Chi tiết chân thực sống động điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 72 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Chi tiết chân thực sống động điển hình

Nguyễn Thị Ngọc Hải chọn thể loại Non-fiction (Phi hư cấu) – để viết chân dung trung thực các nhân vật trong các tập Ký sự nhân vật của bà. Khi

viết thể loại này người viết phải đảm bảo về mặt khách quan không được phép hư cấu tái tạo nhân vật. Với đặc trưng thể loại bám chặt vào người thật việc thật, tác giả đã chọn lựa những chi tiết, những sự kiện điển hình, chân thực để viết.

Viết về một sự kiện trọng đại của dân tộc gắn liền với mỗi cuộc đời lớn đòi hỏi nhà văn phải huy động một vốn tài liệu phong phú. Ở thể loại này, ký sự viết về người thật việc thật và tác giả là người trực tiếp chứng kiến hoặc tác giả trực tiếp nghe người đó kể lại. Chính vì thế các chi tiết, sự kiện trong các trang văn của tác giả đều rất chân thật gắn với từng con người cụ thể. Từ đó góp phần vào việc xây dựng hình tượng chân dung những nhân vật có thật trong lịch sử đến với người đọc một cách chân thực sống động hơn.

Có thể nói, cuộc đời cách mạng của đại tướng Mai Chí Thọ gắn liền với các sự kiện lịch sử của dân tộc và đến khi nước nhà được độc lập, thống nhất, ông lại được Đảng và Nhà nước phân công giữ những chức vụ quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh và Trung ương.

Dù ở chức vụ hay cương vị nào, trong thời chiến tranh hay thời bình, ông cũng luôn là người sống bình dị, xông xáo năng nổ... bên cạnh các đồng chí của mình như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh,... cùng gánh vác nhiệm vụ lớn lao ở miền Nam. Ông là người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên trì đổi mới, mạnh dạn đưa ra những quyết định táo bạo có

tầm nhìn chiến lược để giải quyết những vấn đề cấp bách trong tình hình khẩn cấp của đất nước còn bộn bề khó khăn, thử thách sau ngày giải phóng. Toàn bộ việc làm của ông đều hướng tới đồng đội, người nghèo khó, người bị bệnh tật; luôn hết lòng vì Đảng, vì dân, vì sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi về hưu, tấm lòng của ông vẫn thế “cống hiến trọn đời cho Đảng, cho nước”

[13, tr.9].

Khi viết về nhà hoạt động tình báo Phạm Xuân Ẩn, để thấy rõ được bản chất con người ông trong lĩnh vực tình báo là như thế nào, nhà văn đã lựa chọn những chi tiết điển hình của một người chiến sỹ cách mạng nhưng đang “ẩn” trong vai một nhà báo. “Ông bảo, báo nào cũng đòi tin tức nhanh, chính

xác, khách quan”. Là một nhà báo thì phải “mạo hiểm”, và phải giữ được

nguyên tắc của nghề.

Hay khi xây dựng một Vũ Hắc Bồng trong Chuyện đời đại sứ, tác giả là người cộng sự trực tiếp nghe nhân vật kể về chính mình. Nhưng làm sao để đưa lại những thông tin đó vào trang sách một cách rõ ràng, trung thực, chính xác, khách quan…đó là một điều vừa dễ lại vừa khó đối với người viết. Việc tác giả chọn thể loại Non-fiction hoàn toàn phù hợp cho những trang ký sự nhân vật của mình khi viết về “người thật” “việc thật” “thông tin thật”.

Với khoảng 300 trang, Chuyện đời đại sứ đã tái hiện phần nào lịch sử hiện đại Việt Nam khoảng 60 năm trở lại đây thông qua số phận của một con người. Ở đấy, các sự kiện, hình ảnh, cảm xúc, hành động của nhân vật như những thước phim lướt qua trên nền chuyển động của thời cuộc.

Ví như sự kiện “Tiếng sấm đường 5”, những cuộc đánh mìn trên đường sắt, đội xung phong cảm tử đánh vào nơi đóng quân của địch trước ngày toàn quốc kháng chiến đã tạo nên được một chiến thắng lớn. “Con

đường chiến lược xuyên qua Hải Dương nối Hà Nội – Hải Phòng và cả hành lang Đông Tây, con đường chuyên chở của quân đội Pháp” [9, 14]. Đây là

một chiến công lớn, đánh dấu trong cuộc đời anh bộ đội Vũ Hắc Bồng. Tác giả đã miêu tả với khá nhiều chi tiết, lúc đó “Bồng mới chỉ là một chỉ huy trẻ,

22 tuổi, cũng suýt soát tuổi anh liên lạc. Ban chỉ huy Tỉnh đội đóng ở đó. Bồng chỉ có 2 bộ quần áo Trung ương cho. Một cái la bàn tác dụng không bao nhiêu…Phải mất 4-5 tháng vị chỉ huy trẻ này mới quen cuộc sống luyện tập với bộ đội địa phương…Cơm 2 bữa, nhưng gọi là 3 bữa cho oách, vì bữa kia là vét cơm nguội thừa của buổi trước. Thế mà đánh giặc, đường 5 nổi tiếng một thời” [10, tr.13]. Ta thấy được sự thiếu thốn của bộ đội ngày trước trong chiến tranh. Nhưng với chàng trai vừa mới bước qua tuổi đôi mươi với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần chiến đấu cao cùng với sự đoàn kết của các đại đội người chỉ huy trẻ đó đã mang lại thành công lớn trong chiến lược chống phá kẻ thù.

Đây chỉ là một phần nhỏ về đời cách mạng của Vũ Hắc Bồng. Ngoài ra còn nhiều câu chuyện thật khó quên khác mà tác giả đã lựa chọn những chi tiết, sự kiện tiêu biểu gắn với đời người của nhân vật như: cuộc chia tay với người mẹ già trên đường vào Nam, cảnh ông Bồng một mình về lại làng Hui, làng Lòn, thăm nghĩa trang Thanh Miện, cảm xúc quyến luyến khi xa đồng bào Nam Bộ lên tàu đi tập kết; tình cảm với biết bao đồng đội, đồng nghiệp trong quân ngũ và ngoại giao. Nhiều sự kiện bỗng thành nét ghi lịch sử: chứng kiến đảo chính ở ChiLê, Angola. Ba lần ông Bồng làm MC đáng nhớ trong buổi gặp gỡ với đoàn doanh nhân Mỹ, đón tiếp chủ tịch Cuba Fidel Castro là tổng thống Pháp Mitterrand hoặc những công việc cực kỳ khó khăn, tế nhị phải giải quyết sau chiến thắng 30-4-1975 và thời Việt Nam rút quân khỏi Campuchia; chương trình hợp tác cho nhiều người Việt đoàn tụ… Cũng như bao người cùng độ tuổi yêu nước ước và tham gia cách mạng xây dựng đất nước sau chiến tranh, Vũ Hắc Bồng mang trong mình bóng dáng của

những sự kiện lịch sử cụ thể. Ông là người lính và là một người lính không dùng súng, linh hoạt, trọng nhân cách, tình người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)