Kết hợp nhiều giọng điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 87 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Kết hợp nhiều giọng điệu

Giọng điệu là yếu tố cần thiết cho việc sắp xếp, liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho tác phẩm có cùng một âm hưởng, một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, thái độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các hiện tượng, các sự kiện được miêu tả cũng như người nghe tạo thành giọng điệu trần thuật.

Giọng điệu là giọng nói, lối nói, biểu thị một thái độ nhất định, trong văn chương có thể hiểu đây là lối viết, giọng văn. Giọng văn này thường biểu hiện thái độ của tác giả đối với các sự kiện, nhân vật đang được nói đến. Mỗi

nhà văn có một giọng khác nhau tùy thuộc vào vốn sống, sự trải nghiệm và cả tài năng của từng người.

Trong Ký sự nhân vật của Nguyễn Thị Ngọc Hải, chúng ta bắt gặp

nhiều giọng điệu khác nhau, trong bản thân mỗi tác phẩm có sự đan xen nhiều giọng điệu, dễ nhận thấy là giọng chính luận, giọng trữ tình.

Ký sự nhân vật viết về người thật, việc thật với các nhân vật mà có vai

trò to lớn đối với lịch sử đất nước, xã hội; có số phận cuộc đời tiêu biểu với tính cách rõ ràng, đời sống nội tâm phong phú. Vì thế giọng điệu phải có sự kết hợp đa dạng. Giọng chính luận để lập luận, phân tích chặt chẽ những trận chiến trên chiến trường, những chính sách trong công tác ngoại giao hay tình báo… Giọng điệu trữ tình để phản ánh rõ nét những bề mặt tích cách, suy nghĩ, hành động của một con người trong mọi hoàn cảnh. Vừa phải đảm bảo đúng về mặt lịch sử nhưng để tránh sự khô khan của giọng điệu chính luận còn có trữ tình nhằm lôi cuốn người đọc.

Giọng chính luận là giọng văn bắt gặp nhiều nhất trong các tiểu loại của thể ký. Thông thường khi viết văn tác giả đã có ý đinh chọn cho mình một giọng văn nhất định. Nếu viết về tình yêu thì chắc chắn giọng văn phải trữ tình, mượt mà, uyển chuyển; viết về thói hư tật xấu của xã hội giọng phải mỉa mai, châm biếm, giễu cợt; còn khi viết về những vấn đề trọng đại của quê hương đất nước, đặc biệt là các biến cố của lịch sử thì giọng chính luận là phù hợp hơn cả. Để viết nên những dòng ký sự về chân dung của một con người trong hoạt động chính trị nhà văn đã chọn cho mình một giọng văn phù hợp . Nên chúng ta thấy rất rõ sự lập luận một cách chặt chẽ đầy thuyết phục của tác giả. Bởi vì xuất phát từ thực tế khách quan, các tác phẩm giai đoạn này phản ánh những vấn đề nóng hổi của đất nước gắn liền với cuộc đời những nhân vật “lớn” qua hai cuộc kháng chiến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ . Các nhà văn đã ghi chép lại những phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời bằng giọng văn chính luận sắc sảo, sâu sát nhất. Qua khảo sát những tác phẩm ký sự nhân vật chúng ta thấy hầu hết các tác phẩm đều viết về những người chiến sĩ gắn liền với những sự kiện lịch sử lúc bấy giờ.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là bước ngoặt trọng đại của dân tộc ta, trong Đại tướng Mai Chí Thọ tác phẩm đã ghi lại sự kiện lớn vào loại bậc nhất trong lịch sử đó là chiến dịch Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chấm dứt ách thông trị của thực dân, đế quốc dành độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Hay với cương vị là một chính khách, ông Năm Xuân cũng trình bày những quan điểm bằng giọng văn lập luận sắc bén:

“Ông Năm Xuân nêu có mấy vấn đề:

Thứ nhất là ông H. cứ khăng khăng đòi được ra tòa, ở đó ông sẽ tự tranh đấu cho những luận điểm của mình.

Thứ hai là về quan điểm của H. cho rằng chủ nghĩa tư bản mới là đúng quy luật, phải đi theo con đường đó. Chủ nghĩa xã hội là sai, không thể thực hiện được, cưỡng bức đi theo con đường đó là đưa dân tộc đất nước vào con đường khổ ải.” [13, tr.197]

Bên cạnh giọng chính luận, ký sự nhân vật còn thấm đẫm chất trữ tình. Đó là việc phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sỹ trước cuộc sống. Vì vậy, trong toàn bộ một tác phẩm chính luận không chỉ toàn ngập tràn những sự kiện mà còn có những dòng cảm xúc, suy tưởng của thế giới nội tâm. Với giọng điệu trữ tình không những nó làm “sống dậy cái thế giới chủ

quan của hiện thực khách quan” mà còn “giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, tâm trạng, nỗi niềm – một phương diện rất năng động, hấp dẫn của hiện thực” [20, tr. 358].

Ví như để nói về mối tình đầu của của ông Hoàng Đạo trong Đời người xuyên thế kỷ, đó là một chuyện tình đẹp bi thảm và đẹp đẽ đến với chàng trai,

còn cô gái đã tự vẫn trên dòng sông. Chàng trai đang bị mật thám truy lùng phải tìm cách trốn đi ngay nên đành chia tay cô gái. Bằng giọng điệu trữ tình buồn thương chua xót, ngậm ngùi, nhà văn đã tái hiện nên được một khung cảnh bi thương của một tình yêu mới chớm nở: “Một đêm từ biệt mẹ bao

nhiêu thương nhớ - Chàng trai cũng không thể ra đi mà không chào từ biệt cô gái bán giải khát tử tế đã thầm giúp đỡ mình. Anh đến quán lần cuối để nói rằng từ mai anh không đến nữa vì có việc đi xa” [11, tr.187]. Cô bảo: “cho em đi theo với… Nếu không cho đi theo được cho cô được đi cùng một đoạn đường”. Họ lặng lẽ đi trong nước mắt. Khi ôm người con gái với tất cả tình

yêu trong sạch đầu đời của người con trai đang lâm cảnh khốn cùng và biệt ly, anh bảo cô hãy quay về. “Thôi em ở lại không đi được nữa đi mãi rồi khi nào

bao giờ gặp lại, cô nói: “em không đi theo để đỡ đần lúc anh hoạn nạn thì hồn

em đi theo phù hộ anh tai qua nạn khỏi để sớm trở về với má” [11, tr.188].

Có lẽ người thiếu nữ 16 tuổi ấy không đủ sức để vượt qua nỗi khổ đau của tuổi trẻ, khi từ giã người thân yêu để quay trở về, đi là cả một quãng đường dài. Họ vừa đi với nhau. Hai trái tim thơ trẻ ấy còn non dại. Họ không tính tới quãng đường mỗi người một ngả: “Vì thế khi anh vừa tới ngã ba Long

Thạnh Mỹ gần cầu Gò Công thì một người đàn ông đi xe đạp tới hốt hoảng bảo: Vợ ông vừa nhảy xuống sông ở đằng kia…”. Bằng giọng buồn thương,

da diết tác giả đi vào phản ánh những vấn đề tình yêu đôi lứa trong cảnh đất nước chìm trong khói đạn. Ta thấy được nỗi đau của hai con người trẻ ấy họ hy sinh tình yêu đầu của mình vì một điều gì đó lớn lao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)