7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Kết cấu theo chuỗi sự kiện
Theo Lại Nguyên Ân kết cấu là “sự sắp xếp phân bố các thành phần
hình thức nghệ thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài”
[2, tr.167]. Như vậy, chúng ta thấy kết cấu thuộc mặt hình thức của tác phẩm, nó gắn kết các yếu tố nhỏ còn lại của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng, làm cho hình thức và nội dung tác phẩm thống nhất với nhau. Có nhiều kết cấu khác nhau, tùy thuộc vào từng thể loại mà tác giả chọn cho tác phẩm mình một kiểu kết cấu phù hợp. Sự đa dạng của kết cấu sẽ làm cho tác phẩm có sự đa dạng, phong phú, không gây sự nhàm chán ở người đọc. . Chính vì lẽ đó trong các tác phẩm ký nhân vật, tác giả đã sử dụng nhiều kiểu kết cấu khác nhau, thậm chí trong cùng một tác phẩm có sự đan xen nhiều kiểu kết cấu. Bằng sự kết hợp đó làm cho người đọc không thấy sự nhàm chán mà ngược lại hồi hộp theo dõi như theo dõi một bộ phim trên màn ảnh nhỏ.
Không giống như truyện ngắn hay tiểu thuyết, trong ký cốt truyện không được xác định một cách rõ nét. Các biến cố, các sự kiện trong ký được nhà văn thể hiện qua sự xâu chuỗi những câu chuyện nhỏ mà họ bắt gặp trong thực tế cuộc đời. Những câu chuyện nhỏ ấy có khi là ở hiện tại nhưng cũng có khi là ở sự hồi tưởng quá khứ do tác giả kể lại nhằm lí giải về những vấn đề của cuộc sống cũng như giãi bày suy nghĩ trong lòng nhà văn.
Kết cấu xâu chuỗi sự kiện được hiểu là dạng kết cấu mà nhà văn móc xích các sự kiện, các yếu tố kế tiếp nhau theo một đường thẳng không chồng chéo lên nhau. Các mẩu chuyện, các sự kiện được phản ánh không phải xuất hiện cùng một lúc mà có sự liên hệ móc xích với nhau. Chính vì thế các nhà văn phải sử dụng luận đề, luận điểm, đề mục cho cho từng mẩu chuyện, từng sự kiện để người đọc dẽ theo dõi. Trong các tác phẩm Ký sự nhân vật của
đề mục. Tên đề mục có thể xuất phát từ bản chất của sự kiện cũng có thể xuất phát từ cảm xúc của nhà văn. Khảo sát qua hai tập ký sự Trần Quốc Hương, người chỉ huy tình báo và Đại tướng Mai Chí Thọ, đều được sử dụng kiểu kết cấu này. Hai ký sự trên được phân chia những chương, đề mục rõ ràng, mạch lạc, chẳng hạn:
Trong tập Trần Quốc Hương, người chỉ huy tình báo gồm các đề mục:
- Tuổi thơ, gia đình và quê hương
- Bị Pháp bắt năm 1941
- Ban công tác đặc biệt của Trung ương
- Tham gia làm báo Đảng – Chiến khu Việt Bắc - Vào Nam
- Đấu trí ở trại giam tòa Khâm, Huế - Đấu lý với Ngô Đình Nhu
- Hoạt động tình báo. “Người chỉ huy của những điệp viên huyền thoại” - Ra Bắc vào Nam lần thứ hai
- “Hương sự thật”
Hay Đại tướng Mai Chí Thọ với các đề mục: - Những mái nhà che chở
- Kỷ niệm Cần Thơ - Chuyện bi hùng
- Ông là ký ức của tôi (Chuyện ông Tư Oai) - Xây dựng mạng lưới tình báo ở Sài Gòn - Nhà phân tích chiếntranh
- Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh - Thời bình
- Người đối thoại - Chính khách….
Những đề mục của các tác phẩm trên thể hiện rõ tính chất xâu chuỗi các sự kiện. Tìm hiểu sơ qua các đề mục trong tác phẩm người đọc phần nào hình dung ra được nội dung tác giả muốn nói đến. Một Trần Quốc Hương hay một Mai Chí Thọ với toàn bộ diễn biến cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, con người với những phẩm chất cao quý đều được nhà văn khái quát thông qua các đề mục này . Như vây, hệ thống sự kiện được trình bày theo kiểu kết cấu này giúp cho người đọc tự xâu chuỗi hay tự tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau một cách dễ dàng.