Thể loại phi hư cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 68 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Thể loại phi hư cấu

Nguyễn Thị Ngọc Hải tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1971, đã quyết định theo nghề báo để có thể thỏa sức viết về những cảm nhận cuộc sống. Bà đã dùng ngòi bút của mình miêu tả các trận đánh, những tấm gương người tốt việt tốt… Chính nghề báo đã thay đổi cuộc đời của bà. Trong khoảng thời gian làm báo ngòi bút của bà được mài dũa nhiều, thực sự có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ lĩnh vực viết văn của bà. Đến với văn chương bà thử bút trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn…nhưng phải đến với

Ký sự nhân vật mới thật sự mang đến thành công trong sự nghiệp sáng tác của

nhà văn.

Như cơ duyên, bà đến với đề tài An ninh Tổ quốc một cách “ngẫu nhiên

không lựa chọn”, với chủ đề chân dung con người trong và sau chiến tranh.

Bà chuyên viết về các nhân vật tầm cỡ đã có công trong cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước của những chiến sĩ cách mạng trên các hoạt động: tình báo, điệp viên, ngoại giao, y bác sĩ…Bà đã chọn thể loại Non – fiction (Phi hư cấu) – để viết chân dung trung thực các nhân vật tiêu biểu như Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hương, Hoàng Đạo, Phạm Xuân Ẩn…

Về thể loại Phi hư cấu ta có thể hiểu như sau:

Phi hư cấu trong tiếng Anh: Non-fiction hoặc Nonfiction là những nội dung (content) có thật, thể hiện các sự kiện, sự vật,... trong thực tế. Người tạo ra nội dung phi hư cấu cần đảm bảo được độ chính xác của các sự kiện, con người, hay thông tin mình trình bày. Nội dung Phi hư cấu được dùng để phân biệt với nội dung Hư cấu (giả tưởng) (Fiction). Nội dung hư cấu là những nội dung được sáng tạo hoàn toàn tự do, dựa trên tưởng tượng, chứa đựng những

yếu tố không có trong thực tế. Thuật ngữ này thường được dùng trong văn học, đặc biệt là trong văn xuôi.

Phi hư cấu là một trong hai thể loại văn học chính bên cạnh hư cấu (giả

tưởng). Các tác phẩm phi hư cấu viết về người thật, việc thật, thông tin thật. Còn các tác phẩm giả tưởng sẽ xử lý thông tin, sự kiện, và các nhân vật hoặc đã qua nhào nặn, thêm thắt từ thực tế (tưởng tượng một phần), hoặc hoàn toàn không có thật (tưởng tượng toàn phần).

Các khẳng định và mô tả trong nội dung của Phi hư cấu có thể chính xác, có thể không chính xác, cũng có thể đưa ra một nhận định đúng hoặc sai gây tranh cãi và để lại một dấu chấm hỏi trong chủ đề. Tuy nhiên, tác giả của các nhận định đó phải thực sự tin và trung thực với suy nghĩ của mình tại thời điểm đưa ra quan điểm; hoặc ít nhất, họ phải làm ra vẻ đó cho một sự thuyết phục khán giả như trong lịch sử hoặc theo kinh nghiệm thực tế.

Trực diện, rõ ràng và thẳng thắn là một số đặc điểm quan trọng của thể loại Phi hư cấu. Nếu như trong Hư cấu, người viết tin rằng độc giả sẽ tìm tòi để tự hiểu những lời dẫn gián tiếp, lời giải thích trừu tượng về chủ đề, thì những người sáng tạo nội dung Phi hư cấu lại thấy việc trực tiếp cung cấp thông tin hữu ích và có khả năng mở rộng hơn.

Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa, văn xuôi Phi hư cấu (Non- fiction) ngày càng có vai trò to lớn và có tác động quan trọng tới độc giả không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà cả trong lĩnh vực văn học. Có thể nói lịch sử văn học giao thoa với lịch sử báo chí là ở thể loại này.

Thể loại văn học Phi hư cấu đã chi phối khá nhiều trong việc lựa chọn các hình thức nghệ thuật của các tác phẩm ký sự của Nguyễn Thị Ngọc Hải.

Trong văn bản Phi hư cấu, người trần thuật luôn là người chứng kiến câu chuyện được kể lại. Đó không phải là câu chuyện được tưởng tượng mà là những sự kiện, biến cố có thật, có thể được kiểm chứng một cách khách quan.

Nếu những sự việc và con người ở đây đều phải được xác định rõ ràng về địa chỉ thì hầu hết các nhân vật được nhắc đến trong tác phẩm đều có địa chỉ rõ ràng như ông Vũ Hắc Bồng có tên thật là Đậu Đình Phức, sinh ngày 1-10- 1927 tại Nghệ An [10, tr.9]; Ông Mười Hương “quê tôi ở vùng Hà Nam –

Bình Lục đồng chiêm trũng, nghèo lắm”[9, tr.12]; Hay đại tướng Mai Chí

Thọ, tác giả có dành cho một mục riêng để tóm tắt cả quá trình hoạt động. Với “tên thật: Phan Đình Đống, sinh ngày 15-7-1922 tại khu phố Địch Lễ,

phường Nam Vân, thành phố Nam Định” [13, tr.288]…Sức hấp dẫn mà văn

xuôi Phi hư cấu đem lại chính là sức hấp dẫn của sự thật. Vì vậy mà người viết văn Phi hư cấu thường có tư chất của người nghiên cứu đi tìm sự thật.

Điều chính yếu làm nên giá trị, phẩm chất và ưu thế của văn Phi hư cấu là tính chính xác và trung thực của nó. Sự kiện đã xảy ra khi nào? Ở nơi chốn nào? Ai đã tham gia vào sự kiện đó? Trong tất cả những trường hợp này, người đọc đòi hỏi câu trả lời cặn kẽ và rõ nghĩa, dù đó là con số, ngày tháng, lời khẳng định hay phủ định:

“Năm 1974 để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành ủy chia

làm 2 cánh: một cánh đô thị, một cánh nông thôn. Ông Năm Xuân phụ trách cánh A, đô thị. Nhưng vào đúng năm này, ông được ra Bắc báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình đô thị miền Nam không đi theo đường Trường Sơn và đến tháng 8 năm đó lại lên đường trở về miền Nam qua con đường 559 Bộ đội Trường Sơn, do người anh của ông - Đinh Đức Thiện, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh binh đoàn 559 bộ đội Trường Sơn tổ chức…” [13, tr.135].

Hầu hết các sự kiện trong các tác phẩm ký sự của nhà văn đều có thông tin chính xác và trung thực.

Văn bản Phi hư cấu giống như những mảnh tranh ghép, được xây dựng từ những bức chân dung nhân vật, những bức tranh miêu tả cảnh quan đời

người và chính trị – xã hội, những suy niệm và trầm tư thế sự…Mở một văn bản Phi hư cấu ra, độc giả có niềm tin rằng đây là cuộc đời tự nó lên tiếng và người trần thuật không can thiệp làm méo mó bản chất của sự kiện.

Nhưng đồng thời, độc giả cũng chờ đợi cuộc gặp gỡ với một người trần thuật sâu sắc và tinh tường, có năng lực phán xét thông minh và nhạy bén. Nếu không, bức tranh sự kiện có thể trở nên xanh xao, thiếu máu và tác giả có thể bị trách cứ là ngây thơ, ngờ nghệch, thụ động trước đời sống… Và Nguyễn Thị Ngọc Hải với sự trau dồi về kiến thức, kinh nghiệm trong sự nghiệp viết lách, cùng với đó là “một nhà văn có tài về thể ký, một cây bút

‘kim chi’ của người phụ nữ đã lý giải những chuyện ly kỳ và huyền thoại trở về với tính chất bình thường của người chiến sĩ cách mạng, vừa trung thực, sự trung thực hấp dẫn và thuyết phục” (Dẫn theo Nguyễn Quang Sáng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)