Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 90 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Ngôn ngữ trần thuật

Văn học là nghệ thuật ngôn từ . Ngôn ngữ được xem là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. M.Gorki khẳng định Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Có nghĩa là không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm

văn học. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật Nhờ có ngôn ngữ, mà thế giới nhân vật hiện ra sống động trước mắt người đọc. Qua đó, độc giả mới có thể hiểu được những nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm được gửi gắm đằng sau hình tượng ấy. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò quan trọng tạo nên tính đặc sắc của một tác phẩm văn học, đồng thời cũng góp phẩn làm nên nét cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

- Ngôn ngữ chính luận

“Với ngôn ngữ chính luận, người viết bộc lộ trực tiếp và rõ ràng

khuynh hướng tư tưởng của mình, nhằm mục đích tuyên truyền chiến đấu”

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các hội nghị hội thảo…nhằm trình bày bình luận đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hoá… theo một quan điểm chính trị nhất định. Với những vấn đề trọng đại của dân tộc, những biến cố của dân tộc ký sự chiến tranh sử dụng nghệ thuật trần thuật kết hợp tự sự, trữ tình, chính luận. Màu sắc chính luận rõ nét ở những trang ký sự. Để có những trang ký thấm chất chính luận từ ngữ sử dụng phải là lớp từ ngữ chính trị - xã hội.

Viết về chân dung những nhân vật tầm cỡ gắn liền với chiều dài của lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam qua hai thời kỳ kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các sự kiện xoay quanh nhân vật hầu hết đều liên quan đến chính trị, vận mệnh của đất nước trên tất cả mặt trận. Nên tác giả sử dụng nhiều lớp từ chính trị - xã hội để tái hiện lại những sự kiện liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Trong tập Đại tướng Mai Chí Thọ, ta có thể dẫn ra một số đoạn văn cho thấy tác giả đã sử dụng thành công lớp từ chính trị ấy trong việc phân tích những khó khăn và ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968:

“Tuy cuộc tập kích chiến lược Mậu Thân 1968 bị tổn thất nặng nề nhưng đã dành được thắng lợi chiến lược.

Một là, giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của Mỹ, Mỹ thấy không thể bằng quân sự thắng được cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Hai là, từ chiến tranh cục bộ, Mỹ chuyển sang Việt Nam hóa chiến tranh để quân đội Mỹ tìm cách rút khỏi cuộc chiến.

Ba là, cuộc tập kích chiến lược Mậu Thân 1968 đã tác động mạnh mẽ đến phong trào phản chiến rộng lớn trên thế giới, đặc biệt là ở ngay nước Mỹ. Làm cho chính quyền Mỹ ngày càng bị cô lập lung lay.

Bốn là, buộc Mỹ phải đi tới cuộc đàm phán hòa bình tại Paris” [13,

tr.123-124].

Hay tác giả nói đến việc Mỹ đã mắc sai lầm chủ quan cực kỳ nghiêm trọng trong mưu đồ giành thắng lợi quyết định tại chiến tranh Đông Dương:

“Thứ nhất: quốc vương Sihanouk đã được tuyệt đại bộ phận nhân dân Campuchia tôn kính và ủng hộ.

Thứ hai: Trung ương Cục Miền Nam và quân đội Campuchia đã hết lòng ủng hộ Sihanouk, phát động quần chúng nổi dậy giải phóng hai phần ba lãnh thổ của Campuchia. Cách mạng Campuchia đã tiến một bước dài, nhanh chóng phát triển thực lực chính trị, võ trang, quản lý một vùng giải phóng rộng lớn đủ sức đương đầu với quân đội Mỹ và ngụy quyền tay sai Lon Nol. Thứ ba: thế là cuộc kháng chiến Nam Bộ đã khôi phục lại thế trận. Lợi dụng quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn trải dài trên một mặt trận quá rộng từ Việt Nam đến Campuchia, thế lực của chúng ở miền Nam đã mỏng đi và suy yếu, các địa phương ở Nam Bộ đã phản kích trở lại” [13, tr.125].

Với đoạn văn trên ta thấy các lớp từ chính trị xuất hiện với tần suất cao:

tập kích, chiến lược, xâm lược, chiến tranh, quân sự, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, quân đội, chính quyền, đàm phán, cô lập, lung lay, giải phóng, chính trị, võ trang, tay sai, thế lực…. Với số lượng, cách dùng những

từ đó người đọc dễ hình dung ra vấn đề thời sự nóng hổi đang được nói đến với lượng thông tin chính xác, sắc thái, ý nghĩa trang trọng giúp cho câu văn mạch lạc, chặt chẽ. Những từ ngữ đó dùng với tần số cao cho thấy tác giả đã ghi lại những sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Gợi cho người đọc cảm giác rằng tác giả có cảm quan chính trị nhạy bén với vấn đề chính trị đang diễn ra..

Như vậy, ngôn ngữ là chất liệu cơ bản của văn học. Ngôn ngữ văn học bao giờ cũng mang tính nghệ thuật cao bởi nó có nguồn gốc từ ngôn ngữ nhân

dân được nhà văn chọn lọc, gia công gọt rũa với ý thức làm cho ngôn ngữ mang giá trị văn chương. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đều lựa chọn sử dụng ngôn ngữ để xây dựng nên tác phẩm của mình. Vì vậy mỗi nhà văn thường có một phong cách ngôn ngữ riêng. Chính ngôn ngữ là một trong những yếu tố đặc trưng thể hiện cá tính, phong cách, tài năng của nhà văn.

- Ngôn ngữ sinh hoạt, giản dị gần gũi

Để làm nên một nhân vật mang tầm vóc lớn lao, ở họ không chỉ có những chiến công vĩ đại gắn với lịch sử dựng nước giữ nước, mà đó còn là những con người hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp, những vẻ đẹp tâm hồn , tính cách trong mọi hoạt động của đời sống.

Bên cạnh việc sử dụng nhuần nhuyễn các lớp từ chính trị mang phong cách ngôn ngữ chính luận để trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị. Nguyễn Thị Ngọc Hải còn xuất sắc trong lựa chọn các lớp từ ngữ sinh hoạt hàng ngày trong các cuộc hội thoại của các nhân vật nhằm thể hiện rõ những suy nghĩ, tình cảm của con người trước những những vấn đề trong cuộc sống xã hội.

Ví như để viết về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ chính luận mang tính chất lý luận, chặt chẽ, sắc bén trong sự nghiệp hoạt động tình báo cho thấy được ông Ẩn là người có trí tuệ, quyết đoán. Ở đó còn là một Phạm Xuân Ẩn với sự am hiểu và có óc hài hước, lối nói vui tươi dí dỏm:

“Cái hài hước kiểu tưng tửng thật thà như nói chơi, dẫn người ta vào

đúng giữa vấn đề tưởng như đã rõ ràng để rồi bật ngửa ra với cái kết cục rất tai quái, rất hợp logic thật tự nhiên. Họ cười vì được rơi vào những liên tưởng đột ngột của cái kết rất hợp lý và đơn sơ đầy chất nhân gian. Ông thường kể một chuyện như ‘tiếu lâm hiện đại’. Một chàng Mỹ nọ vào quán

bar, say rượu. Một chàng dân Maori ở Tân Tây Lan hỏi anh Mỹ đó xem anh là người nước nào. Chàng Mỹ hãnh diện khoe mình người Mỹ và Mỹ ‘cái gì cũng có’, rất phong phú đa chủng tộc, có cả năm màu da: sôcôla, đen, đỏ, trắng, vàng. Do đó chàng là người chủng tộc vĩ đại nhất có đủ loại quốc gia. Anh Merry bảo anh Mỹ: Vậy là má anh lộn xộn mới đẻ ra anh đủ thứ màu da? Chàng Mỹ cụt hứng bỏ đi thẳng. Còn Ẩn thì nói: điều đó Mỹ chế không phải tôi chế ý nói ông chỉ là người trích dẫn đúng lời của người Mỹ Mà thôi”

[8, tr.106].

Như trong cuốn Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống, tác phẩm thấm đẫm chất nhân văn đánh cột mốc trong lĩnh vực viết ký sự của Nguyễn Thị Ngọc Hải. Đó là tình đồng đội của các chiến sĩ cùng sống và chiến đấu, là tình cảm thương xót của những người má dành cho những đứa con kháng chiến ở khắp ba miền đất nước hy sinh nơi trận mạc:

“Trước nắm xương đã gần ba mươi năm của những chàng trai quê miền

Bắc, nơi các má dù chưa một lần tới, vẫn thắp hương, khóc như khóc đứa con vừa mất.

-Ai báo cho bà biết tìm con ở đây để bà đến khóc? – Nhà báo hỏi

-Không phải con má đâu. Má quê ở miền Nam này, còn anh bộ đội quê tận miền Bắc.

-Vì sao má khóc?

Biết trả lời sao cho hết được? Các bà mẹ Việt Nam đã từng khóc thương cho các con biết bao nhiêu lần, hay nói đúng hơn là con đi đánh giặc xa, rồi không bao giờ trở lại, nước mắt đau thương má ôm giấu suốt đời, suốt những đêm khuya lặng lẽ…” [12, tr.17].

Xét đoạn hội thoại này ta thấy nhà văn đã sử dụng từ ngữ mang tính chất vùng miền “má”, những câu nói chân thật xuất phát từ tấm lòng của con một người giàu tình thương: “nắm xương”, “khóc như khóc đứa con vừa mất”,

“Không phải con má đâu”, Vì sao má khóc?... Ngôn ngữ hội thoại mang màu

sắc địa phương, vùng miền gợi nên nét mộc mạc, giản dị, chất phác mà hồn hậu. Những con người ấy dù vất vả cực nhọc nghèo khó nhưng thật giàu nghĩa, giàu tình. Đoạn văn trên đã tái hiện lại được khung cảnh đi tìm hài cốt của bác sĩ Bản, với không khí buồn thương, đau xót của các bà mẹ đã từng có con ra chiến trường. Những đứa con mang nặng đẻ đau để rồi một đi không bao giờ trở về…nên khi chứng kiến hài cốt của các con được tìm thấy họ không sao giấu được nỗi lòng, lệ rơi đến vậy cũng là điều dễ hiểu. Đây là một tác phẩm chạm tới con tim của người đọc cả trong và ngoài nước. Như chúng ta đã biết, thời đại công nghệ 4.0 giới trẻ hầu như sử dụng các mạng online không còn thời gian nhiều cho việc đọc sách. Thế nhưng điều đặc biệt ở Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống, âm thầm mà lặng lẽ được rất nhiều bạn trẻ đón nhận nhiệt tình. Chính bởi cái sự thật, cái tình cảm chân thật của Trần Văn Bản trong cuộc hành trình tìm kiếm đồng đội ấy, cộng với ngòi bút tài năng của nhà văn trong việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, không quá khô khan của những lí lẽ chính trị, mà toát lên được sự mượt mà trong từng câu văn, giàu cảm xúc, giàu sức gợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)