7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Hình tượng người phụ nữ, bà mẹ anh hùng
“Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” là tám chữ vàng Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam. Từ bao đời nay, trải qua hai cuộc kháng chiến ác liệt, bao thăng trầm của cuộc sống, người phụ nữ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn. Người phụ nữ luôn giữ được những phẩm chất cao quý “giỏi việc nước đảm việc nhà”.
Lịch sử Việt nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi dựng nước đến nay, dân tộc ta luôn chiến đấu chống giặc xâm lược để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Mỗi khi nhân dân ta vùng lên đánh đuổi kẻ thù, người phụ nữ cũng góp phần tích cực trong chiến đấu. Đất nước là của chung, việc giữ gìn đát nước là bổn phận của mọi công dân, không phân biệt già trẻ, nam nữ ... “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, người phụ nữ không phải chỉ biết chăm lo gia đình, chỉ biết
công tác hậu cần mà họ còn cầm súng đánh giặc, biết bao nhiêu gương phụ nữ giết giặc, cầm súng bắn máy bay.
Thực tế là những tấm gương nữ anh hùng thời nào cũng có đã được ghi danh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam với những chiến công rực rỡ. Ví như, từ khởi nghĩa đánh đuổi giặc thù để giải phóng quê hương như Hai Bà Trưng:
Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp yên Biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương. Hay bà Triệu với:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha
Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại từng ca ngợi những đóng góp quan trọng của người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. họ cùng tham gia đội du kích,dân quân để bảo vệ xóm làng, đấu tranh chính trị:
Vì sao tuổi mẹ đã cao, Đấu tranh mẹ vẫn đi đầu mẹ ơi
(Về Bến Tre – Lê Anh Xuân) Rồi những người phụ nữ cùng nam giới cấm súng chiến đấu như tấm gương chị Út Tịch trong thơ Lê Anh Xuân:
Mẹ của sáu con còn nhỏ Tóc bới cao bõm bẻm nhai trầu
Bụng có mang vẫn cướp bót, phá cầu
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy thơ ca thời kì từ 1945 đến 1975 đã có nhiều vần thơ xúc động ca ngợi người phụ nữ. Đến với những trang ký sự của Nguyễn Thị Ngọc Hải việc chúng ta bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ kiên cường, không sợ hi sinh tham gia hoạt động đấu tranh chính trị, trên các chiến trường ác liệt cũng không kém phần gây xúc động cho người đọc với những cảm xúc thật nhất. Giữa sự sống và cái chết được phân định bởi một ranh giới rất mong manh, ở đây cái chết đối với bản thân họ không quá đáng sợ, mà nỗi sợ lớn nhất đối với người phụ nữ là sự mất đi những đứa con và người thân trong chiến tranh.
Trong cuốn Đời người xuyên thế kỷ, hình tượng nữ cảm tử Nguyễn Thị Lợi,“cảm tử đóng vai người vợ của Hoàng Đạo nằm lại trên tàu với chiếc
va li thuốc nổ” đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc đánh phá chiến
hạm Amyot D’inville của Pháp. Hình ảnh của chị đã được nhà văn Nguyễn Đình Lạp dành riêng trong một quyển sách “chị Lợi quyết hi sinh vì thù nhà
nợ nước – nợ nước thì có nhưng thù nhà thì câu chuyện rất éo le”. Chị Lợi
người miền Nam theo chồng về Bắc, gặp phải cảnh chồng chung, cay nghiệt không thể ở được. Chị gửi lại đứa con gái ở quê chồng ôm đứa con trai bé bỏng, tìm đường về quê. Đến Thanh Hóa chị gặp người đồng hương Hoàng Đạo nhận được sự giúp đỡ và khuyên không nên đi tiếp vì chiến tranh bom rơi đạn lạc. Chị Lợi vẫn cứ quyết định đi tìm đường về quê. Pháp đổ bộ vào Hoàng Mai, Chị ôm con chạy trở lại và trên đường loạn lạc đó, đứa con trai đã chết. Buồn thương, tuyệt vọng, chị trở lại tìm Hoàng Đạo. “Ở chị có lòng yêu
nước hi sinh vì lợi ích Tổ quốc có xen một tấm lòng đau khổ riêng”, chính
hoàn cảnh đã tạo nên số phận, chị đã tìm đến cách mạng hi sinh bản thân để đổi lại một chiến thắng lớn cho đất nước và cũng một phần vì cái chết của đứa con có thể khiến chị ra đi không nuối tiếc. “Chị đóng vai phu nhân đem vali
vào phòng nằm nghỉ. Ở bên ngoài tổ điệp viên A.13 đang lần lượt chào người khác để xuống tàu... Sau khi dặn dò, gửi gắm lại đứa con gái còn ở lại với bố ở Mỹ Hào, Hưng Yên, chị mỉm cười trong nước mắt”. Cả tổ A.13 rút xuống
thuyền của ngư dân trở vào bờ, để lại người phụ nữ, người chiến sĩ Thanh Hóa , để lại “bà Hoàng Đạo” được người Pháp đón đi trước – Chiếc chiến hạm nổ tung. Với chi tiết “chị mỉm cười trong nước mắt”, nhà văn Ngọc Hải sử dụng rất đắt giá để nói về vẻ đẹp bi tráng sống mãi. Không chỉ những người đã trực tiếp chứng kiến như Hoàng Đạo mà cả người được nghe kể lại như nhà văn và cả bạn đọc khó kìm được “nước mắt”. Theo Hoàng Đạo: “Con người này đáng được sống hạnh phúc, nhưng đã chọn hy sinh cho Tổ
quốc” [11, tr.140]. Người phụ nữ ấy quá vĩ đại dường như không có từ ngữ
nào có thể diễn đạt được hết về chị, với sự gan dạ, dũng cảm vì đứa con của mình dứt ruột đẻ ra, vì tội ác của kẻ thù, ...và chị đã chọn lựa đúng với con người của chị.
Trong Chuyện đời đại sứ, có một sự thay đổi lớn trong cuộc đời người sĩ quan trẻ Vũ Hắc Bồng. Ông đã gặp được người nữ chiến sĩ sau này trở thành người bạn đời gắn bó với ông trong suốt hành trình từ lúc chiến đấu cho đến thời bình lập lại. Đó là cô Phạm Thị Cúc ở Thủ Đức Sài Gòn 16 tuổi thoát ly đời nữ sinh vào khu chiến trường tham gia cách mạng. Cũng như những người bộ đội khác cô cũng đi tập kết. “Người bạn đời của ông bồng chia sẻ
mọi gian nan vất vả xa cách cách như mọi người vợ bộ đội trong chiến tranh”
[10, tr.41]. Ngay cả đến khi ông trở thành đại sứ ở nước ngoài cũng giống như đi vào vùng chiến đấu nên bà chẳng đi theo như chế độ phu nhân của ngành ngoại giao, mà vẫn đi làm, nuôi con trong thời chiến đấu chờ tin chồng.
Hình ảnh người phụ nữ mang cái bụng bầu, đi từ Sầm sơn – Chợ Bút, nơi sư đoàn của mình đóng cách đấy phải 18 cây số đi bộ. “Hai cái ba lô”, một đằng trước cái bụng bầu, sau lưng một cái ba lô, đi giữa trời giá lạnh,
bụng thầm nghĩ: “Mình dân kháng chiến cực quen rồi, ráng một chút. Người
con gái Sài Gòn chịu cái rét thấu xương của đất Bắc, mới hiểu quê mình dù khổ đến mấy vẫn còn có nắng ấm”[10, tr.61]. Tinh thần chiến đấu của người
phụ nữ không ở việc cầm súng mặc quân phục, mà đó còn là sự chiến thắng về mặt ý chí con người, không ngại khó ngại khổ, cố gắng vượt qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh để bảo vệ chính những đứa con và gia đình của họ.
Những con người sản sinh ra các bậc anh hùng cách mạng hào kiệt mà ở thời kỳ nào cũng có, những người mẹ người vợ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì nền hòa bình độc lập thống nhất nước nhà. Họ không xông pha trực tiếp đối đầu với kẻ thù những đã âm thầm tiếp sức cho các chiến cách mạng, là hậu phương vững chắc của người lính, là người mẹ sẵn sàng hi sinh chăm lo cho những đứa con con mình với những gì tốt đẹp nhất. Đó là những đức tính của người phụ nữ Việt Nam kiên cường đảm đang bất khuất nói chung.
Là một người phụ nữ nên chị thấu hiểu nỗi đau của những bà mẹ mất con. Câu chuyện về người mẹ những tưởng sẽ không bao giờ còn được “gặp” con vì chiến tranh đã qua hơn hai mươi năm, khóc khi nâng trên tay từng đốt xương nhỏ còn lại của con mình: “Nào tôi có thể tưởng thượng được có ngày
nó trở về thế này. Đúng con đây rồi Kiên, hồi nhỏ con bị gãy đùi trái…” quả
thật cảm động. Bốn năm trời, Bản cố gắng tìm cho bằng được hài cốt người bạn nối khố cùng quê, cùng học một trường, cùng nhập ngũ đi B một ngày, cùng một đơn vị, lúc hấp hối chỉ dặn anh rằng: “Nếu mày còn sống sau này cố
đem tao về cho mẹ tao”.
Hai mươi năm đi tìm hài cốt đồng đội, Bản đã đối mặt với nỗi đau bà mẹ mất con. Nhưng cũng theo hành trình dấu chân của người bác sĩ ấy, Nguyễn thị Ngọc Hải cũng cho ta cảm nhận nỗi đau mất con của người mẹ
Mỹ không biết con mình mất vì mục đích gì, và hình dung ra nỗi đau đớn của người mẹ những người lính cộng hòa tham chiến chết trong chiến tranh: “những bà mẹ Viêt Nam mất con trong chiến tranh đau một, nhưng bà mẹ Mỹ
đau tới mười. Vì họ không biết con họ hi sinh vì cái gì, dân tộc cách nhà họ nửa vòng trái đất kia có hận thù gì với họ không” [12, tr. 65].
Hay các bà má liệt sĩ cô đơn hiện lên khiến người đọc không khỏi chạnh lòng buồn thay họ “trời mưa, một mình má cô quạnh. Nhà thì dột,
trong khi các nhà bên xây to đẹp…Bà má đang buồn co ro trong cảnh mưa thấy đoàn các em má vui hẳn lên” [12, tr.60]. Các bà mẹ đợi con sau các cuộc
chia ly cũng chịu sự bào mòn của thời gian họ già theo năm tháng, người mẹ “mẹ thân yêu của tôi trước đây nhanh nhẹn, khỏe mạnh, vui vẻ nay đã già,
răng rụng, tóc bạc trắng, ốm đau luôn. Đón con về ,về hai chân, đất áo mỏng manh đứng trước cửa gió heo may khi trở lạnh của trời đông, run run nhìn con với nụ cười tình mẫu tử” [10, tr.30]. Có lẽ người Việt Nam nam nữ đều có
những hình ảnh người mẹ trong đời khi người mẹ khắc khoải xa con chinh chiến. Ai viết hồi ký cũng đều có câu giống nhau: “mẹ tôi suốt đời tần tảo vì
chồng vì con”. Chưa có một hình ảnh nào người Mẹ Việt Nam sung sướng.
Tuy không mang nặng đẻ đau không do chính bản thân mình sinh ra nhưng người vú đã chăm nuôi anh bộ đội Hắc Bồng từ thời ấu thơ như một người mẹ thật sự: “có thức gì ngon bà dành cho, nghe tin anh nhức đầu sổ mũi là bà
xuống ngay, không kể nắng mưa. Bà không còn gì ngoài dồn tất cả lo toan chăm sóc cho cả gia đình anh” [10, tr.31].
Đó còn là một mẹ trong cảnh góa bụa, bần hàn và gồng gánh trên vai những 8 người con “một người phụ nữ chân lấm tay bùn lăn lưng với đồng
áng, lại trực tiếp đến từng việc nấu cơm cho chồng, con, kiếm đủ tiền nuôi con ăn học đã là tấm gương đảm đang” [13, tr.37] dù vất vả đến mấy cũng
phải trực tiếp chứng kiến những đứa con của mình lần lượt vào tù “nỗi đau
khổ kinh khủng” đến với người mẹ này, một khung cảnh đau thương không
thể không khiến người đọc phải xót xa. “Trong hành trang cuộc đời người
phụ nữ thân cò lặn lội ấy, có những ngày tiễn mấy đứa con vào tù một lượt. Năm 1930, chỉ sau khi chồng chết được 2 năm, bà một lúc chứng kiến 3 đứa con bị giặc Pháp bắt một lúc. Mười năm sau, năm 1940, bà lại chứng kiến 3 con vào tù một lần nữa” [13, tr.21]. Hình ảnh ảnh mẹ trong tuổi thơ của cậu
bé Phan Đình Đống những năm 30 là hình ảnh “đêm khuya thức, giấc bắt gặp
mẹ ngồi một mình khóc lặng lẽ trước đèn khuya leo lét. Bà đã gửi đau khổ vào bóng đêm”. Người bà, rồi người mẹ của chú bé Phan Đình Đống đã trải
qua đúng hình bóng của nhiều người phụ nữ Việt Nam: nhiều đau thương và rất nhiều nhân hậu. Có lẽ đã khổ đau nhiều nên họ xót thương giàu lòng trắc ẩn: “Chú bé Đống đã từng chứng kiến bà nội dấu diếm đem từng củ khoai,
chén gạo, tiền của cho người cơ nhỡ” [13, tr.22].
Với những hình ảnh về người phụ nữ: người mẹ, người vợ được nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải tái hiện tiêu biểu trong các tác phẩm, hiện thân cho vẻ đẹp của dân tộc Việt. Người phụ nữ Việt Nam với biết bao phẩm chất đáng quý. Là dáng hình của con người Việt nam không chỉ thướt tha trong bộ áo dài bóng bẩy, mà họ là những con người giỏi việc nước đảm việc nhà, họ đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, sẵn sàng cầm súng chống giặc khi kẻ thù đến xâm lược.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu, phân tích tác phẩm trên bình diện về mặt nội dung. Tổng hợp các tác phẩm Ký sự nhân vật của nhà
văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, ta thấy con người là trọng tâm của tác phẩm nghệ thuật của nhà văn. Con người ở đây là những con người có thật trong lịch sử, mang trong mình một lý tưởng lớn, có công trong sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc được nhà văn ghi chép lại và khắc họa rất thành công. Đó là hình tượng con người với những vẻ đẹp thấm đẫm chất nhân văn, con người tài trí trong hoạt động chiến đấu trên mọi mặt trận, và vẻ đẹp của người phụ nữ, bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến gian khổ. Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải đã để lại dấu ấn của mình trên những trang ký sự viết về những nhân vật có thật này.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG KÝ SỰ NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI