệt huyết yêu nươc của cha ông vào trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Một người không thể là một người công dân tốt nếu không có tinh thần dân tộc. Một đất nước sẽ không thể phát triển thậm chí là tiêu vong nếu đánh mất đi lịch sử của mình và bởi không có sự kế thừa thì không thể phát triển. Để đất nước phát triển đi lên một cách chắc chắn thì phải được xây dựng bởi những con người hiểu lịch sử nước mình.

Chiến tranh luôn gắn liền với sự mất mát, đau thương. Để đạt được sự tự do hòa bình cho đất nước dân tộc, mỗi con người cá nhân trong hoàn cảnh đó không ngừng nỗ lực củng cố về mặt thể chất lẫn tinh thần chiến đấu trong mọi hoàn cảnh khó khăn. “Ngẫu nhiên không lựa chọn” nhà văn Ngọc Hải đã có cơ duyên tìm đến và tiếp xúc trực tiếp với những nhân vật được xem như chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử cụ thể. Viết về đề tài An ninh Tổ quốc, gặp gỡ các chiến sĩ góp phần làm nên lịch sử nước nhà, Nguyễn Thị Ngọc Hải dường như đã vẽ lại một bức tranh chân thật và sống động về những cuộc đời con người tiêu biểu cùng với đó là những sự kiện, biến cố… xoay quanh họ.

Những lực lượng tham gia cách mạng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hầu hết là các thanh niên với độ tuổi non trẻ chưa trải qua đủ các mùi vị của cuộc sống thì họ đã đi làm cách mạng: “Họ đều là

học sinh mới lớn, chắc chắn còn nhiều đêm khóc nhớ mẹ cha, gia đình, bạn bè, người yêu. Thậm chí rất nhiều người cho đến khi ngã xuống chưa biết yêu là gì!” [12, tr.59]. Hay các chiến sĩ tí hon còn ngây thơ, hồn nhiên nhưng lại

quen việc đã nhiều lần hoàn thành những nhiệm vụ chỉ dẫn vượt đường, đó là “Một đoàn du kích Quyết chiến tí hon độ 13 – 15 tuổi, những người chuẩn bị

dẫn đoàn vượt đường, đang ngồi sưởi lửa”. Nhóm “chiến sĩ ngây thơ” này

nắm được khá vững tình hình giờ giấc quân địch ăn, ngủ, đi chơi, tập họp đi phục kích. Và hành động của các ông “tí nheo” này rất đơn giản: “đi dò địch

thì kéo đi cả một đoàn, rồi nhảy thẳng lên trên đường vẫy tay cho cán bộ đi qua. Thế là xong” [10, tr.27]…

Trong một tác phẩm với đề tài hậu chiến tranh thì các hình ảnh bom đạn, xe bọc thép, máy bay…không còn quá xa lạ đối với người đọc. Tại đây, qua Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống, bác sĩ Trần Văn Bản với các cuộc kiếm tìm hài cốt của các liệt sĩ, hình ảnh những chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ rải bom dữ dội B52 đi mỗi lần ba chiếc, mỗi chiếc 250 trái bom…Một đợt

là 750 trái bom. Mỗi đợt khoảng 10 phút. Và thường B52 đi hai đợt. Ác liệt đến chừng nào. Đến khi chết đi rồi họ vẫn không có một nấm mồ tử tế: “người chiến sĩ giải phóng hy sinh giữa trận mạc không bao giờ có hòm”. Bởi ngày ở hầm, đêm mới lên. Ta địch ở xen kẽ với nhau không thể xây mộ lên được: “Chôn liệt sĩ xong phải phủ cỏ như bình thường. Nếu địch biết thì sẽ

đào mộ lên, có nhiều khi chúng gài trái ở dưới người liệt sĩ, khi ta kéo đem chôn cất, trái nổ tan xác luôn. Vậy nên không có mộ” [12, tr.53].

Chính vì thế trong lòng yêu thương của một con người khi chứng kiến hoặc nghe thôi cũng khiến cho họ cảm thấy bùi ngùi, xúc động. Những thành viên trong đội xung kích ở thời bình khi phải tự tay khai quật các bộ hài cốt liệt sĩ, đã không kìm được lòng của mình “Có đứa vừa rửa xương vừa khóc

thầm”; “Các em lặng lẽ làm, xúc động chẳng nói nên lời trước cảnh lóng xương đang được đãi ra trong đất”. Với sự tận tâm truyền dạy những kinh

nghiệm sau gần một thời gian dài tự tay Bản đã lấy được những bộ hài cốt của đồng đội: “Bản thường cảm động thấy sự trưởng thành của cán bộ mình.

Hơn thế nữa, anh rất mong muốn truyền tình cảm biết ơn cho thế hệ trẻ” [12,

tr.58]. Tác phẩm còn tái hiện lại cảnh sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn vật chất và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt của các chiến sĩ cách mạng trong cuộc hành quân trên chiến trường. Tuy thiếu thốn gian khổ nhưng ở họ vẫn giữ được lòng nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu vững chắc:

“Ở chiến trường tất cả gia tài chỉ có chiếc ba lô: một bộ quần áo,

võng, nilon che mưa, đèn pin, ngoài ra là sung đạn”; “Khi đi ra trận thì thế này: không có ba lô - ở thắt lưng có tất cả: võng cuốn, nilon đèn pin bình toong, ca muỗng. Gia tài của anh đó. Thêm đôi dép, cái mũ tai bèo. Đánh nhau mùa mưa, công sự ngập nước, anh phải cởi quần dài, lấy hai ống quần thắt ở cổ giữ cho quần áo khô, đến tối mặc ấm, khỏi muỗi. Khi anh hy sinh anh vẫn nguyên như vậy. Anh bộ đội này còn là may mắn lắm” [12, tr.54].

Một tiểu đoàn hơn sáu trăm người, bây giờ còn bảy mươi. Họ đã hy sinh rất nhiều có thể nói là hy sinh gần hết. “Đó là một đơn vị mang phiên hiệu

D342 E42 F350” sau này tên là Tiểu đoàn Cát Bi – tên trận đánh sân bay Cát

Bi cắt nguồn tiếp viện Điện Biên Phủ vào thời kỳ chống Pháp:

“Họ đi bộ gần nửa năm trời. Từ núi Yên Tử, xuôi Hải Dương – Hưng

Yên – Nam Định – Thánh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh rồi rẽ lên Trường Sơn. Đi trong khí hậu khắc nghiệt của rừng núi, của đạn bom đánh phá. Có tiểu đoàn bạn vào đến trong này là phải xếp súng lại để vào bệnh viện, có tiểu đoàn hi sinh rất nhiều dọc đường đi” [12, tr.80].

Tất cả các thành viên trong tiểu đoàn từ chiến sĩ đến các cán bộ đều có cùng quê hương là Hải Phòng tham gia chiến dịch Nam Tiến. Đây là đơn vị ngay từ đầu đã nhận nhiệm vụ rõ ràng: là một tiểu đoàn hoàn chỉnh được huấn luyện các kỹ chiến thuật tổng hợp đó là đánh đổ bộ đường không, đánh phản kích phòng ngự, công kiên diệt đồn…Họ đã từng tham gia những trận diệt tới hai lữ đoàn Mỹ, bắn máy bay, xe tăng, tàu thủy tại Đồng Lớn, Bầu Me và cuối cùng tiểu đoàn đã hy sinh gần hết tại vùng Tam Giác Sắt này. Không giống như các lực lượng chiến đấu của phía các nước đế quốc lớn hầu hết quân đội của họ được trang bị các thiết bị vũ khí quân sự và quân trang đầy đủ, hiện đại, chính vì thế mà cho tới bây giờ họ vẫn không thể hiểu vì sao một đất nước nhỏ bé nghèo nàn lạc hậu lại có thể chiến thắng một đế quốc lớn. Để tạo nền hòa bình nhân dân ta phải đổi lấy sự hy sinh của các chiến sĩ. Bởi xuất phát từ lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu hòa bình mà người chiến sĩ đã không ngừng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)